Đổi 100 USD phạt 90 triệu đồng là đúng hay sai?
Trao đổi với PV báo Lao Động, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết: “Theo luật, người dân có quyền mang, cất giữ USD trong nhà hay gửi ngân hàng. Tuy nhiên, người dân không được phép mua, bán trừ những tổ chức được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp phép giao dịch ngoại tệ”.
Sự việc anh R ở Cần Thơ đổi 100 USD bị phạt 90 triệu đồng đang gây xôn xao dư luận.
Theo điểm a, khoản 3, điều 24 của Nghị định số 96/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định rõ mức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Như vậy, việc xử phạt người dân đi bán ngoại tệ tại các cơ sở không được cấp phép là đúng.
Tuy nhiên, trên thực tế, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết, từ trước đến nay các đoàn kiểm tra liên ngành đa số chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở tổ chức thu mua ngoại tệ chưa có giấy phép, hiếm khi có quyết định xử phạt người đi mua bán ngoại tệ.
Vì sao chỉ đổi 100 USD mà tiền phạt lên tới 90 triệu đồng? Theo UBND tỉnh Cần Thơ, do Nghị định 96/2014/NĐ-CP không xác định mức phạt theo giá trị tang vật như một số Nghị định khác (ví dụ như Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định nhiều mức phạt cho một hành vi nếu giá trị tang vật khác nhau) nên hành vi “Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” chỉ có duy nhất một khung phạt là “Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 23.10, UBND TP.Cần Thơ vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh N.C.R (sinh năm 1980, ngụ phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) số tiền 90 triệu đồng về hành vi “Mua bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ”. Anh R bị lực lượng chức năng bắt quả tang khi đang đổi 100 USD tại một cơ sở kinh doanh nữ trang ở phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Đối với Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại Nhân Đạt Jewerlry Thảo Lực sẽ chịu phạt 180 triệu đồng vì hành vi mua ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Đây không phải là trường hợp đầu tiên một doanh nghiệp bị phạt về các vi phạm trong hoạt động ngoại tệ, kinh doanh vàng. Trước đó, vào năm 2011, khách sạn Sofitel Metropole (60 Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị phạt 500 triệu đồng vì niêm yết thực đơn và ký hợp đồng cho thuê gian hàng bằng USD.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc niêm yết trên đã vi phạm quy đinh tai Điêm d Khoan 5 Điêu 1 Nghi đinh sô 95 về xử lý vi phạm trong hoạt động ngoại tệ, kinh doanh vàng ban hành hồi tháng 10. Theo quy định này, mức phạt cao nhất cho hành vi niêm yết giá bằng ngoại tệ lên tới 500 triệu đồng. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Sofitel Metropole phải chấm dứt việc niêm yết gia cua cac hang hoa, dich vu va ky cac hơp đông cho thuê gian hang băng ngoai tê dươi mọi hình thức.
LAN HƯƠNG
Theo laodong.vn
Dự trữ ngoại hối nhà nước đạt khoảng 60 tỷ USD
Việc niêm yết tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng được Ngân hàng Nhà nước đánh giá đã góp phần kiểm soát cung ứng tiền trong khi vẫn mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Điều hành chính sách tiền tệ là một trong những nội dung được Ngân hàng Nhà nước nêu ra trong báo cáo gửi đến các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp Quốc hội thứ 6, khoá XIV.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, NHNN đã điều hành linh hoạt, chủ động nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết vốn khả dụng và kiểm soát tiền tệ, giữ ổn định các loại tỷ lệ dự trữ bắt buộc tạo điều kiện linh hoạt cho điều hành chính sách tiền tệ để góp phần ổn định thị trường, lãi suất, đồng thời chủ động kiểm soát tiền tệ.
Điều hành công cụ tái cấp vốn phù hợp với chủ trương của Chính phủ, mục tiêu điều hành của NHNN và nhu cầu vốn của tổ chức tín dụng, trong đó: xem xét tái cấp vốn hỗ trợ khả năng chi trả cho tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản theo quy định; tiếp tục xử lý đề nghị tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của VAMC nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của tổ chức tín dụng trong quá trình xử lý nợ xấu.
Việc điều hành lãi suất theo báo cáo của NHNN đã phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và diễn biến lạm phát.
Cụ thể, trong hơn 8 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất về cơ bản được tiếp tục duy trì ổn định trong điều kiện lãi suất các nước trên thế giới đang tăng lên. Hiện nay, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 4,3 -5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,5-7,3%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc các lĩnh vực ưu tiên giảm 0,5%/năm trong năm 2017 và trong những tháng đầu năm 2018, một số ngân hàng tiếp tục giảm 0,5%/năm đối với các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh thuộc các lĩnh vực ưu tiên.
NHNN đã tập trung thực hiện điều tiết thanh khoản thị trường liên ngân hàng ổn định, lãi suất liên ngân hàng ở mức hợp lý để hỗ trợ ổn định tỷ giá, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất của các tổ chức tín dụng.
Đồng thời, trên cơ sở xem xét, phân tích các yếu tố vĩ mô, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho tổ chức tín dụng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức lãi suất cho vay hợp lý nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng vay và đảm bảo an toàn hoạt động.
Liên quan đến việc điều hành tỷ giá, theo NHNN, những tháng đầu năm, tỷ giá và thị trường ngoại tệ tương đối ổn định. Từ ngày 07/02/2018, NHNN bắt đầu niêm yết tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng, góp phần kiểm soát cung ứng tiền trong khi vẫn mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước.
Từ cuối tháng 6, tỷ giá có diễn biến tăng và thiết lập mặt bằng mới do áp lực từ những biến động bất lợi của kinh tế thế giới. Để ổn định tỷ giá, NHNN đã chủ động, kịp thời điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt; phối hợp đồng bộ với các biện pháp khác như điều tiết thanh khoản, lãi suất tiền VND hợp lý; thực hiện các biện pháp thông tin, truyền thông; bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường.
"Với các biện pháp điều hành của NHNN và các thông tin thị trường bớt tiêu cực hơn, căng thẳng trên thị trường ngoại tệ đã giảm bớt, thanh khoản thị trường vẫn đảm bảo, các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, các nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. NHNN mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Đến nay, dự trữ ngoại hối nhà nước đạt khoảng 60 tỷ USD", báo cáo của NHNN cho biết.
NGUYỄN THẢO
Theo bizlive.vn/
Tiêu chuẩn cơ sở cho QR Code: Đảm bảo sự đồng bộ, an toàn và minh bạch Để hoạt động thanh toán qua QR Code tại Việt Nam có thể thống nhất được nhất thiết phải có một chuẩn kỹ thuật chung giữa các tổ chức triển khai. QR Code: Bước thăng hạng trong thanh toán Một trong những hình thức thanh toán trên di động đang được các tổ chức thẻ quốc tế và các nước quan tâm đó...