Đọc vị suy nghĩ người khác qua ngôn ngữ cơ thể hóa ra siêu dễ, chỉ cần nắm được 8 bí kíp này là có thể “bắt bài” được bất kỳ ai
Ngôn ngữ cơ thể con người vô cùng thành thật và để đọc được chúng không hề khó như bạn tưởng.
Lời nói có thể ngụy tạo nhưng ngôn ngữ cơ thể của con người thì thành thật hơn nhiều. Trong giao tiếp hằng ngày, nếu quan sát kỹ và tinh tế một chút thì bạn có thể đọc được tâm trạng, trạng thái của người đối diện. Dưới đây là một vài ngôn ngữ cơ thể phổ biến không khó để nhận ra nhưng lại cho biết khá chính xác suy nghĩ của con người.
1. Bắt tay
Ngay từ cái bắt tay chào hỏi đầu tiên đã có thể nói lên một số điều về người đối diện bạn. Trong ảnh trên là hai tư thế bắt tay hoàn toàn khác nhau và chúng ta có thể thấy thái độ của những người trong ảnh một cách khá rõ ràng.
Khi bắt tay đối phương, hãy quan sát vị trí lòng bàn tay của họ. Nếu lòng bàn tay hướng lên trên thì họ có thể là người khiêm tốn. Lòng bàn tay hướng xuống thì người đó thích thống trị, lãnh đạo hơn. Còn nếu bàn tay của cả hai người ở cùng một vị trí thì mới bình đẳng, trung lập. Nếu gặp phải kiểu người thống trị, chúng ta rõ ràng sẽ khó thuyết phục và thảo luận với họ hơn, nhất là trong mối quan hệ công việc.
2. Nụ cười
Để phân định đâu là một nụ cười giả tạo hay thành thật thì không thể chỉ dựa vào “cảm giác”. Khi cười, con người sẽ sử dụng các cơ mặt. Nếu là nụ cười tự nhiên chân thành, cơ má sẽ được sử dụng nhiều. Vì thế mà phần khóe môi kéo lên, những nếp nhăn quanh mắt xuất hiện; da dưới lông mày có thể hơi đi xuống một chút.
Giờ thì cùng quan sát cách mà một người cười nhé. Chỉ với một cái nhìn tổng quan, thì rất dễ để bạn có thể tìm thấy được sự khác nhau của một nụ cười giả tạo và thật bởi vì những nhóm cơ sẽ chịu trách nhiệm cho việc này. Còn khi cười giả tạo thì chỉ có các phần cơ quanh môi được sử dụng để đẩy các góc môi ra xa nhau, còn phần trên của khuôn mặt không di chuyển đáng kể.
3. Xem xét kỹ các ngôn ngữ ký hiệu của đối phương
Không phải lúc nào con người cũng thành thật. Khi nói dối, sẽ có một số biểu hiện nhỏ đáng quan sát. Ví dụ nếu bạn thấy một người đang giơ ngón tay cái lên, vốn là mang ý đồng ý nhưng họ lại có đôi môi đang mím chặt thì đây không phải là một dấu hiệu tốt. Hay như khi một người nói rằng “đồng ý” nhưng kèm theo một cái nhún vai, rất có thể họ chỉ đang miễn cưỡng mà thôi.
4. Quan sát bàn tay
Video đang HOT
Nếu thấy người đối diện đang nắm chặt tay thành nắm đấm hay úp hai tay vào với nhau thì nhiều khả năng họ đang lo lắng hoặc tâm trạng không tốt. Ngay cả khi họ đang cầm vật gì đó thì cũng sẽ có xu hướng chắp hai tay vào nhau. Dù gương mặt, lời nói của họ đang cố tỏ ra bình thản thì những hành động nhỏ này vẫn có thể “lật tẩy” cảm xúc thật.
