Độc thân, lương 20 triệu nhưng đã mua được cả đất lẫn nhà
Sở hữu mảnh đất và căn hộ chung cư đứng tên mình là một quá trình lên kế hoạch kiếm nhiều tiề.n, chi tiêu.
Nhân vật: Trúc Phương (SN 1985), làm việc trong ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở huyện Củ Chi, TP.HCM.
- Thu nhập: ~20 triệu đồng/tháng.
- Chi tiêu: 9-10 triệu đồng để trả nợ mua nhà và đất, còn lại chi tiêu cá nhân.
- Hành trình mua nhà, đất:
Năm 2015: Mua căn hộ 50m2, giá 660 triệu đồng, lãi suất vay nợ 5%/năm.
Năm 2021: Mua đất 85m2, giá 850 triệu đồng, lãi suất vay nợ 12,5%. Tự trả 40% giá trị đất, 10% vay gia đình không lấy lãi, 50% vay ngân hàng.
Dự tính trả hết nợ: 7 năm sau.
Vay nợ để mua đất, làm nhà
Trúc Phương (SN 1985) làm việc trong ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ở huyện Củ Chi, TP.HCM. Cô mua căn hộ đầu tiên tháng 12/2015, diện tích 50m2 với giá 660 triệu đồng. Thời điểm đó, Trúc Phương mua nhà với lãi suất trả nợ là 5%/năm, thời hạn trả góp là 15 năm. Do nhận thấy những ưu đãi nên cô nhanh chóng quyết định mua nhà để sớm sở hữu bất động sản cho riêng mình.
Đến năm 2021, Trúc Phương mua thêm mảnh đất ở huyện Củ Chi, diện tích 85m2 với giá 850 triệu đồng, lãi suất vay nợ 12,5%. Khi mua đất, Trúc Phương có 40% giá trị miếng đất, 10% còn lại cô mượn từ gia đình không trả lãi, còn lại bao nhiêu thì vay ngân hàng. Sang năm 2022, cô đã xây nhà ở trên mảnh đất này.
Trúc Phương
Hiện, Trúc Phương đã trả nợ vay mua căn hộ trong 7 năm, còn nợ vay mua đất được gần 4 năm. Cô dự định khoảng 7 năm sau thì sẽ hoàn thành việc trả nợ mua nhà và đất.
Trúc Phương nhớ lại, ở thời điểm mua đất, cô đã ước lượng 60-70% thu nhập của bản thân sẽ dùng để trả nợ, còn lại là dùng để chi tiêu sinh hoạt. Cô cũng lưu ý rằng, khi tính toán mua bất động sản thì tiề.n trả nợ hàng tháng không nên vượt quá 70% tổng thu nhập. Vì cô cho rằng trong quá trình trả nợ lâu dài thì khó ước lượng hết khả năng và rủi ro trả nợ, cũng như đảm bảo duy trì lương ổn định theo từng tháng.
Kế hoạch trả nợ của Trúc Phương như sau: Hàng tháng, cô nhận tổng thu nhập khoảng 20 triệu đồng, với mức lương văn phòng 14 triệu đồng, 5 triệu đồng đầu tư bất động sản và 1-2 triệu đồng từ công việc làm thêm bên ngoài. Sau đó, cô dành 9,5 triệu đồng để trả nợ mua nhà và đất. Với mức thu nhập còn lại khoảng 10 triệu đồng, Trúc Phương dùng để chi trả các khoản chi tiêu khác trong cuộc sống.
Ngoài ra, cuối năm, cô nhận tiề.n thưởng 40-50 triệu đồng. Những năm trước đó, số tiề.n thưởng đều được Trúc Phương dùng để trả nợ vay mua bất động sản từ người thân.
“Mình đang độc thân, ăn uống cũng đơn giản và không mua sắm nhiều. Với 10 triệu đồng/tháng thì sống rất dư dả, mình vẫn có tiề.n đi du lịch nước ngoài, với tiêu chí giá rẻ và có thể khám phá. Mình tự xin visa rồi tự book vé, khách sạn rồi đi tự túc các nước như Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc), Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc,…”, cô nói.
