Độc nhất vô nhị ở Sài Gòn: Quán bánh canh đỏ “nức tiếng” suốt 20 năm với giá chỉ từ 10 nghìn đồng một tô
Quán bánh canh của dì Mười không phải hàng quán sang chảnh hay cao lương mĩ vị gì nhưng hương vị đậm đà, thân thuộc ấy đã trở thành món ngon với nhiều người suốt bao năm tháng.
Bánh canh là món ăn không còn xa lạ gì với người Sài Gòn. Dù là ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối, luôn có một danh sách đủ loại bánh canh cho bạn lựa chọn: bánh canh hẹ, bánh canh cá lóc, bánh canh mực, bánh canh giò heo… Mỗi loại bánh canh mang hương đặc trưng của từng vùng miền khác nhau. Ngoài ra, còn có một món bánh canh mà không phải ai ở Sài Gòn cũng biết, đó chính là: Bánh canh đỏ.
Món bánh canh với cái tên nghe lạ tai này được bán ở một góc quán nhỏ ngay con hẻm 30 trên đường Phạm Phú Thứ, quận 6. Quán nằm nép vào một góc đường, không có bảng hiệu hay cửa tiệm rộng rãi nhưng đã tồn tại được hơn 2 thập kỉ rồi.
Nồi bánh canh đỏ thơm nức suốt 20 năm nay.
Chủ quán bánh canh đỏ là dì Lưu Mỹ Lan (56 tuổi), hiện cũng đang sinh sống tại quận 6, Sài Gòn. Tuy nhiên, khi đến quán, bạn sẽ nhận ra rằng khách ở đây không gọi chủ quán là dì Lan mà thay bằng một cái tên khác, nghe gần gũi hơn: Dì Mười. Bởi vì dì là người con thứ 10 trong gia đình.
Dì Mười múc bánh canh nhanh thoăn thoắt, có khi khách đến quán chưa kịp gạt chân chống xe xuống là dì đã múc xong một tô. “ Dì bán món bánh canh này được 20 năm rồi, từ hồi 1998 đến giờ. Khách đến đây ăn toàn là khách quen không à. Ai cũng khen cái nước lèo đỏ au với xương trong bánh canh dì nấu. Cũng không có gì cao siêu hết, dì thêm ít dầu điều vào để một công đôi việc: vừa thơm, vừa đẹp” – Dì Mười vừa múc bánh canh cho khách vừa kể.
Thực chất, món bánh canh này có nguyên liệu khá đơn giản và phổ biến, gần giống với món bánh canh giò heo. Tuy nhiên, điều làm nên nét đặc trưng trong món bánh canh của dì Mười đó chính là phần nước dùng màu đỏ. Bí quyết để có nồi bánh canh hấp dẫn và sóng sánh này nằm ở chỗ dì Mười luôn cho thêm một ít dầu điều vào để “dậy” màu và ngậy mùi. Chỉ cần lại gần nồi bánh canh nóng hổi, bốc hương nghi ngút ấy, dám cá là dạ dày của bạn cũng sẽ sôi “ùng ục” lên cho xem.
Gọi một tô bánh canh đầy đủ, dì Mười sẽ múc một phần đầy ắp gồm: sợi bánh canh, xương giò, huyết heo, da heo, nước lèo, bánh nổi và sau cùng cho thêm một ít hành lá, vài lát ớt xắt mỏng cùng một miếng tắc đặt lên trên. Bánh canh đỏ của dì Mười có nước dùng đậm đà được ninh từ xương heo, sợi bánh canh sần sật, huyết heo khá mềm, chả lụa bùi, bánh nổi giòn rụm…, khá lạ vị và bắt miệng. Ít ai ngờ rằng một tô bánh cánh hấp dẫn và đầy đặn như thế lại có giá chỉ từ 10 – 18 nghìn đồng.
Video đang HOT
Quán mở cửa từ lúc 6h sáng và bán đến khi nào hết thì nghỉ. Thông thường, tầm 9h sáng trở đi là nồi bánh canh của dì Mười sẽ bắt đầu cạn dần. Đến tầm hơn 10 giờ trưa thì nghỉ hẳn. Khách đến ăn ở quán phần đông là công nhân lao động và học sinh, sinh viên. Với số tiền “hạt dẻ”, họ đã có một buổi sáng tươm tất với tô bánh canh đỏ của dì Mười. Thế nên, chẳng lấy làm lạ khi quán khi nào cũng có những vị khách “ruột”, đã ăn từ 5 – 7 năm nay.
Tuy rẻ tiền và cách nấu không hề cầu kì nhưng món bánh canh này lại được rất nhiều người ưa thích. Dì Mười nói: “Khách đến ăn ở quán dì cũng dễ tính lắm, múc gì thì người ta ăn nấy, không có đòi hỏi. Nhiều người ăn quen thì dì biết cái kiểu của người ta rồi, cứ đến là dì múc xong rồi ngồi vào ăn thôi. Ăn xong đi học, đi làm. Khoẻ re à!”. Có lẽ, sự mộc mạc, chân chất trong cách nấu nướng lẫn cách phục vụ của dì Mười chính là điểm cộng “siêu to khổng lồ” cho món bánh canh đỏ này.
Dì Mười múc bánh canh thoăn thoát, tô nào tô nấy trông cũng đều đầy ắp và hấp dẫn.
Quán bánh canh của dì Mười không phải hàng quán sang chảnh hay cao lương mĩ vị gì nhưng hương vị đậm đà, thân thuộc ấy đã trở thành món ngon với nhiều người suốt bao năm tháng. Nhưng “trăm nghe không bằng một thấy”, bạn cứ thử ghé quán ăn một tô bánh canh đỏ xem sao. Biết đâu, lại trở thành khách hàng ruột của dì Mười luôn ấy chứ.
