Độc đáo những món ăn làm từ hoa vừa đẹp, vừa ngon, ăn một lần là nhớ
Đây là những món ăn làm từ hoa vô cùng độc đáo, ngon miệng mà bạn chỉ có thể tìm thấy trên bản đồ ẩm thực của Việt Nam.
Điểm danh những món ăn làm từ hoa độc đáo của Việt Nam
Bánh tam giác mạch là một trong những món ăn làm từ hoa rất nổi tiếng của tỉnh Hà Giang. Về miền cao nguyên đá nở hoa, bạn sẽ được nhìn thấy và thưởng thức loại bánh đặc biệt này. Tuy không là một món bánh cao sang mỹ vị nhưng đây là loại bánh gắn liền với cuộc sống của người dân Hà Giang.
Tam giác mạch là loài hoa đặc trưng của Hà Giang. Ảnh: @minhh__thuu
Bạn biết đấy, hoa tam giác mạch vốn là loài hoa “thương hiệu” nổi tiếng của Hà Giang. Người dân miền rẻo cao Tây Bắc không chỉ trồng hoa cho đẹp hay phục vụ du lịch mà còn thu hoạch hạt để tạo nên món bánh ngon và đặc trưng này. Với người Hà Giang, tam giác mạch không chỉ là hoa mà còn là một nguồn lương thực.
Món bánh dễ làm, dễ ăn. Ảnh: @iamvantham
Từ mạch trong “tam giác mạch” thể hiện đây là loại lương thực có thể ăn được. Và để làm bánh tam giác mạch, người ta sẽ thu hoạch hạt từ chính loài hoa này, sau đó phơi khô và xay bột làm bánh. Quá trình làm bánh, người ta có thể cho thêm ít đường, ít muối để tăng thêm hương vị.
Về Hà Giang, bạn nhớ thưởng thức món bánh tam giác mạch. Ảnh: @thaoquyetlinh
Bánh tam giác mạch là món ăn Việt Nam làm từ hoa khá đơn giản. Bột sau khi pha chế sẽ đem hấp cho chín và nướng lại để thưởng thức hoặc đem bán. Bánh thành phẩm thường có vị ngọt và bùi rất đặc trưng, ăn một lần là nhớ. Đi du lịch Hà Giang, bạn có thể mua loại bánh này ở các khu chợ hoặc thưởng thức ở gia đình của đồng bào các dân tộc ít người.
2. Nộm hoa ban
Thêm một món ăn làm từ hoa rất ngon của núi rừng Tây Bắc mà bạn nên thử chính là nộm hoa ban. Loài hoa nguyên sơ, thuần khiết và trong lành ấy không chỉ vẽ nên một bức tranh đẹp cho miền núi mà còn góp phần tạo nên một món ăn thơm ngon khó cưỡng, làm đa dạng thêm nền ẩm thực Việt Nam.
Hoa ban cũng có thể làm nên những món ngon đặc biệt. Ảnh:VnExpress
Được biết, nộm hoa ban là món đặc sản của đồng bào dân tộc Thái ở tỉnh Sơn La. Hàng năm cứ vào độ tháng 2, 3 khi hoa ban khoe sắc khắp núi rừng, người Thái lại trổ tài làm món nộm hoa ban đặc biệt này. Hoa ban khi hái về được sơ chế, rửa sạch và để chuẩn bị làm nộm cùng với các loại gia vị khác.
Nộm hoa ban là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái. Ảnh:Vivu
Theo kinh nghiệm của người dân tộc Thái, hoa ban khi sơ chế xong sẽ được đem luộc cùng nước sôi vừa chín tới. Hoa sau đó sẽ vớt ra và trộn đều cùng gừng, giềng, rau mùi, tỏi non, mắc khén, ớt,… tạo nên món nộm vô cùng hấp dẫn. Món nộm thành phẩm có nhiều hương vị như chua, đắng, ngọt, cay,… rất kích thích vị giác.
