Đốc thúc doanh nghiệp nộp tiền trúng đấu giá đất ‘vàng’ Thủ Thiêm
Hiện cơ quan thuế vẫn đang đôn đốc nghĩa vụ nộp tiền đất đối với 3 doanh nghiệp trúng thầu quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh tư liệu: Quang Nhựt/TTXVN
Liên quan đến vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, chiều 9/2, trao đổi với phóng viên TTXVN, ông Lê Duy Minh, Cục trưởng Cục Thuế TP Hồ Chí Minh cho biết: Hiện cơ quan thuế vẫn đang thực hiện đôn đốc nghĩa vụ nộp tiền đất đối với 3 doanh nghiệp trúng thầu. Tuy nhiên, đến nay báo cáo chứng từ trên hệ thống thuế vẫn chưa ghi nhận doanh nghiệp nộp tiền trúng đấu giá.
Theo ông Lê Duy Minh, ngoại trừ Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt (thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh), UBND thành phố đã có quyết định hủy kết quả đấu giá, 3 doanh nghiệp trúng thầu còn lại là Công ty cổ phần Dream Republic mua lô đất 3-5 diện tích 6.446 m2 với giá 3.820 tỷ đồng; Công ty cổ phần Sheen Mega mua lô đất 3-8 với diện tích 8.568 m2 với giá 4.000 tỷ đồng và Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh mua lô đất 3-9 diện tích 5.009 m2 với giá 5.026 tỷ đồng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền trúng thầu theo quy định.
Nói rõ hơn về trường hợp Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh thương mại Bình Minh, ông Lê Duy Minh cho biết, hiện cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh (trong đó có Cục Thuế thành phố) đã nhận được công văn xin không triển khai dự án trên lô đất 3-9 thuộc Khu chức năng số 3, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Lý do công ty này đưa ra là do tình hình COVID-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nên không đủ vốn để đầu tư vào lô đất đã trúng đấu giá.
Trong công văn, Công ty Bình Minh không đề cập mốc thời gian không triển khai dự án trong bao lâu, hay dừng hẳn. Do đó, việc xác định doanh nghiệp “tháo chạy” khỏi dự án hay không vẫn phải qua nhiều bước.
Video đang HOT
“Sau khi nhận được công văn của doanh nghiệp, UBND thành phố mà cụ thể là Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP Hồ Chí Minh sẽ phải làm việc với doanh nghiệp để xác định lại mục đích của doanh nghiệp rồi mới có quyết định chính thức. Do vậy, với chức năng của mình, Cục Thuế thành phố vẫn triển khai nhiệm vụ đôn đốc các doanh nghiệp nộp tiền trúng đấu giá quyền sử dụng đất, trong đó có cả Công ty Bình Minh”, ông Lê Duy Minh cho biết.
Để rõ hơn vấn đề doanh nghiệp không triển khai dự án có đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bỏ cọc hay không, phóng viên TTXVN đã tham khảo thêm ý kiến của chuyên gia.
Theo Luật sư Trần Đức Phượng, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh, việc thực hiện hợp đồng trúng đấu giá quyền sử dụng đất và việc thực hiện dự án quy hoạch tại khu đất trúng đấu giá là bản chất khác nhau.
Cụ thể, theo quy mới, UBND TP Hồ Chí Minh phải chấp thuận đầu tư dự án tại các khu đất đem ra đấu giá, rồi mới tiến hành tổ chức đấu giá. Tuy nhiên vừa qua, UBND TP Hồ Chí Minh vẫn áp dụng quy định cũ và làm quy trình “ngược”, tức là tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất song vẫn chưa chấp thuận chủ trương đầu tư tại khu đất đó.
Vì thế, việc công ty xin không triển khai dự án khác với việc không thực hiện hợp đồng trúng đấu giá quyền sử dụng đất. Nghĩa vụ của công ty trúng đấu giá là phải thanh toán tiền cho ngân sách theo quy định đấu thầu. Nếu không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc vấn đề này, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định. Còn việc doanh nghiệp xin không triển khai dự án lại là vấn đề pháp lý khác và thẩm quyền quyết định thuộc về UBND TP Hồ Chí Minh.
Trước đó, ngày 6/1, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh đã ban hành thông báo yêu cầu các doanh nghiệp trúng đấu giá đất Thủ Thiêm phải nộp tiền sử dụng đất trong vòng 90 ngày. Trong 30 ngày đầu tiên, các doanh nghiệp phải đóng 50% tiền sử dụng đất. 50% số tiền còn lại doanh nghiệp tiếp tục hoàn thành nghĩa vụ thanh toán trong 60 ngày còn lại. Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp tiền sử dụng đất, cơ quan thuế sẽ phạt thêm tiền chậm nộp với mức lãi 0,03%/ngày trên số tiền chậm nộp.