Theo TTVN
Cuối tuần rảnh rang, tranh thủ gặm nhấm những món giò heo "cực phẩm" ở Sài Gòn thôi nào
Sự cân đối, hài hòa giữa lớp da mềm béo cùng thịt ngọt dai, chắc chắn chẳng ai nỡ từ chối những món từ chân giò thơm ngon hấp dẫn này đâu.
Phần cuối cùng bên dưới của heo cứ ngỡ sẽ chẳng có thịt thà gì nhưng lại được nhiều người yêu thích và chế biến thành các món ăn ngon. Chiếc chân giò hài hòa giữa lớp da mềm mướt, gân sụn giòn giòn đã làm bao thực khách phải say mê "gậm nhấm". Điểm qua những món từ chân giò heo dưới đây, bạn sẽ thấy người Sài Gòn "sủng ái" chúng như thế nào.
Chân giò muối chiên
Nếu như những miếng chân giò hầm dễ làm người ta thấy ngấy khi lượng da, mỡ tương đối nhiều thì chân giò muối chiên lại là món lai rai mãi không chán. Người ta khéo léo nêm nếm gia vị, muối cho thật thấm rồi chiên ngập trong dầu. Khi chín, lớp da bên ngoài vàng đều, phồng rộp nhìn thôi cũng dủ "ứa nước miếng".
Miếng giò chiên mang đến độ giòn tan, nhai rôm rốp rất thú vị. Nhưng cái hay là phần thịt bên trong vẫn còn ẩm mềm, chút mặn mà thơm thơm làm món ăn hài hòa, tinh tế hơn. Kết hợp thêm cải chua, chấm cùng sốt mayonnaise hay tương ớt nữa thì đảm bảo bạn không muốn dừng đũa đâu đấy. Tuy nhiên, ăn món này lại rất nhanh ngấy, nhất là đối với những ai không ăn được mỡ thì cần cân nhắc kĩ.
Chân giò muối chiên thường được bán ở các shop ăn uống online, đôi khi một số tiệm heo quay cũng có phục vụ món ăn này đấy.
Giò heo hầm thảo mộc
Món ăn mang hương vị của Singapore đã làm mới vị giác thực khách với những chiếc chân giò được hầm mềm cùng với thảo mộc. Nhờ thế mà khi thưởng thức, bạn sẽ cảm thấy sảng khoái với cái thanh mát lan tỏa dìu dịu trong khoang miệng. Nước dùng cũng được ninh từ xương, ngọt thơm và đậm đà.
Chân giò hầm mềm nhừ, da và gân cân đối nên hài hòa chút dai dai, béo béo đầy lôi cuốn. Bạn có thể thưởng thức món ăn này cùng mì, cải xanh để tạo thành bữa chính no nê. Món ăn hiện đang được phục vụ ở quán Mì Sườn 3 Kute trên đường 3 Tháng 2 (Quận 10) đấy nhé.
Giò hay hầm cay
Nếu là fan của ẩm thực Hàn Quốc, bạn không thể không biết đến món giò heo hầm cay hay còn gọi là Jokbal. Khác với kiểu chế biến giữ nguyên màu sắc ở Việt Nam, những miếng chân giò Hàn có màu nâu cánh gián nhờ được ướp cùng xì dầu và các loại gia vị. Sau khi hầm mềm, chúng sẽ được xào cùng để dậy lên mùi thơm cùng độ cay the nồng nàn.
Ngoài vị mềm, ngọt của thịt đan xen cùng lớp da mươn mướt, béo béo thì đọng lại nơi đầu lưỡi, bạn sẽ cảm nhận vị the the lan tỏa đầy kích thích. Món này đúng điệu là phải ăn kèm rau, kim chi rồi gói ghém chấm vào sốt cho đậm đà. Tuy nhiên do chưa có nhiều nơi phục vụ này ở Sài Gòn nên mức giá có phần "nhỉnh" đấy, bạn có thể rủ thêm hội bạn share ra để tiết kiệm hơn nhé.
Bánh canh giò heo
Trong vô vàn các loại bánh canh ở Sài Gòn, có lẽ hợp vị và được lòng thực khách nhất chính là bánh canh giò heo. Chỉ cần kết hợp thêm chiếc móng giò căng mướt, bóng bẩy được hầm mềm nữa thôi là tô bánh canh trở nên thơm ngon, bắt vị hơn hẳn.
Nước dùng có thể nêm nếm khác nhau tùy hàng, có nơi thì bắt mắt với màu vàng tươi, có nơi lại thiên về vị ngọt thanh của xương hầm. Tuy nhiên, điểm nhấn vẫn là cái béo béo của lớp da heo, cắn vào thì sụn, gân giòn sần sật, càng nhai càng thấy "đã".
Bánh canh giò heo được bán rất phổ biến ở Sài Gòn và hầu như ở mọi khu ăn uống đều có mặt món ăn này. Nếu không ngại chờ đợi, bạn có thể đến Bánh Canh 60 phút ở đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1).
Theo Trí Thức Trẻ
Chuyện nồi bánh canh xứ Huế: Không cay không về Du khách một lần đến thăm Huế hẳn sẽ khó quên mùi vị cơm hến, tôm chua mắm ruốc, chè bắp cồn Hến, bún bò hay các loại bánh. Nán lại một chút, du khách sẽ được thưởng thức một đặc sản bình dân khác: bánh canh. Một gánh bánh canh chả cua ở Huế - ẢNH: QUỐC VINH Bánh canh là món...