Đây là món ăn rất kích thích vị giác. Ảnh:VOV
Món ăn làm từ hoa này muốn ngon và “đúng bài” thì khi trộn, không nên bỏ hết nước luộc đi. Người Thái chia sẻ rằng cần để lại một ít nước xấp xấp giúp món nộm ngon và đậm đà hơn.
Không chỉ người miền cao mới có những món ăn làm từ hoa hấp dẫn. Mà ở miệt đồng bằng như miền Tây cũng có loạt món ngon chế biến từ các loài hoa. Một trong số đó là canh chua hoa điên điển – loài hoa đặc trưng của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long mỗi mùa nước lũ về.
Điên điển là loài hoa đặc trưng của miền Tây. Ảnh: @victoria.gle
Canh chua nấu bông điên điển là một trong những món ăn làm từ hoa chỉ có ở Việt Nam, thể hiện một nét đẹp mộc mạc và bình dị của người dân miền sông nước. Mỗi mùa lũ về, điên điển trổ hoa đầy trên những cánh đồng. Người dân chỉ việc ra hái về, rửa sạch và nấu thành món canh chua hấp dẫn.
Video đang HOT
Canh chua bông điên điển cá linh là món ngon của miền Tây mùa nước lũ. Ảnh:Việt Báo
Với bông điên điển, người miền Tây có thể nấu cùng nhiều loại cá khác nhau. Nhưng ngon “đúng điệu” nhất vẫn là canh chua bông điên điển với cá linh – một loại cá đặc trưng mùa lũ. Vị cá linh non ngon ngọt thơm béo hòa cùng chút nhẫn nhẫn của bông điên điển tạo nên một món ăn ngon hấp dẫn, ăn một lần là đem lòng thương nhớ.
Cá linh dùng nấu canh chua phải là cá linh non mới ngon. Ảnh: @hotu6996
Chẳng cần cầu kỳ gì mấy, ngoài hai nguyên liệu chính là cá linh và bông điên điển, người miền Tây chỉ cần thêm chút me, rau nêm, ớt,… là có thể nấu một nồi canh hấp dẫn. Quy trình nấu canh chua cũng đơn giản bằng việc nấu nước me chua, cho cá vào, nêm nếm và cho bông điên điển, rau thơm là xong.
Về miền Tây mùa nước lũ, du khách sẽ được thưởng thức món ngon này. Ảnh: @meoconhamchoi87
Giản dị, mộc mạc là vậy mà món ăn này trở thành thứ đặc sản tuyệt vời của miền miền Tây sông nước. Mỗi năm lũ về, món ngon này lại được dịp “lên sóng” ở các gia đình. Về sau, du khách phương xa đến miền Tây cũng biết đến nhiều hơn và gật gù khen ngon khi thưởng thức.
Sẵn về miền Tây ăn món canh chua rồi, thôi thì sang Đồng Tháp thử món gỏi gà hoa phượng. Đây cũng là món ăn làm từ hoa độc đáo mà bạn nên thử một lần khi có dịp. Món ăn này đã có từ lâu, nhưng phổ biến nhất là ở xứ “sen hồng” và các tỉnh lân cận. Dĩ nhiên muốn thưởng thức món ăn này, ai cũng phải đợi hè về.
Gỏi gà hoa phượng là đặc sản của Đồng Tháp. Ảnh: Cookpad
Nguyên liệu chính của món gỏi gà hoa phượng chính là thịt gà luộc và hoa phượng. Nếu bình thường, người ta kết hợp thịt gà với hoa chuối, bắp cải hay các loại rau, hoa khác thì lần này kết hợp cùng hoa phượng. Hoa phượng khi dùng trộn gỏi cùng thịt gà có vị chuchua, mát mát hòa cùng vị mặn ngọt đặc trưng của gỏi miền Tây.