Từ kinh nghiệm cá nhân, Trúc Phương chia sẻ những lời khuyên trong việc chọn mua đất: “Mình mua đất với tiêu chí thứ nhất là có thể cất nhà, cũng như vay ngân hàng để mua được. Mọi người không nên mua nhà không có sổ và vi bằng, không có thổ cư thì sẽ không vay ngân hàng được. Mình chấp nhận mua nhà xa trung tâm, cách chỗ đi làm khoảng 7km nên cũng không xa lắm. Đổi lại, mảnh đất có giấy tờ hợp lệ, không dính quy hoạch, có thổ cư, đất không bị lấn chiếm và xung quanh có an ninh đảm bảo”.
Từ mảnh đất đã mua, Trúc Phương đã xây căn nhà xinh xắn cho mình
Video đang HOT
Bí quyết để mua được nhà và đất
Với những người trẻ dự định mua nhà, Trúc Phương khuyên nên giữ lương ổn định và không nhảy việc quá nhiều.
Cô cho hay: “Mình đã làm 2 chỗ, 1 chỗ làm 3,5 năm, còn chỗ hiện tại thì đã làm 14 năm. Trước đó, ban ngày mình đi làm văn phòng, còn buổi tối thì đi dạy Tin học ở trung tâm. Mức lương ban ngày của mình để trả hết nợ ngân hàng, còn lương buổi tối thì trả chi phí sinh hoạt sống hàng ngày. Hiện tại, mình thỉnh thoảng vẫn nhận dạy thêm Tin học, làm thêm các công việc khác như đán.h máy, nhận hướng dẫn pháp luật, làm visa tự túc,…
Nhìn chung bất kỳ công việc nào làm ra tiề.n chân chính thì mình đều làm hết. Mình muốn tranh thủ còn trẻ, chưa lập gia đình thì tích lũy tài sản. Độc thân là thời điểm tốt nhất để tích lũy tài chính, chứ lập gia đình, có con rồi thì chi phí sinh hoạt tăng nhiều nên khó mà tiết kiệm được”.
Bên trong căn hộ của Trúc Phương
Về chi tiêu, Trúc Phương cho hay cô sống tiết kiệm, mua sắm đơn giản và không chạy theo những trào lưu công nghệ. Bên cạnh đó, cô còn giữ thói quen mua vàng hàng tháng từ 5 phân – 1 chỉ để tích lũy tài sản. Cô cho rằng, cứ mua vàng để dành thì không bao giờ lo lỗ, đến khi cần đến thì bán đi mới thấy chúng đáng giá.
“Nếu lương tầm 8-10 triệu đồng/người mà ở ngoại thành ăn uống đơn giản, không mất tiề.n thuê nhà thì mình nghĩ thừa sức mua bất động sản. Mình không thể làm nhà cao cửa rộng thì cũng đủ che nắng, che mưa. Nếu bạn hiện không cần phải ở trọ thì chắc chắn làm được.
Một điều quan trọng là giữ lương ổn định lâu dài. Vì khi mua đất và nhà thì cũng giống như bạn đi xin visa các nước. Nếu bạn muốn vay ngân hàng thì người ta sẽ xét yếu tố lương bạn có ổn định không, bạn có đủ khả năng chi trả hay không. Sau đó, họ mới dám cho bạn vay tiề.n mua bất động sản”,Trúc Phương nhắn nhủ.
"Đỉnh cao" tái chế chính là mẹ tôi: Chỉ cần 1 chai nhựa cũ, đồ dùng gì cũng làm ra được
Đừng vứt bỏ những chiếc chai nhựa sau khi bạn đã sử dụng. Chúng rất hữu ích nếu được tái sử dụng.
Tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường sống hẳn nhiều người đã biết. Đó là lý do khiến chúng ta cần tìm cách tái sử dụng món đồ này. Điều đáng nói nằm ở chỗ, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều tiề.n từ việc này nữa!
