Đọc những lời thú tội của bà mẹ bị trầm cảm để biết trầm cảm sau sinh khủng khiếp đến mức nào
Không muốn cho con bú, sợ con bị bắt cóc, sợ con sẽ chết chìm… chỉ là một trong những cảm giác kì lạ của bà mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh này.
Hành trình làm mẹ thật đáng giá, nhưng chưa bao giờ là dễ dàng. Những nỗi u uất, mệt nhọc và các vấn đề tâm lý khác có thể dần hình thành và biến thành trầm cảm, kết quả là khiến người mẹ luôn có cảm giác tội lỗi nặng nề và cô đơn chồng chất.
Với Desiree Fortin, một bà mẹ của cặp sinh ba (hai cậu con trai và một cô con gái), việc cô “chiến đấu” với chứng u uất và trầm cảm sau sinh có vai trò như một lời kêu gọi giúp đỡ những bà mẹ khác. Cô đã khởi động một phong trào có tên “Confessions of the Anxious Mama” (tạm dịch: Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm) trên chính tài khoản Instagram cá nhân của cô, cho người xem thấy và hiểu được những điều mệt mỏi và áp lực của việc làm cha mẹ nhằm giúp những bà mẹ khác an tâm.
“ Tôi mở series ‘Confessions of the Anxious Mama’ bởi tôi muốn những bà mẹ khác nhớ rằng họ không hề đơn độc. Đối với tôi, viết ra những lời tâm sự đó như giúp tôi tự chữa lành tổn thương và tôi nhận ra rằng điều đó không chỉ có tác dụng động viên những bà mẹ khác, mà tôi cũng tìm ra niềm an ủi cho bản thân khi chia sẻ với họ“, Desiree chia sẻ.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi uống thuốc trầm cảm. Tôi vẫn là một người mẹ tốt.
Bà mẹ đến từ thành phố Encinitas, bang California này rất cố gắng cho mọi người thấy cô đã chiến đấu với chứng trầm cảm sau sinh như thế nào nhằm tạo ra một cộng đồng đồng cảm. Dùng chính trường hợp của bản thân để phản ánh một khía cạnh trung thực của việc nuôi dạy con, Desiree hướng tới giúp những bà mẹ khác hiểu rằng họ không hề đơn độc trong mỗi trải nghiệm làm cha mẹ, dù trải nghiệm đó là tuyệt vời hay tồi tệ. Với mỗi bài đăng, cô tập trung vào một chủ đề cụ thể, từ cảm giác xấu hổ khi phải bắt đầu tiến trình trị liệu đến việc phải tiếp tục dùng thuốc.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm.
Hãy đọc những dòng chia sẻ của Desiree để hiểu được cuộc sống thực sự của một bà mẹ bị trầm cảm là như thế nào.
1. “ Hiện giờ có thể thấy tôi chỉ là một bà mẹ đang cố gắng sống khỏe mạnh vì gia đình mình. Sống phải dựa vào thuốc không khiến bạn trở thành một bà mẹ thất bại. Nó giúp bạn sống tốt nhất có thể. Làm mẹ thật khó! Đôi lúc bạn phải làm những điều khó khăn để trở nên tốt hơn. Chúng ta phải đồng hành với nhau và hiểu rằng chúng ta không hề đơn độc, các mẹ ạ!“.
Desiree và ba đứa con sinh ba.
2. “ Khi tôi mắc chứng u uất trầm trọng nhất, tôi khó có thể cảm thấy mình là một bà mẹ dũng cảm, mạnh mẽ và tuyệt vời. Thay vào đó, tôi chỉ thấy ở bản thân sự yếu đuối và thất vọng. Sẽ tốt thôi khi trước giờ tôi luôn cần đến Xanax (thuốc điều trị trầm cảm) hàng ngày. Sẽ tốt thôi khi ngay lúc này tôi cần uống thuốc trị chứng u uất. Sẽ tốt thôi khi tôi phải cởi mở, thành thực và yếu đuối trước khoảng thời gian này. Và sẽ tốt thôi khi tôi chú ý nhiều hơn tới việc tự yêu thương và chăm sóc bản thân. ‘Tôi hiểu rồi’ có nghĩa rằng hãy thức tỉnh, và hiểu rằng dù ngày hôm đó có tồi tệ ra sao bạn vẫn là một người mẹ tuyệt vời. Điều đó có nghĩa là lựa chọn yêu thương bản thân. Điều đó có nghĩa là tin tưởng vào bản thân“.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Con tôi sẽ bị bắt cóc!