Công thức chế biến món ăn làm từ hoa này khá đơn giản. Thịt gà sau khi luộc đem xé nhỏ thành miếng vừa ăn, trộn đều cùng hoa phượng được sơ chế sạch. Sau đó cho thêm nước trộn gỏi và các nguyên liệu khác như rau thơm, hành phi, đậu phông, chanh, ớt, đường, muối,…
Món gỏi gà hoa phượng vô cùng đẹp mắt, hấp dẫn. Ảnh:FB Em gái Hậu Giang
So với các món gỏi gà khác, gỏi gà hoa phượng không chỉ ngon miệng mà còn rất bắt mắt. Thịt gà trắng muốt cùng sắc hoa phượng đỏ rực, điểm xuyết thêm sắc xanh của rau thơm, màu vàng của đậu phộng,… tạo nên một món ăn hấp dẫn, khó cưỡng.
Mỗi món ăn làm từ hoa đều có sức hấp dẫn riêng. Ảnh:Mien Tay TV
Có nhiều món ăn làm từ hoa trong ẩm thực Việt Nam như bánh tam giác mạch, nộm hoa ban, gỏi gà hoa phượng hay canh chua bông điên điển. Mỗi món ngon mang một hương vị đặc trưng, thể hiện nét đẹp ẩm thực của từng vùng miền trên đất Việt, góp phần làm đa dạng thêm nền văn hóa của các dân tộc trên dải đất hình chữ S.
Những món ngon tên gọi độc đáo chỉ có ở Hà Giang
Đến với vùng đất địa đầu của Tổ quốc, bạn sẽ khó có thể bỏ qua những món ngon ở nơi đây như: cháo ấu tẩu, thắng dến, thắng cố, bánh tam giác mạch, thịt gác bếp, rêu nướng...
Cháo ấu tẩu
"Chưa ăn cháo ấu tẩu thì chưa đến Hà Giang", câu nói này quả thực không sai. Cháo ấu tẩu ở Hà Giang được làm từ nguyên liệu là củ ấu tẩu (còn có tên gọi ô đầu, ), một loại củ có chất độc cực mạnh thường mọc trên đá vùng đồi núi phía bắc. Bề ngoài giống củ ấu miền xuôi, nhưng bên trong lại khác hẳn bởi củ ấu tẩu rất cứng và độc. Chất độc của củ ấu tẩu có thể gây, song lại là một vị thuốc quý có tác dụng chữa bệnh. Qua cách chế biến tài tình của đồng bào dân tộc, củ ấu tẩu trở thành một món ăn mang hương vị đặc biệt và rất tốt cho sức khỏe.
Một bát cháo ấu tẩu là tổng hòa của các mùi vị: mùi thơm của nếp, vị ngọt của chân giò, vị béo ngậy của trứng, vị chua của măng cùng vị bùi hơi đắng của ấu tẩu.
Thắng dền
Đến Hà Giang, bạn không nên bỏ qua thắng dền, một món ăn chơi khá phổ biến của người dân nơi đây. Thắng dền là món bánh ăn chơi mùa đông, nên phải khi có gió lạnh tràn về thì người ta mới bắt đầu làm bánh. Thắng dền thoạt nhìn trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, bánh cống phù ở Lạng Sơn, nhưng lại có cách chế biến và hương vị khác biệt, khiến du khách ăn thử một lần sẽ thấy ấm áp khó quên.
Nước dùng chan thắng dền được làm từ đường hoa mai, dừa và gừng, tuy nhiên mỗi người làm bánh lại có bí quyết pha chế theo định lượng riêng để đảm bảo độ cay, ngọt vừa phải của món bánh. Thắng dền thơm ngon hay không chính là ở bát nước dùng, phải hài hòa giữa vị ngọt của đường, béo ngậy của dừa và vị vay se se của gừng tươi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào miệng, nhẩn nha cho từng hương vị tan ra nơi đầu lưỡi, ngon đến khó lòng cưỡng lại.
Thắng cố
Nhiều người ví lên vùng cao nguyên cực Bắc mà chưa thưởng thức món thắng cố và uống chén thì coi như vẫn chưa thấy được nét văn hóa đặc trưng của đất và tình người cao nguyên đá Đồng Văn.