Đại diện Cục Thuế thành phố cho biết, trường hợp các công ty trúng đấu giá nhưng chậm nộp tiền đợt 1, cơ quan thuế sẽ có văn bản nhắc nhở. Nếu hết thời hạn nộp tiền đợt 2 mà doanh nghiệp vẫn không nộp tiền, Cục Thuế thành phố sẽ thực hiện các biện pháp cưỡng chế như: cưỡng chế tài khoản ngân hàng, cưỡng chế hoá đơn; nặng hơn thì có thể thu hồi giấy phép. Ngoài ra, còn phải căn cứ vào điều khoản trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Trường hợp các công ty trúng đấu giá không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian quy định sẽ không được nhận lại tiền cọc. Tiền cọc sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.
TPHCM khẳng định cuộc đấu giá đất liên quan Tân Hoàng Minh "đúng quy định"
Trong văn bản vừa gửi tới Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp TPHCM khẳng định cuộc đấu giá đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm liên quan đến Tân Hoàng Minh được thực hiện đúng quy trình, thủ tục.
Theo nguồn tin của PV Dân trí, Sở Tư pháp TPHCM vừa có văn bản gửi tới Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) để báo cáo toàn bộ quá trình tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tại ô 3-12 thuộc Khu đô thị Thủ Thiêm do Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TPHCM thực hiện; Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt - đơn vị thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh là doanh nghiệp trúng đấu giá với tổng số tiền 24.500 tỷ đồng.
"Trình tự, thủ tục thực hiện cuộc đấu giá được họ báo cáo là đúng quy định"- nguồn tin từ Bộ Tư pháp cho hay.
Cũng nguồn tin trên cho biết, do phía Tân Hoàng Minh đơn phương hủy hợp đồng nên theo quy định hiện hành, UBND TPHCM sẽ ra quyết định hủy hợp đồng mua bán, từ đó dẫn đến kết quả đấu giá trước đó bị hủy theo.
Đáng chú ý, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đang tiếp tục theo dõi sát sao quá trình thực hiện hợp đồng của 3 doanh nghiệp còn lại đã trúng đấu giá đất ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vị trí lô "đất vàng" ở Thủ Thiêm được bán đấu giá hơn 2,4 tỷ đồng/m2 cho Tân Hoàng Minh (Ảnh: Hữu Khoa).
Liên quan đến cuộc đấu giá đất ồn ào dư luận ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), hôm 25/1 vừa qua, Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt đã chính thức có văn bản xin bỏ cọc mua bán quyền sử dụng lô đất số 3-12.
Trong văn bản gửi tới Thành ủy, UBND TPHCM, Cục Thuế, Trung tâm Phát triển quỹ đất và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản TPHCM, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt - thừa nhận đây là bài học kinh nghiệm đắt giá của doanh nghiệp khi tham gia đấu giá về sau và sẽ tuân thủ các chế tài theo quy định. Khi thấy việc đấu giá sẽ dẫn đến những hệ lụy không tốt, doanh nghiệp này đã sẵn sàng từ bỏ số tiền cọc gần 600 tỷ đồng nhằm đảm bảo một phần sự ổn định của thị trường bất động sản.
Theo quy định của Điều 73 Luật Đấu giá tài sản, khi kết quả đấu giá trước đó bị hủy thì các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu. Như vậy, quyền sử dụng lô đất sẽ được trao trả về Trung tâm Quỹ đất TPHCM quản lý.
Công ty TNHH Bất động sản Ngôi Sao Việt là một trong 4 doanh nghiệp trúng đấu giá trong phiên đấu giá đất ngày 10/12/2021 tại TPHCM; số tiền đặt cọc gần 600 tỷ đồng. 3 doanh nghiệp còn lại trúng đấu giá là Công ty Cổ phần Dream Republic mua lô đất 3-5 với diện tích 6.446 m2, giá 3.820 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Sheen Mega mua lô đất 3-8 với diện tích 8.500 m2, mức giá 4.000 tỷ đồng; Công ty TNHH Đầu tư và Kinh doanh Thương mại Bình Minh mua lô đất 3-9, diện tích 5.009 m2, giá 5.026 tỷ đồng. Số tiền cọc của 3 doanh nghiệp này lần lượt là 116 tỷ đồng, 204 tỷ đồng, 146 tỷ đồng.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về Tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an) cũng đã có văn bản đề nghị nhiều sở, ngành của Hà Nội cung cấp tài liệu về 11 dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh trên địa bàn.
Muốn 'trả' khu đất trúng đấu giá ở Thủ Thiêm, Tân Hoàng Minh phải có văn bản chính thức Văn phòng UBND TP.HCM và các đơn vị liên quan cho biết chỉ xử lý vụ việc chấm dứt hợp đồng mua tài sản đấu giá đất Thủ Thiêm khi doanh nghiệp trúng đấu giá có văn bản chính thức đề nghị. Đơn vị trúng đấu giá quyền sử dụng lô đất 3-12, khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa có văn...