3. “ Tôi có cảm giác như tôi đã đưa bọn trẻ trở lại từ những chuyến thám hiểm thú vị. Như thể tôi đang cấm các con trải nghiệm những điều con yêu thích vì tôi quá sợ hãi ai đó sẽ bắt con đi đến mức cho rằng con sẽ an toàn và dễ dàng hơn khi ở nhà… Tôi cho rằng, làm mẹ, chúng ta cần thành thực và lên tiếng về nhu cầu của chúng ta. Điều đó giúp mọi người xung quanh bạn hiểu được những gì bạn đang trải qua và họ sẽ ủng hộ bạn theo cách mà bạn cần họ. Tôi lựa chọn những thứ tôi biết tôi có thể giải quyết, nhưng trải nghiệm này cho tôi biết rằng việc tôi nhờ người khác giúp đỡ những việc tôi nghĩ tôi không thể giải quyết là hoàn toàn bình thường“.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi chỉ muốn đi ngủ.
4. “ Thiếu ngủ cứ như thuốc độc vậy. Như tất cả những bà mẹ khác, tôi thiếu ngủ trầm trọng nhất khi ba đứa con sinh ba chào đời. Nó khiến tôi càng kiệt sức và là căn nguyên khiến tôi bị trầm cảm sau sinh và u uất… Tôi ghét cảm giác tôi cần giúp đỡ, như thể tôi không thể tự làm một người mẹ. Nhưng tôi đã học được rằng làm một người mẹ tốt cần cố gắng rất nhiều. Tôi cần nhờ giúp đỡ. Tôi cần uống thuốc để tiếp tục làm mẹ. Tôi cần làm những điều mà giúp tôi vượt qua thời kỳ khó khăn như vậy“.
Video đang HOT
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi cũng có mặt ích kỷ.
5. “ Trong quá trình trị liệu chứng trầm cảm, tôi phải trải qua một vài sự việc đã ăn sâu vào thời thơ ấu của tôi mà bấy lâu nay tôi giữ chặt trong lòng. Dù không muốn, nhưng tôi biết tôi phải đối mặt với những sự việc đó bởi đôi lúc tâm trí bạn chỉ được giải phóng sau khi trải qua điều khó khăn. Tôi phải học cách chấp nhận vì nhân vô thập toàn. Bạn có thể lùi lại một bước, hít thở thật sâu và tiến thêm 3 bước một cách bình tĩnh“.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi ghét cho con bú.
6. “ Tôi thấy thật xấu hổ và bối rối bởi tôi không muốn cho con bú nữa. Khi các con được 3 tháng tuổi, cuối cùng tôi đã tìm đến bác sĩ để chữa trị chứng u uất và trầm cảm [...] Điều đầu tiên cô ấy muốn tôi làm là dừng cho con bú. Cô ấy thậm chí viết trong đơn thuốc là ‘dừng cho con bú’. Tôi cảm thấy như được cô ấy cho phép vậy“.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Đau lòng trong yên lặng.
7. “ Đau lòng trong yên lặng, tĩnh mịch và cô đơn – đó là cảm giác mà tôi trải qua trong vòng một vài phút khi tắm. Tôi khóc và khóc rất nhiều[...] Cuối cùng, nỗi đau trong yên lặng chính là nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm mà tôi phải chịu đựng vài tháng qua“.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi không cần đi vệ sinh. Tôi chỉ cần được nghỉ ngơi.
8. “ Buổi sáng hôm nay của chúng tôi bắt đầu chẳng hề suôn sẻ và càng tồi tệ hơn khi bố các bé dời nhà đi làm [...] Tôi có một thẻ thành viên tập gym cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ vì vậy tôi quyết định mang bọn trẻ đến phòng tập. Tôi chẳng có kế hoạch luyện tập gì cả. Tôi dành toàn bộ 1 tiếng rưỡi nằm nhoài trên băng ghế hành lang. Tôi thậm chí không thấy chút tội lỗi nào. Tôi chỉ cần được nghỉ ngơi. Hãy dũng cảm làm điều gì đó cho bản thân [...] Sau tất cả, chúng ta đều đang cố gắng nuôi con nên người và đôi lúc nghỉ ngơi một chút giúp chúng ta làm mẹ tốt hơn“.
