Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao
Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở.
Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.
Cấu trúc ngôi nhà
Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin”. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản.
Khi xưa còn khó khăn về kinh tế và do tập quán sống du canh du cư, phần lớn nhà ở của người Dao Quần Chẹt ở đây đều thuộc dạng nhà cột ngoãm, 3 gian nhưng cũng đạt tới trình độ vì ngoãm hay còn gọi là vì kèo. Nhà có 12 cột, 4 vì ngoãm, 2 mái. Mỗi vì ngoãm có 3 cột (1 cột cái ở giữa, 2 cột quân ở 2 bên), 1 quá giang và 1 bộ kèo đơn. Loại nhà cột ngoãm có đặc điểm là tất cả các cột đều chôn sâu xuống đất. Trong mỗi vì ngoãm 2 đầu quá giang được gác lên ngoãm ở đầu của 2 cột quân rồi buộc chắc chắn bằng dây rừng, tiếp theo tại chỗ ngoãm của cột quân người ta buộc kèo. Riêng cột nóc còn được buộc chặt với quá giang tại điểm giao giữa cột đó với quá giang. Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta gác 2 chiếc xà dọc bằng đoạn cây lên 2 đầu của tất cả quá giang tại chỗ ngoãm của hai hàng cột con, sau đó mới đặt kèo lên xà ngang tại chỗ ngoãm của cột quân.
Nhà của người Dao có 12 cột, 4 vì ngoãm, 2 mái.
Video đang HOT
Với loại nhà cột ngoãm, toàn bộ khung nhà gồm các cột, quá giang, kèo và xà ngang thường làm bằng gỗ. Bộ xương mái thường có sự kết hợp giữa tre và gỗ hoặc hoàn toàn bằng tre. Xung quanh nhà cũng như phần cần được ngăn cách ở trong nhà được thưng bằng những tấm phên mai hoặc phên nứa. Nhà truyền thống của người Dao hầu như không có cửa sổ, có ngôi nhà toàn bộ từ cột, quá giang, kèo cho đến tấm lợp đều làm bằng tre. Thuộc loại này chủ yếu là những ngôi nhà tạm ở trên nương để cư trú trong mùa sản xuất. Nhà cột ngoãm chỉ cho phép sinh sống được vài ba năm lại phải thay cột, lợp lại mái. Đối với những tấm phên thưng xung quanh chỉ sau một năm đều phải thay hoặc làm lại.
Mặt bằng sinh hoạt
Nhà nửa sàn, nửa đất chia theo chiều dọc nửa sau là nền đất, nửa trước là sàn. Nền đất người Dao: gian bên phải có chạn bát, đặt bếp, cối xay, cối giã và bàn thờ. Kề với gian này ở phía ngoài còn có chuồng gà, gian bên trái đặt bàn thờ nhìn ra cửa giữa. Mùa rét gian này còn có bếp khách. Nửa nhà trước là nền sàn, phần này dùng làm nơi ngủ của các thành viên trong gia đình nó được chia thành các buồng nhỏ. Có gian bên phải là buồng ngủ, kề với gian này là máng nước và cũng là buồng tắm, gian bên trái là buồng ngủ của khách và có vách ngăn với lối xuống sàn. Phần sàn có một cửa lớn đối diện với bàn thờ đặt ở phần nền đất, cửa này gọi là cửa ma. Lợn để cúng Bàn vương được nuôi ở gầm sàn dưới cửa này.
Nhà nửa sàn nửa đất do cấu tạo của sàn thấp nên gầm sàn chỉ nhốt lợn, gà, còn trâu, bò có chuồng riêng. Trong ngôi nhà có một gian đặc biệt, gian này có vách ngăn đôi theo chiều dọc và một đoạn vách ngăn ngắn với gian bên hai đoạn vách này được ráp vào nhau tạo thành một góc nhỏ. Góc này chính là nơi đặt bàn thờ. Người Dao ở đây đã biết lợi dụng nền đất làm nền bếp bảo đảm an toàn hơn, sử dụng phần sàn để nằm khỏi phải làm giường. Vì cuộc sống du canh du cư mỗi lần di chuyển người ta không mang giường phản theo.
Gian đặc biệt trong ngôi nhà – nơi đặt bàn thờ của người Dao.
Tuỳ thuộc vào địa hình và diện tích của miếng đất dựng nhà người Dao Quần Chẹt không nhất thiết phải để hiên và có sân ở phía trước nhà. Sân nhà của họ có thể ở một hoặc cả hai bên đầu hồi . Người Dao ở đây không có tập quán dựng hàng rào xung quanh nhà và làm cổng ra vào ngôi nhà chính của họ. Nếu còn diện tích nhiều xung quanh nhà họ trồng nhiều cây ăn quả khác nhau như chuối , bưởi , ổi .. đặc biệt trồng nhiều chuối. Bên cạnh nhà thường có một mảnh vườn nhỏ để trồng rau xanh và cây ăn quả. Nơi có điều kiện họ có thể đào ao thả cá và nuôi ngan, vịt.
Nhà truyền thống của người Dao là nhà nửa sàn, nửa đất.
Nhà ở truyền thống người Dao là một yếu tố văn hóa cổ truyền .Nhà ở phản ánh quá trình lịch sử cư trú của người Dao trước kia. Ngôi nhà nửa sàn, nửa đất chính là kết quả của sự thích ứng tự nhiên của người Dao. Thông qua nhà ở chúng ta thấy được những nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu của tộc người qua các nghi lễ và kiêng kỵ trong việc làm nhà và trong quá trình cư trú. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nhà ở người Dao đang có nhiều sự biến đổi mạnh mẽ.