Dưới đây là một số cách tái sử dụng chai lọ nhựa đã qua sử dụng được mẹ tôi áp dụng, bạn có thể tham khảo và làm theo nếu thấy hứng thú:
1. Làm bể cá sinh thái
Nhìn hình dáng bên ngoài của chiếc bể cá được làm từ chai nhựa dù nhìn từ xa hay nhìn gần đều trông rất đẹp và khá nghệ thuật.
Nhược điểm của nó chỉ là hơi nhỏ, còn lại không có điểm gì để chê!
Cách thực hiện không khó, bạn chỉ cần chuẩn bị trước một chiếc chai nhựa lớn và một số viên đá cảnh.
Sau đó dùng dao tiện ích cắt chiếc chai nhựa lớn theo đường màu đỏ trong hình rồi lần lượt rải đá núi lửa, đá suối và bùn thủy sinh đã được làm sạch xuống đáy chai/bình.
Sau đó thêm nước và bạn có thể nuôi cá rồi.
Hãy cứ mạnh dạn trang trí tùy thích như khi bạn đang dùng 1 chiếc bể cá chuyên dụng nhé!
Khi nào cần thay nước, bạn chỉ cần mua máy thay nước bể cá trên mạng, rất tiện lợi.
2. Dùng làm chậu ngâm chân
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng một chai nhựa lớn lại có thể dùng làm bồn ngâm chân!
Tôi về quê chơi và muốn ngâm chân thư giãn - đây là việc tôi vẫn thường làm vào mỗi buổi tối nhưng ở nhà lại không có xô ngâm chân lớn. Mẹ tôi chợt nảy ra ý tưởng từ hai chai nước khoáng lớn.
Chỉ cần cắt bỏ phần đầu của chai, thêm nước ấm ở nhiệt độ 40 đến 50 độ C để không lo bị bỏng là được. Phần đáy bình vốn lõm xuống nên đặt chân lên là vừa. Nó sẽ không chạm đất và bạn không phải lo lắng bị lạnh chân.
Vào mùa đông, nếu sợ nước nhanh nguội, bạn có thể dùng chăn quấn lại và ngâm khoảng một tiếng. Sau khi ngâm, tiến hành massage chân đúng cách nữa là rất thoải mái rồi!
3. Lưu trữ túi đựng rác
Túi đựng rác thường không được đặt đúng vị trí, nhưng khi bị vứt tung tóe lại gây ra tình trạng bừa bộn cho nhà cửa. Vì vậy, mẹ tôi đã giải quyết vấn đề này bằng chai nhựa.
Bà tìm thấy một chai nhựa có kích thước bằng chai nước khoáng, cắt nó ở giữa và gắn vào thành tủ lạnh. Sau đó cho túi rác vào để túi rác có thể được kéo ra qua khe hở. Mỗi lần lấy túi rác ra sẽ rất tiện lợi. Với vị trí cất giữ cố định, bạn không cần phải lo lắng về việc mất túi rác.
Không chỉ túi đựng rác mà cả màng bọc thực phẩm và túi nhựa thường dùng trong nhà bếp cũng có thể cất giữ bằng cách này. Những chiếc chai nhựa đã cắt có thể cố định bên trong cửa tủ mà không trông lộn xộn.
4. Bảo quản những đồ lặt vặt nhỏ ở bên hông tủ lạnh
Những món đồ lặt vặt này dù có cất giữ cẩn thận thế nào thì bằng một cách nào đó, nó vẫn mang tới cảm giác không mấy lý tưởng về mặt thẩm mỹ. Vì thế, mẹ tôi không thể chịu đựng được nữa nên đã làm cho tôi một chiếc hộp đựng bằng chai nhựa.
Bạn thấy đấy, những thứ này được xếp thành hàng, chúng không chỉ có thể đựng những đồ lặt vặt nhỏ mà còn có thể để trứng, trái cây, v.v., và trông chúng gọn gàng hơn rất nhiều.
Ngoài tủ lạnh, bà còn đặt một chiếc hộp đựng trong tủ để đựng những gói cà phê, trà - thức uống yêu thích mỗi ngày của tôi.
Trong phòng tắm, bà cũng làm một cái và treo lên tường để đựng kem đán.h răng, lược và những thứ tương tự.