Và mỗi “lời thú tội” của Desiree là một khía cạnh trong cuộc sống làm mẹ của cô.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Câu chuyện sau sinh của tôi.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Thật xấu hổ!
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tội lỗi của người mẹ.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi bắt đầu trị liệu từ hôm nay.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Tôi sợ con tôi sẽ chết chìm.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Chứng u uất.
Lời thú tội của một bà mẹ trầm cảm: Điều gì khiến bạn trở thành một người mẹ hạnh phúc?
Theo Helino
Trầm cảm sau sinh, BS ám ảnh câu chuyện 2 mẹ con quấn dây điện tự tử
Những trường hợp trầm cảm sau sinh thường có suy nghĩ không muốn bố mẹ, con cái khổ nên thường tự tử cùng hoặc sát hại người thân trước khi tự sát.
Nghi án chị Trần Phương T. (25 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bồng con gái 7 tháng tuổi nhảy sông Hồng tự tử khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, đau xót. Gia đình kể, sau khi sinh con được 4 tháng, chị T. có nhiều dấu hiệu trầm cảm, thay đổi tính cách và không nói chuyện với mọi người.
Đây chỉ là một trong số nhiều vụ việc đau lòng do trầm cảm . Cách đây hơn 1 năm, cũng tại Hà Nội xảy ra vụ người mẹ trẻ sát hại con trai 33 ngày tuổi, sau đó tạo hiện trường giả.
Đến nay, Việt Nam chưa có những nghiên cứu phổ rộng về tỉ lệ trầm cảm sau sinh . Tuy nhiên theo thống kê năm 2013 của BV Từ Dũ, TP.HCM, tỉ lệ phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm 5,1%, loạn thần sau sinh chiếm 0,5% số phụ nữ sinh đẻ.
Trầm cảm sau sinh diễn tiến nhanh
PGS. TS Tô Thanh Phương, PGĐ BV Tâm thần Trung ương 1 cho biết, trầm cảm có 3 mức độ: Nhẹ, vừa và nặng.
Trong đó trầm cam năng phân làm 2 loại: Không loan thân (vơi biêu hiên buồn thảm, ủ rũ, bi quan, chán nản) và loan thân (hoang tương, ao giac, ao thanh xui khiên như: tư tư, giêt ngươi, không ăn, bo nha và nhay lâu la nguy hiêm nhât).
Khác với các dạng trầm cảm thông thường, trầm cảm sau sinh thường cấp tính, bệnh nhân đang từ nhẹ chuyển sang nặng nhanh.
Mỗi năm, BV Tâm thần Trung ương 1 điều trị cho 20-30 trường hợp trầm cảm sau sinh và tại Viện sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai, cũng chừng đó bệnh nhân được nhập viện điều trị mỗi năm.
Bệnh nhân V. liên tục đòi hút sữa khi điều trị tại bệnh viện. Ảnh: T.Hạnh
Đơn cử như trường hợp bệnh nhân Nguyễn Thị V. (25 tuổi, Nam Định), thường xuyên mất ngủ sau khi sinh con 12 ngày, cứ chợp mắt được 30 phút - 1 tiếng lại dậy hút sữa. Đặc biệt, khi biết con bị viêm gan B, chị càng thêm lo lắng nên tình trạng mất ngủ ngày càng tăng.
Dù được gia đình chồng yêu thương, quan tâm hết mực nhưng càng ngày chị V. càng có nhiều biểu hiện bất thường, nói năng lảm nhảm, đi lại thất thần. Ngay cả khi vào BV Bạch Mai điều trị, chị V. cũng mang theo bình sữa, đòi hút liên tục. Bác sĩ chẩn đoán chị mắc chứng loạn thần cấp sau sinh, chỉ định chế độ điều trị đặc biệt.
Trường hợp khác là bệnh nhân Lê Thị H. (Thanh Hoá). Chị H. có tiền sử trầm cảm sau sinh từ khi sinh bé đầu lòng, đã chữa khỏi nhưng đến khi sinh tiếp bé thứ 2 lại tái phát.
Chồng chị H. chia sẻ, sau sinh con, vợ anh bỗng nhiên ít nói bất thường, gọi không thưa, đi vào đi ra một cách bất thường, không có chủ định... Do ở chung với bố mẹ đẻ nên chị H. được phát hiện bệnh kịp thời.
