Độc lạ loài cây có ở Việt Nam, biết ‘nhảy múa’ khi có âm thanh
Cây nhảy múa, còn gọi là cây khiêu vũ được tìm thấy ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, cây phân bố từ Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên đến Bà Rịa – Vũng Tàu và An Giang.
Cây nhảy múa là loại cây bụi đứng, phân nhánh, cây trưởng thành cao đến 1,5m
Cành có hình trụ, lá có 1- 3 lá chét thuôn, 2 lá chét dưới hẹp, lá chét ở giữa lớn nhất, dài 5,5- 10cm, rộng 1- 2,5cm
Cây ra chùm hoa đơn, có hoa màu trắng hồng, quả có mép trên nguyên, mép dưới khía ra, hơi cong, chia 8 đốt
Khi có âm thanh, những chiếc lá của cây chuyển động như đang nhảy múa mà có thể quan sát bằng mắt thường dù không có gió
Video đang HOT
Cây nhảy múa khi không có âm thanh, chúng vẫn có thể chuyển động nếu nhiệt độ trên 20 độ C
Theo các nhà khoa học, cây có khả năng này là do phản ứng với ánh sáng, kèm âm thanh, cây sẽ di chuyển theo hướng mặt trời
Ở một giả thuyết khác mà các nhà khoa học nghiên cứu thì cho rằng, cây chuyển động bắt chước điệu bộ của loài bướm để ngăn chặn sâu, bọ đẻ trứng trên lá cây
Cây có vị đắng, cay, được dùng làm thuốc trị phong thấp đau xương
Cây nhảy múa được ưa chuộng trồng ở cửa sổ, ban công… vì rất dễ chăm sóc
Loài cây đỏ rực kỳ lạ, được săn lùng ráo riết ở VN
Hầu hết các loài thực vật sống bám thường ở các vùng núi cao, và là những loài thuốc quý trong dân gian.
Tuy nhiên số lượng loài rất hiếm gặp đối với ngay cả những nhà nghiên cứu về thực vật. Đây cũng là loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá 'sẽ nguy cấp' (Bậc V).
Dó đất hoa thưa, còn gọi là dương đài hoa thưa, nấm ngọc cẩu, xà cô, nấm đất... có danh pháp khoa học là Balanophora laxiflora, là một dược liệu quý đồng thời là loài thực vật kỳ lạ tồn tại trong thiên nhiên Việt Nam.
Cây ký sinh trên rễ, màu nâu đỏ, không có diệp lục, cao 10 - 20 cm. Loài cây này là nguồn gene quý hiếm và rất độc đáo, cây còn được dùng làm thuốc.
Hiện chúng là loài được săn tìm ráo riết để phục vụ cho nguyên liệu làm thuốc trong đông y.
Dù có vẻ ngoài thường bị nhầm với nấm, đây là một loài thực vật có hoa thực sự. Chúng có đặc điểm sinh học tương tự nấm, khi không có diệp lục, mọc và sống ký sinh trên rễ những loài thực vật có hoa khác trong rừng sâu ẩm thấp.
Loài cây này phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới miền Nam Trung Quốc và lục địa Đông Nam Á. Tại Việt Nam, dó đất hoa thưa được tìm thấy ở các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
Củ hình trứng, đường kính 2 - 2,5cm, bề mặt sần sùi và có mụn hình sao nổi rõ. Thân khí sinh (là cuống cụm hoa) mang 5 - 10 lá dạng vảy ở phần gốc.
Dó đất hoa thưa ra hoa tháng 11-12, và chỉ khi có hoa mới dễ phát hiện. Ngoài hình thức sinh sản hữu tính, chúng cũng sinh sản vô tính bằng cách đẻ nhánh.
Khi loài thực vật quí hiếm này phát hoa và chỉ khi có hoa mới rễ phát hiện còn thời gian sinh trưởng của chúng nằm sâu dưới lớp thảm mục thực vật và ký sinh vào những rễ các loài thực vật khác bị chết.
Theo kinh nghiệm dân gian, loài cây này được dùng cho bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, phục hồi sức khỏe nhanh...
Trong Sách Đỏ Việt Nam (1996), cây dó đất hoa thưa được đánh giá là loài "Sẽ nguy cấp". Hiện nay, loài cây này có khu vực phân bố hẹp, bị chia cắt, lại bị khai thác quá độ.
Phát hiện độc, lạ: Sâu cũng có 'mạng Wi-Fi' để liên lạc từ xa Các tế bào thần kinh trong sâu Caenorhabditis Elegans có hệ thống liên lạc tương tự như Wi-Fi. Trong một khám phá có thể viết lại sách giáo khoa sinh học, các nhà khoa học đã tiết lộ rằng hệ thống liên lạc của loài sâu Caenorhabditis Elegans cho phép chúng truyền tín hiệu qua khoảng cách xa, ngoài các kết nối khớp...