Thành thật mà nói, lúc đầu tôi từng có cảm giác nếu làm theo cách này của mẹ sẽ trông như một đống rác trong nhà, nhưng sau khi sử dụng thì lại thấy khá thiết thực, dần dần tôi cũng quen, thậm chí còn thấy yêu thích vì nó giúp tôi tiết kiệm tiề.n bạc.
5. Chứa thực phẩm
Mẹ tôi sẽ không lãng phí những chai nhựa đặc biệt nhỏ này, chẳng hạn như những chai dùng để đựng kẹo cao su, bà sẽ cất giữ lại và thỉnh thoảng dùng chúng để đựng trà khi cần ra ngoài. Nó an toàn và thân thiện với môi trường.
Thậm chí, bà còn dùng để đựng nước tương, dầu hào... Tôi cũng đã làm một chai bóp dầu hào bằng tay không theo cách mẹ tôi hướng dẫn và thật bất ngờ, nó dễ bóp và rẻ hơn nhiều.
Từ đó, khi dùng dầu hào ở nhà, tôi không còn phải đổ từ chai nữa, cũng không phải tốn nhiều tiề.n mua chai. Thật sự rất tiện lợi!
6. Làm kẹp tất
Ngoại trừ mẹ tôi, ai mà ngờ được rằng bạn có thể dùng chai nước khoáng để làm giá phơi tất.
Phương pháp này rất đơn giản, bạn có thể học bằng cách nhìn vào hình ảnh. Nếu bạn không có giá kẹp tất khi về quê, bạn có thể học theo phương pháp này.
7. Cải tạo thùng rác nhà bếp
Tôi luôn muốn mua một chiếc thùng rác treo tường cho nhà bếp để việc đổ rác nhà bếp khi nấu nướng sẽ thuận tiện hơn.
Mẹ tôi nghe xong liền nói, con còn cần mua cái này nữa không? Và ngay lập tức lấy 1 chai nước khoáng cỡ lớn ra để làm.
Sau đó, bà chia nó thành hai phần, cắt ra một thùng rác và treo nó lên cửa tủ. Nó bằng nhựa nên khả năng chống thấm nước và chống bụi bẩn rất tốt. Hơn nữa, nó lại nhẹ hơn thùng rác nhà bếp nên khi dùng cảm thấy khá thoải mái.
8. Dùng nắp chai làm hộp đựng xà phòng
Bảo quản xà phòng có lẽ là vấn đề khó khăn của mọi người. Đừng lo lắng, chỉ cần làm theo mẹo của mẹ tôi là bạn có thể mang đến cho xà phòng của mình một ngôi nhà hoàn hảo mà không tốn bất kỳ khoản tiề.n nào.
Lấy một chai nhựa, cắt ở giữa rồi lật nắp lại vào thân chai. Bằng cách này, hộp đựng xà phòng đã sẵn sàng cho vào bên trong và nước sẽ chảy ra khỏi miệng chai, nên không có vấn đề gì khi ngâm trong nước. Nếu muốn dễ cầm hơn, hãy cắt chai thành hình vát để dễ sử dụng hơn.
Tất nhiên, ngoài việc lưu trữ xà phòng, nó còn có thể được sử dụng trong nhà bếp để lưu trữ bọt biển và những thứ tương tự, hiệu quả thoát nước là hoàn hảo.
Dù bạn biến thành loại chai nhựa nào thì tốt nhất bạn nên đốt vị trí cắt bằng bật lửa hoặc cắt cho gọn gàng, đồng thời có thể dán lại bằng giấy họa tiết cho đẹp mắt và không phải lo lắng về các vết trầy xước.
Tôi vẫn "trung thành" với lối sống tối giản để tiết kiệm dù có tiề.n lương hưu và lãi ngân hàng gửi về đều đặn Tiết kiệm không có gì đáng xấu hổ. Nhưng nếu bạn không có tiề.n, thì sẽ vô cùng xấu hổ, nhất là khi đã ở "ngưỡng già"! * Bài viết là lời chia sẻ của cô Thanh Hải (64 tuổ.i, hiện đang sinh sống tại Hà Nội): Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã về hưu được 9 năm. Con gái nhỏ...