TS Dương Minh Tâm, Trưởng phòng điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần, BV Bạch Mai cho biết, đây là những trường hợp may mắn được điều trị sớm, tuy nhiên có không ít trường hợp diễn tiễn nặng nhưng người nhà không ai biết, để lại hậu quả hết sức nặng nề.
TS Tâm dẫn chứng, cách đây vài năm, Viện từng điều trị cho một bà mẹ tại Hà Nội bị trầm cảm sau sinh rất nặng, thường xuyên có ý định tự tử cùng con. Khi không ai để ý, người mẹ lấy dây điện quấn quanh người 2 mẹ con rồi cắm điện tự tử.
Gia đình phát hiện ngay sau đó nhưng con 3 tháng đã tử vong, mẹ được chuyển vào bệnh viện cấp cứu, sống sót, sau đó điều trị trầm cảm tại Viện Sức khoẻ tâm thần nhiều tháng ròng.
Trầm cảm nặng thường tự sát thành công
TS Tâm cho biết, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của trầm cảm sau sinh là tình trạng buồn chán, bi quan, giảm hứng thú trong chăm sóc mình, chăm sóc con, nghĩ mình không chăm được con, không thích chia sẻ.
Bệnh nhân trầm cảm không làm gì cũng mệt, mệt khác do mệt khi làm việc hay mệt do ốm đau. Kèm theo đó là bệnh nhân giảm tập trung, trí nhớ thay đổi, ngủ ít hoặc ngủ nhiều. Đặc biệt bệnh nhân giảm mọi nhu cầu ăn, chơi, tình dục, không thiết nói chuyện...
TS Dương Minh Tâm. Ảnh: T.Hạnh
Nặng hơn, bệnh nhân dễ dẫn đến bực tức, cáu giận, thay đổi lối nghĩ, cách nghĩ, thường nhận lỗi về mình, loạn thần...
Nhiều người cũng cảm thấy mình yếu hơn, biểu hiện ra một số triệu chứng cơ thể như khó thở, đau tim, run chân tay, vã mồ hôi, đau dạ dày nên nhiều trường hợp đi khám chuyên khoa bệnh lý nhưng không tìm ra bệnh. Các triệu chứng sẽ diễn tiến nặng dần lên.
Do mọi thứ là cảm nhận nên trí tuệ của bệnh nhân trầm cảm hoàn toàn tỉnh táo, mọi chuyện đều nhận thức được. Người bệnh cố gắng thoát nỗi buồn, ức chế, trì trệ của mình nhưng không làm được nên xuất hiện ý tưởng chán sống, muốn tự sát. Theo nghiên cứu chưa đầy đủ, 80% bệnh nhân trầm cảm muốn tự sát.
"Ý tưởng này thường rất sâu sắc, được cân nhắc rất kỹ, đấu tranh tư tưởng rất dài. Chờ khi nào không vượt qua được mới thực hiện tự sát. Vì nghiên cứu rất kỹ phương thức tự sát, do đó người trầm cảm thường tự sát thành công", TS Tâm chia sẻ.
Hầu hết những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh không muốn người thân như bố mẹ, chồng, con khổ, muốn người thân đi cùng nên thường tự tử cùng con hoặc sát hại người thân trước rồi mới tự sát.
Theo TS Tâm, trầm cảm sau sinh có nhiều nguyên nhân như áp lực khi mang thai, sinh đẻ, lo lắng hình thể sau sinh, biến đổi về mặt sinh học, mối tương tác với người xung quanh, stress...
Hiện nay, việc điều trị cho bệnh nhân mắc trầm cảm không quá khó khăn, khả năng tiến triển nhanh, giúp họ trở lại cuộc sống bình thường.
Điều trị trầm cảm phải kết hợp thuốc và tâm lý, trương hơp năng co thê phai dung sôc điên, kich từ.
Thúy Hạnh
Theo Dân trí
9X nhập viện tâm thần vì áp lực công việc, tình cảm trục trặc Những khó khăn trong công việc, tình cảm trục trặc đã khiến Minh ngày càng sống trầm lặng hơn. Cô bắt đầu bỏ ăn, uống và không nói chuyện với ai. Qua khảo sát nhỏ của Zing.vn, không phải ông bố nào cũng biết về trầm cảm sau sinh, có người lần đầu nghe thấy tên căn bệnh này. Tại khoa Cấp tính...