Nguồn: langvietonline.vn
Tan hoang rừng tái sinh - Ai chịu trách nhiệm?
Tại huyện Bù Gia Mập (tỉnh Bình Phước), cuộc chiến giữ rừng vẫn luôn nóng bỏng dù Chính phủ đã có lệnh đóng cửa rừng.
Mới đây, lợi dụng sự buông lỏng quản lý của cơ quan bảo vệ rừng, các đối tượng đã lẻn vào chặt phá nhiều cây gỗ lớn và đốt rụi khoảng 10ha rừng tái sinh.
Một thân cây lớn bị chặt hạ và đốt cháy
Chạy lòng vòng qua nhiều đoạn đường đất đỏ ngoằn ngoèo, chúng tôi đến được khu vực có rừng bị tàn phá tại Tiểu khu 52 (thôn Bù Ka, xã Đắc Ơ, huyện Bù Gia Mập) thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) Đắc Mai. Tại các khoảnh 1, 2 thuộc Tiểu khu 52 có khoảng 10ha trong diện tích 23ha rừng tái sinh nằm ở khu vực triền đồi thoai thoải đã bị chặt phá, đốt cháy. Xen giữa những bụi lồ ô rậm rạp đã lụi tàn có nhiều gỗ lớn như lim xẹt, cám đã bị chặt hạ trơ gốc, trong đó có cây dài gần 20m đã bị chặt hạ không thương tiếc và các đối tượng chưa kịp tẩu tán ra khỏi rừng. Gần khu vực rừng bị phá còn có một lều trại được dựng bằng gỗ nứa, quây bạt, giường, can đựng xăng.
Anh H., một người dân trong vùng cho biết, khoảng trung tuần tháng 3 có một nhóm đối tượng ngang nhiên đốt phá. Vụ việc diễn ra trong nhiều ngày nên cả chục hécta rừng tái sinh trở thành đống tro tàn. Người dân địa phương cho biết thêm, vụ việc được phát hiện vào ngày 17-3-2019. Các đối tượng phá, đốt rừng là những người dân trong vùng, được một người ngụ huyện Phước Long thuê mướn với mục đích phát dọn để trồng cao su. Thời gian phát dọn diện tích rừng nói trên diễn ra vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 năm 2019.
Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Bù Gia Mập Trần Quốc Hùng khẳng định, không hề hay biết đến vụ chặt phá, đốt rừng nói trên và cho rằng cơ quan kiểm lâm có thiết bị theo dõi nên khi xảy ra vụ việc sẽ có thông báo trên hệ thống của đơn vị.
Còn ông Đặng Khiết, Giám đốc BQLRPH Đắc Mai trưng ra hồ sơ xác nhận vụ việc xảy ra cách đây khoảng 1 tháng, song trong hồ sơ khu vực này gọi là "đất trống". Khi phóng viên cung cấp hình ảnh hiện trường thì ông Khiết phân trần, khu vực bị chặt, đốt cháy chủ yếu là rừng lồ ô và có một số cây gỗ tái sinh nhưng không nhiều (!?).
Theo tài liệu thu thập được, vào năm 2017, Công ty TNHH MTV Cao su Phước Long (Công ty Cao su Phước Long) đã có nhiều văn bản gửi Sở NN-PTNT tỉnh Bình Phước xin tiến hành trồng rừng sản xuất ngay tại khoảnh 1, 2 thuộc Tiểu khu 52 và thực hiện các nội dung hướng dẫn, hoàn thiện hồ sơ thiết kế trồng rừng. Tiếp đó, Công ty Cao su Phước Long đã cùng Công ty TNHH An Huy (Công ty An Huy) ký kết hợp đồng liên doanh về việc trồng rừng sản xuất cây lâm nghiệp, song không thực hiện được. Đến đầu năm 2019, Công ty Cao su Phước Long tiếp tục tiến hành các bước trồng rừng. Các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện thủ tục hồ sơ của công ty không còn phù hợp nên yêu cầu dừng việc trồng rừng.
Trước tình trạng nhùng nhằng trong quản lý rừng xảy ra trên địa bàn, ngày 5-3-2019, Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập đã triệu tập cuộc họp nghe báo cáo công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong đó có nội dung liên quan đến hoạt động trồng rừng. Tại cuộc họp, huyện đã yêu cầu BQLRPH Đắc Mai có trách nhiệm quản lý chặt chẽ, không để xảy ra cháy hoặc tác động khác đến toàn bộ hiện trạng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được tỉnh giao. Đặc biệt ngưng toàn bộ hoạt động trồng rừng sản xuất tại đây và giữ nguyên hiện trường; tăng cường quản lý, bảo vệ đảm bảo công việc phòng cháy chữa cháy.
Tuy vậy vụ việc chặt phá 10ha rừng tái sinh hiện vẫn chưa rõ trách nhiệm của đơn vị nào.
HOÀNG BẮC
Theo sggp
Rừng bị phá tan nát, giám đốc công ty lâm nghiệp thừa nhận 'lực bất tòng tâm' Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar Nguyễn Hồng Mạnh thừa nhận "thực sự chúng tôi lực bất tòng tâm". Đêm 6/4, lực lượng Công an tỉnh Đắk Lắk phát hiện 2 xe chở gỗ lậu. Theo lời khai của nhóm người này, số gỗ trên xe được khai thác ở rừng thuộc xã Cư Bông (huyện Ea Kar, tỉnh...