Thắng cố còn được gọi là "lẩu dân tộc", là món ăn độc đáo của người Hà Giang có mùi thơm ngậy và vị bùi béo.
Thắng cố được làm từ "lục phủ ngũ tạng" bò, ở đây không có thắng cố ngựa vì lòng ngựa bây giờ đắt và ít. Ngoài muối và chút ít mì chính, gia vị cho món thắng cố cần phải có thảo quả, địa điền nướng thơm, tán nhỏ, ướp vào thịt trước lúc đem xào.
Bánh tam giác mạch
Bánh tam giác mạch của người Hà Giang được làm từ hạt tam giác mạch - thứ mà ít người cất công lên tới Hà Giang để ý bởi mải say trong những cánh hoa tam giác mạch muôn hồng nghìn tía.
Cuối mùa thu, người dân thu hoạch tam giác mạch, hạt của chúng được phơi khô, một phần dùng ủ tạo thành loại men hồng mi nổi tiếng, một phần có thể xay bột làm thành món bánh tam giác mạch.
Bánh tam giác mạch bây giờ ít người làm vì nhọc công mà giá bán chẳng đáng là bao. Tuy nhiên, nếu chịu khó rảo quanh chợ phiên, bạn có thể bắt gặp những chiếc bánh tím to bằng hai bàn tay với giá chỉ 10.000 đồng. Người Mông đi chợ phiên thường mua bánh tam giác mạch để ăn cùng thắng cố, như cách họ ăn bánh ngô, bánh gạo hay xôi bảy màu.
Rượu ngô
Rượu ngô ở Hà Giang được nấu từ ngô do chính người dân tộc ở đây trồng ra. Ngô được ủ với loại men lá truyền thống nên khi uống rượu du khách sẽ thấy vị ngọt, thơm của ngô cùng vị cay cay nóng nóng của men. Rượu ngô có độ cồn không cao như những loại rượu gạo miền xuôi, trung bình khoảng 25 - 30 độ nên người uống rượu sẽ không quá lo bị say hay mệt.
Rượu ngô ở Hà Giang nấu xong được sử dụng trong những ngày Tết, ngày Lễ và trong phiên chợ vùng cao, đặc biệt là thứ không thể thiếu trong các phiên chợ vùng cao.
Rêu nướng
Nếu như thắng dền là món ăn chơi thì rêu nướng lại là đặc sản Hà Giang không thể thiếu trong bữa ăn của người dân tộc Tày, ở xã Xuân Giang. Rêu nướng là món ăn đặc sản Hà Giang lạ miệng, ăn ngon, bổ mà lại có hương vị rất riêng. Rêu được người dân tộc Tày đi lấy ở những khe đá dưới suối, rêu tươi được họ đem rửa sạch và vò hết nhớt mới đem về làm món rêu nướng.
Cam sành Bắc Quang
Hà Giang là một trong những tỉnh có diện tích trồng cam lớn nhất của cả nước, tập trung tại ba huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình. Trong đó, cam sành Bắc Quang là loại trái cây được nhiều người tiêu dùng biết đến bởi hương thơm, vị ngon đậm đà.
Cam sành Bắc Quang quả to, tròn, vỏ sần sùi, màu xanh, cho vị ngọt thanh, mọng nước, có mùi đặc trưng của cam sành. Vì có cùi dày nên loại cam này có thể để được đến 20 ngày mà không bị hư. Đã từ lâu, cam sành đã trở thành thứ đặc sản nức tiếng, là thứ quà quý mà mỗi người đi xa muốn nhớ về Bắc Quang. Có được hương vị đặc trưng, thơm ngon này cũng là nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào.
Mật ong bạc hà Đồng Văn
Mật ong bạc hà Đồng Văn có vị ngọt đậm đà khác hẳn mật ong của vùng khác, chúng êm dịu, thơm ngon, bổ dưỡng và nhất là mùi hương đặc biệt.
