Độc đáo lễ hội rước hàng trăm cụ thượng thọ ở Quảng Ninh
Lễ hội được xem là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt Nam. Mỗi năm, vô số lễ hội lớn nhỏ được tổ chức trên khắp cả nước, giúp phản ánh rõ nhất những nét đặc trưng của từng vùng miền.
Mới đây, thông tin về lễ hội rước người độc đáo tại vùng đảo Hà Nam, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút đông đảo sự chú ý.
Lễ hội rước người tại Quảng Yên (Quảng Ninh) thu hút đông đảo sự chú ý. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thị xã Quảng Yên)
Được biết, lễ hội rước người này có tên là Hội miếu Tiên Công. Theo đó, những gia đình có người già đạt tuổi tròn 80, 90 hoặc 100 sẽ được con cháu kết võng đào, trang trí kiệu hoa, rước từ nhà lên miếu để làm lễ mừng thọ và tri ân công ơn của những vị Tiên Công lập đảo. Phần này được đánh giá là nét riêng biệt của vùng đảo Hà Nam (Quảng Ninh). Bởi thay vì rước bài vị hay bát hương như những nơi khác thì lễ hội sẽ rước người sống.
Người già thọ tuổi tròn 80, 90 và 100 sẽ được con cháu làm lễ rước rầm rộ lên miếu thờ những vị Tiên Công đã lập ra vùng đảo Hà Nam. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thị xã Quảng Yên)
Ngày hội chính được diễn ra vào mùng 6 – 7 tháng Giêng hằng năm. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày mùng 4, bà con nơi đây đã nô nức chuẩn bị tinh thần trẩy hội.
Đông nghịt người đến tham gia lễ hội. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Video đang HOT
Đến đúng sáng mùng 7, dòng người đông đúc từ nhiều nơi sẽ đổ dồn về miếu để chứng kiến các đoàn rước cụ thượng. Được biết, chi phí để tổ chức một lượt rước như vậy không hề nhỏ, có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Vì vậy, gia đình nào có điều kiện kinh tế tốt sẽ tổ chức rước riêng, còn không có thể rước chung theo họ hoặc theo xã/phường.
Con cháu dâng lễ vật phong phú. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Người dân ở đây cũng quan niệm rằng, dòng họ nào có càng nhiều cụ thượng chứng tỏ dòng họ đó có nhiều may mắn, phúc đức. Bên cạnh đó, gia đình có các cụ song thọ (tức một cặp vợ chồng đều thượng thọ) thì gia đình đó sẽ nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ từ mọi người xung quanh.
Các cụ thượng hoan hỷ cùng con cháu trong ngày lễ trọng đại. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thị xã Quảng Yên)
Sau khi đoàn rước đến miếu, con cháu sẽ dâng lễ vật lên bàn thờ các vị Tiên Công để các cụ thượng tiến hành bái lễ. Các vị bô lão trong vùng sẽ thay mặt các đoàn, báo cáo lên các vị Tiên Công về tên tuổi, dòng họ các cụ thượng được rước đến tham gia lễ hội.
Các vị bô lão trong vùng sẽ cùng các cụ thượng làm lễ. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Theo Ban tổ chức Hội miếu Tiên Công, năm nay, có 203 cụ thượng được rước lên miếu. Trong đó, có 4 cụ thọ 100 tuổi, 64 cụ thọ 90 tuổi và 135 cụ đạt tuổi 80.
Các cụ làm lễ báo ơn 17 vị Tiên Công đã có công lập ra vùng đảo Hà Nam. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Thị xã Quảng Yên)
Song song với tục lệ rước cụ thượng thọ độc đáo, Hội miếu Tiên Công còn có nhiều hoạt động thú vị khác như: chơi cờ người, chọi gà, đánh đu, đấu vật, tổ tôm điếm, kéo co, hát đúm,…
Không khí nô nức nhưng cũng không kém phần tôn nghiêm trong lễ hội. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Bên cạnh tục rước người, Hội miếu Tiên Công còn nhiều hoạt động thú vị. (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Có thể nói, Lễ hội miếu Tiên Công là một nét văn hoá đặc sắc của vùng đất Quảng Yên (Quảng Ninh) – nơi gắn với chiến thắng Bạch Đằng Giang lừng lẫy. Đây không chỉ là dịp để con cháu báo hiếu đấng sinh thành, mà còn là lúc để người dân nơi đây báo ơn 17 vị Tiên Công đã có công khai hoang, lập địa ra đảo Hà Nam ấm no, hạnh phúc. Với ý nghĩa đó, Lễ hội miếu Tiên Công đã được xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, thu hút rất đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội mỗi năm.
Hội miếu Tiên Công là niềm tự hào của người dân vùng đảo Hà Nam (Quảng Ninh). (Ảnh: Báo Tiền Phong)
Bạn có thấy ấn tượng với lễ hội rước cụ thượng độc đáo này? Hãy để lại ý kiến của mình ở phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng lễ hội để trục lợi
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và các sở quản lý văn hóa, thể thao, du lịch các địa phương về việc tổ chức các hoạt động VHTTDL mừng Xuân Quý Mão 2023.
Đáng chú ý, Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ không tổ chức thăm, chúc Tết cấp trên và lãnh đạo các cấp; nghiêm cấm biếu, tặng quà Tết cho lãnh đạo các cấp dưới mọi hình thức; chỉ dự lễ chùa, lễ hội khi được phân công.
Liên quan đến tổ chức lễ hội, Bộ yêu cầu Cục Văn hóa cơ sở hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực, lợi dụng lễ hội thu lợi bất chính, mê tín dị đoan; theo dõi, tổng hợp tình hình tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền cổ động, lễ hội.
Các sở quản lý văn hóa, du lịch, thể thao các địa phương thực hiện tốt công tác quản lý và tổ chức lễ hội theo quy định, bảo đảm các hoạt động lễ hội, vui xuân... thiết thực, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hoá của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương.
Văn bản nêu rõ, tổ chức lễ hội truyền thống theo đúng bản chất, ý nghĩa lịch sử văn hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục; loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển; phát huy tính tích cực, sáng tạo của nhân dân trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội, di tích; vận động, thuyết phục người dân, du khách thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.
Đã có 3 người chết, 100 người bị thương trong thảm họa Halloween tại Seoul 400 nhân viên cứu hộ đã được huy động tới hiện trường vụ giẫm đạp tại lễ hội Halloween ở Seoul. Video: Hiện trường vụ giẫm đạp tại Seoul Hàn Quốc Liên quan đến sự việc đám đông giẫm đạp, chen lấn nhau tại lễ hội Halloween được tổ chức tại phố Itaewon Yongsan, Seoul, một số trang tin của Hàn Quốc đã...