5. Nhìn vào lòng bàn tay
Vị trí đặt lòng bàn tay ở đâu, hướng về đâu cũng là một tín hiệu để đọc vị cảm xúc người đối diện. Nếu lòng bàn tay họ đặt trên khuỷu tay hay cánh tay thì có thể người đó đang bồn chồn, đang cố giữ trong lòng cảm xúc tiêu cực của mình. Hành động này là một nỗ lực của tiềm thức để giúp bình tĩnh và ổn định tâm trạng của họ.
Tương tự, hai tay hạ xuống, lòng bàn tay đan vào nhau cũng là dấu hiệu của người đang bị căng thẳng. Còn ở tư thế ngồi, việc một người đặt tay trên đầu gối, liên tục chuyển động có thể nói lên rằng người đó đang nóng lòng được kết thúc cuộc đối thoại.
6. Quan sát cách mà một người thay đổi vị trí để tay của họ
Khi chúng ta đưa hai tay ra sau lưng theo tiềm thức, con người đang phơi bày ra những bộ phận dễ bị tổn thương trên cơ thể. Một người sẽ có cử chỉ này chỉ khi họ hoàn toàn tự tin, thoải mái, thấy an toàn vào thời điểm đó. Nhiều khả năng họ không có gì để che giấu và họ hoàn toàn trung thực với bạn.
7. Nhìn những động tác nhỏ
Khi lo lắng, con người sẽ vô thức làm một vài động tác nhỏ để che đi sự bối rối của mình. Đàn ông thường chạm vào mặt, còn phụ nữ chạm vào cổ, quần áo và tóc.
8. Nhìn vào cách tạo dáng
Cách tạo dáng có thể cho thấy người đó đang lo lắng hay thoải mái. Nếu chân mở rộng thì nghĩa là họ cố gắng tìm một số cơ sở để lấy lại tự tin. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn, họ càng lo lắng. Còn tư thế chân bắt chéo thì biểu hiện họ đang cảm thấy thoải mái và bình tĩnh.
Còn đối với bàn chân, nếu gót chân trên mặt đất, mũi chân thì hướng lên có nghĩa người này đang có tâm trạng tốt. Còn gót chân hướng lên, mũi chân ngang đất là tín hiệu cho thấy một người đang chuẩn bị hành động.
Phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu, "nghề" kén người học bậc nhất
Từng có trường hợp bệnh nhân nữ điếc đi khám thai tại bệnh viện, nhưng bác sĩ không hiểu nên hiểu lầm rằng bệnh nhân đang muốn... phá thai.
Dù chưa có trường lớp đào tạo chính quy, chưa được xã hội công nhận như một nghề nghiệp chính thức nhưng công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc đang dần trở thành một nghề góp phần giúp cộng đồng người điếc ở Việt Nam hội nhập với thế giới rộng lớn.
Nhiều bạn trẻ tìm đến lớp học. Ảnh: Hải Anh
Số lượng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu hiện nay còn quá ít
Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, hiểu một cách đơn giản thì đó là cầu nối giữa cộng đồng người điếc và người nghe, sử dụng ngôn ngữ ký hiệu truyền tải thông điệp, lời nói giúp người điếc hòa nhập cộng đồng. Phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu được chia ra làm phiên dịch người điếc và phiên dịch người nghe.
Phiên dịch người điếc, bản thân họ là người điếc, họ đóng vai trò là cầu nối những người điếc chưa được đi học, không biết ngôn ngữ ký hiệu chính thống trong nhà trường, có khả năng nắm bắt tâm lý, đọc được điệu bộ tự nhiên, ngôn ngữ cơ thể của người đối diện khi cần truyền tải thông tin. Phiên dịch người nghe là người chuyển dịch thông tin của người điếc thông qua ngôn ngữ ký hiệu và dịch sang ngôn ngữ lời nói.
Anh Đỗ Hoàng Thái Anh, Chủ tịch Chi hội người điếc Hà Nội (HAD) cho hay: "Theo số liệu thống kê năm 2019, nước ta có khoảng 1,5 đến 2 triệu người người câm điếc và người khiếm thính, tuy nhiên số lượng phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chuyên nghiệp lại chỉ có khoảng hơn 10 người, đây là một sự chênh lệch quá lớn".