Loại mật ong này có mùi thơm rất riêng, màu vàng ánh xanh, ngọt lịm, hương thơm man mát đặc biệt dễ chịu. Thứ mật này có giá trị bồi dưỡng sức khỏe - một thứ thuốc bổ rất cần thiết cho người già và trẻ nhỏ, bên cạnh đó còn có tác dụng chữa bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, làm cho da dẻ hồng hào. Chính vì thế, mật ong bạc hà có giá thành cao nhất trong các loại mật ong.
Mật ong bạc hà là đặc sản quý hiếm chỉ có riêng ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn, nơi có loài hoa bạc hà tím biếc tỏa hương thơm dịu nhẹ.
Cơm lam Bắc Mê
Mỗi dân tộc ở mỗi vùng miền lại có cách chế biến thành hương vị riêng, nhưng cơm lam Bắc Mê của người Tày mang một hương vị đậm đà đặc biệt, để lại ấn tượng trong lòng du khách.
Cơm lam thường được làm trong ống tre, ống nứa, nhưng ngon nhất vẫn là dùng cây hóp non (hóp là một loại cây thuộc họ tre). Cây được chọn làm cơm không quá non hay quá già, đồng bào hay gọi đó là cây "bánh tẻ". Sở dĩ chọn như vậy vì lúc đó ống cây hóp dày, trữ một lượng nước đáng kể, nước này trong vắt và có mùi thơm thanh mát. Ống hóp được chọn phải có lóng dài, vỏ ngoài tươi và xanh, thân ống to vừa phải, cơm ở bên trong mới được chín đều.
Lợn cắp nách
Lợn cắp nách có tên gọi rất đặc biệt mà ai cũng tò mò không biết cái tên đó sinh ra như thế nào. Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì thân hình của con lợn này khá bé mà người dân khi bắt lọ hay để ôm thọt vào người hay treo dưới nách. Hơn nữa, lợn cắp nách được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao của Lào Cai như: Dao, Thái, Mông... Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường và việc nuôi giữ khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc. Những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng... thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn.
Thịt trâu, lợn gác bếp
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc với nhiều dân tộc anh em sinh sống với nhau nên tục gác thịt lên bếp đã trở thành thói quen (phong tục thông lệ) trong mỗi gia đình. Từ bao đời, thịt trâu, lợn gác bếp đã trở thành món ăn không thể thiếu và là đặc sản Hà Giang mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây.
Thịt trâu, lợn gác bếp thường là những thớ thái dọc dài, từng miếng thịt trâu - lợn một được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp. Trước khi mang gác bếp, người dân đã tẩm các gia vị vào thịt như ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén.
Phở chua
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ Trung Quốc, mà người ta vẫn hay gọi là "Lường Pàn" nghĩa là "Phở mát". Món ăn này có vị chua chua, lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
Ngày xưa, phở chua hay được người dân tộc sử dụng trong các đám cỗ của gia đình và thường thì không thể thiếu. Nhưng bây giờ, phở chua không chỉ là món ăn cỗ trong gia đình mà chúng đã phổ biến được nhiều người lựa chọn là món điểm tâm. Những du khách tới Hà Giang, nghỉ chân ven đường cũng không quên lựa chọn cho mình bát phở chua để thoả cơn đói.
Xôi ngũ sắc
Dạo một vòng phố cổ Đồng Văn buổi sáng, gần cuối phố là hàng xôi rất ngon. Quán tuy đơn sơ vài ba thức xôi nhưng khách mua đông làm cô bán hàng phải xới luôn tay. Xôi ngũ sắc được chú ý và chọn mua nhiều nhất bởi chỉ thoáng nhìn qua màu sắc bắt mắt, nhiều thực khách đã có cảm giác "ưng cái bụng".
Những món ăn đặc sản ở Hà Giang bạn không nên bỏ lỡ Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và khám phá những món ăn ngon độc lạ, những món đặc sản của người dân Hà Giang. Những món ăn đặc sản ở Hà Giang bạn không nên bỏ lỡ Hà Giang không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng trong nước mà còn hấp dẫn với khách du lịch quốc tế....