Người điếc khi đi học, tham gia phổ cập giáo dục nếu như không có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, dĩ nhiên họ không thể hiểu được hết nội dung bài giảng, điều này gây ra sự cản trở lớn trong quá trình tiếp thu kiến thức của mình.
Điều này khiến cho người điếc thường chỉ đạt đến một trình độ học vấn rất hạn chế, nhiều người thậm chí còn không thể đọc, viết. Một số ít người điếc có cơ hội, được học lên cao đẳng, đại học nhưng khi thiếu phiên dịch thì họ cũng khó có thể giao tiếp với xung quanh hay ngược lại dù có phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu bên cạnh, người điếc cũng không thể tiếp thu được đầy đủ nội dung do trình độ học vấn hạn chế.
Theo chia sẻ của một thành viên câu lạc bộ, từng có trường hợp bệnh nhân nữ điếc đi khám thai tại bệnh viện, nhưng bác sĩ không hiểu nên hiểu lầm rằng bệnh nhân đang muốn... phá thai. Thực tế đã có những vụ việc rất đau lòng mà nạn nhân là những người yếu thế hay người điếc bởi những hạn chế trong giao tiếp khiến họ bị xâm hại hoặc vu oan. Những lúc như thế chúng ta mới nhận ra sự quan trọng của phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu trong việc hỗ trợ cơ quan chức năng cũng như bảo vệ quyền lợi cho người người điếc.
Bản thân anh Thái Anh cũng phải đến tận năm 16 tuổi, sau khi đi giao lưu với bạn bè, anh mới bắt đầu biết và học về ngôn ngữ ký hiệu, còn trước đó thì anh dùng những ký hiệu do mình "tự sáng tác" để gia đình có thể hiểu những nhu cầu cơ bản của anh.
Buổi giới thiệu ngôn ngữ ký hiệu mở cho các bạn trẻ. Ảnh: Chi hội người điếc Hà Nội cung cấp
Cơ hội cho nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu
Theo chân anh Thái Anh, tham gia lớp học giảng dạy về Ngôn ngữ ký hiệu sơ cấp do anh làm chủ nhiệm nằm trên phố Đặng Dung (Hà Nội). Theo chia sẻ của anh Thái Anh, lớp học được mở vào các tối thứ 2,4,6 hàng tuần. Mỗi khóa học 10- 20 học viên tham gia. Trong lớp học có quy định hạn chế nói chuyện bằng lời nói mà hãy sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.
"Tôi thấy ngôn ngữ ký hiệu thật sự thú vị, nó kích thích trí tưởng tượng và liên tưởng của mình khá nhiều. Không chỉ diễn giải ngôn ngữ bằng các động tác tay, ngôn ngữ cơ thể mà còn cần phải kết hợp cả biểu cảm, điều này khiến mình thoải mái bộc lộ cảm xúc của bản thân hơn. Tuy nhiên, có khá nhiều từ dùng chung ký hiệu nên mình có hơi "loạn" một chút vì phải nhớ từ này là ký hiệu gì, số này ký hiệu ra sao nên bị nhầm lẫn thường xuyên, mình cố gắng khắc phục bằng cách tập luyện chăm chỉ", Hồng Minh, 21 tuổi, sinh viên Trường Đại học Ngoại thương chia sẻ.
Hồng Minh cho biết: "Tôi không chắc sẽ theo nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu sau khi hoàn thành khoá học, tuy nhiên nếu có cơ hội thì tôi cũng muốn được học lên lớp nâng cao và thử nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu để giúp đỡ cộng đồng người điếc".
Ngọc Bích, 22 tuổi, sinh viên khoa Công tác xã hội, trường Đại học Công đoàn hiện đang làm phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu chia sẻ cơ duyên đến với nghề của mình.
Ảnh: Hải Anh
"Bốn năm trước, tôi từng gặp một người điếc ở gần nhà. Cô ấy không nói chuyện với ai cả, luôn ngồi im lặng ở đó. Tôi muốn bắt chuyện với cô ấy nhưng không biết làm cách nào để giao tiếp. Rồi khi tôi chứng kiến một chú (hình như là người nhà của cô ấy) tới và nói chuyện gì đó với cô ấy, mình chợt nhận ra cô ấy trở nên hoạt bát, vui vẻ hẳn, giống như người Việt bắt được một người Việt khác ở nước ngoài vậy.
Tôi cảm thấy cô chú ấy rất "ngầu" khi có thể dùng một vài cử chỉ mà đã giao tiếp được với nhau. Từ đó tôi quyết định tự tập, mày mò học ngôn ngữ ký hiệu. Giai đoạn đầu hơi khó khăn do nguồn tài liệu ít, nhiều từ còn mang tính địa phương, cùng một ký hiệu nhưng mỗi địa phương lại có cách quy định khác nhau khiến tôi cảm thấy như bước vào mê cung vậy.
Sau này tôi quyết định đi học bài bản lớp học do Trung tâm đào tạo Ngôn ngữ ký hiệu Hà Nội dạy thì thấy dễ dàng hơn nhiều. Hiện tại thì tôi đã học ngôn ngữ ký hiệu được 1,5 năm. Tôi hiện đang là phiên dịch tập sự, ngoài thời gian học trên trường, hễ có thời gian rảnh thì mình sẽ nhận đi dịch Ngôn ngữ ký hiệu tại một số chương trình, sự kiện, phiên dịch các bài giảng, thông tin, bài hát, truyện.
Có thể trong tương lai tôi sẽ có hoặc không trở thành một phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, nhưng tôi tin rằng việc biết một ngôn ngữ thú vị và có ích như thế này không có gì là uổng phí cả", Ngọc Bích nhấn mạnh.
Khi được hỏi về những khó khăn khi làm nghề phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu, Ngọc Bích không ngần ngại chia sẻ "Tôi nghĩ khó khăn lớn nhất đến từ định kiến từ suy nghĩ của mọi người. Lâu nay mọi người đều nghĩ ngôn ngữ ký hiệu chỉ dành cho người câm, điếc chứ người bình thường ai lại đi học.
Ban thân tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi từ bạn bè mình khi biết tôi học ngôn ngữ ký hiệu. Họ hỏi: "Tại sao lại đi học Ngôn ngữ ký hiệu khi hoàn toàn không có vấn đề về thính giác?". Bố mẹ tôi khi nhìn thôi "nói" bằng ngôn ngữ ký hiệu thì nghĩ tôi đang khoa chân, múa tay, không hiểu gì cả nên còn tưởng tôi có "vấn đề".
Sau này khi được giải thích, bố mẹ cũng hiểu dần và ủng hộ tôi trong công việc phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Tôi nghĩ mình khá là may mắn khi có bố mẹ tâm lý như vậy", Ngọc Bích cho biết.
Theo Ngọc Bích: "Cơ hội học tập của các bạn người điếc hiện nay còn khá ít, đa số các bạn chỉ được học đến cấp 2-3, rất ít bạn có thể học lên cao đẳng hay đại học do rào cản về mặt ngôn ngữ, đây là một thiệt thòi vô cùng lớn cho cộng đồng người điếc. Tôi nghĩ các trường đại học, đặc biệt là các trường có chuyên ngành đào tạo về Công tác xã hội cần giảng dạy thêm bộ môn ngôn ngữ ký hiệu vì nó rất cần thiết cho công việc của các bạn sau này".
Tuyển sinh từ lớp 1 trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển Trường cao đẳng Sư phạm Trung ương thông báo tuyển sinh các lớp phổ thông dành cho người khiếm thính và tuyển sinh vào lớp 1 học sinh rối loạn phát triển năm học 2021-2022. Cô trò Trường THCS Xã Đàn (Hà Nội) hát Quốc ca bằng ngôn ngữ ký hiệu (Ảnh: THUỶ NGUYÊN) Trường cao đẳng sư phạm Trung ương bắt đầu...