Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của người Khmer
Hằng năm cứ vào rằm tháng 10 âm lịch, người Khmer lại tưng bừng tổ chức lễ hội Ok Om Bok. Đây còn gọi là lễ cúng trăng, một lễ hội lâu đời của người Khmer Nam Bộ.
Truyền thuyết người Khmer cho rằng thỏ chính là tiền kiếp của Phật Thích Ca. Xưa kia sống ở bờ sông Hằng. Một hôm, thần Sakah giả làm ăn xin thử lòng thỏ. Không có gì cho thần nên thỏ đốt lửa, tự nhảy vào để mời người ăn thịt mình. Lửa bỗng dưng tắt và người ăn xin biến mất, thần Sakah hiện ra. Thần muốn khen ngợi lòng hy sinh của thỏ nên vẽ hình thỏ lên Mặt trăng. Trong tín ngưỡng của người Khmer, lễ cúng trăng là để tưởng nhớ tiền kiếp của đức Phật Thích Ca. Đồng thời cũng là dịp tạ ơn thần mặt trăng đã bảo vệ mùa màng suốt một năm qua.
Lễ cúng mặt trăng Ok Om Bok
Vài ngày trước ngày rằm tháng 10 âm lịch, người Khmer đã bắt đầu chuẩn bị mọi thứ để làm lễ. Đến ngày, người Khmer sẽ bày biện bàn cúng trong sân nhà, sân chùa để quan sát mặt trăng.
Trước khi trăng lên, người ta cắm hai thanh tre lên mặt đất, cách nhau 3 mét, gác ngang một thanh tre khác như hình cái cổng. Đặt một cái bàn dưới cổng đó. Trên bàn bày cốm dẹp, khoai lan, khoai môn, dừa tươi, chuối, bánh kẹo, trà… Cứ mỗi lần rót trà là họ lại một lần khấn vái đức Phật.
Mâm cúng đầy đủ mọi thứ của người Khmer
Khi trăng lên đỉnh đầu, người lớn tuổi được người Khmer tin tưởng sẽ đại diện ra cúng tạ mặt trăng. Rót trà, thắp nhang rồi khấn nguyện. Trong quá trình cúng, trẻ con sẽ tập trung lại chờ được ăn bánh. Cúng xong, người ta sẽ phát bánh cho các em nhỏ. Người lớn sẽ đút bánh, kẹo cho các em cho đến khi đầy miệng, sau đó vỗ lưng các em và hỏi các em về ước muốn của mình. Người khmer tin rằng, ước muốn của các em nhỏ cũng là động lực của người lớn trong năm tới.
Video đang HOT
Người làm lễ đút đồ ăn cho trẻ em và hỏi các em về ước muốn của mình
Trong dịp lễ này có 2 sự kiện là thả đèn gió và đua ghe Ngo
Thả đèn gió
Đèn gió được làm từ tre, giấy quyến và dây kẽm. Đáy đèn để trống có lớp gòn bên trong. Lúc thả thì đốt lớp gòn, nhiều người cùng nâng đèn lên cao. Nhiệt độ làm giấy căng phồng, tạo ra lực đẩy để đèn bay lên. Đèn gió bay lên trời mang theo nguyện ước của người Khmer.
Đua ghe Ngo
Đua ghe Ngo là sự kiện được chờ đợi thứ hai của lễ hội Ok Om Bok. Ghe Ngo là tên của một loại thuyền độc mộc. Ghe dài 25 – 30 mét, rộng khoảng 1 – 1,4 mét. Trên ghe đóng nhiều thanh gỗ gác ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo cặp. Mỗi ghe đua có thể chở từ 40 – 60 người chèo. Người lớn tuổi, có chức sắc, được nể trọng sẽ điều khiển nhịp chèo và ngồi ở mũi ghe. Người cầm lái ngồi ở đuôi ghe. Mỗi ghe Ngo tô vẽ những biểu tượng như cọp, rồng, sư tử… Trước khi đua, ghe Ngo luôn được tu bổ, hạ thủy tập dượt, làm lễ cúng bái trước rất kĩ càng. Cúng bái trước là để cầu các vị thần phù hộ cho quá trình diễn ra cuộc đua được thuận lợi, an toàn.
Đến trưa ngày rằm, người dân ra hai bên bờ sông háo hức chờ đợi cuộc đua bắt đầu. Sau hồi còi hiệu lệnh xuất phát, từng đội ghe đua nhau chèo trong tiếng trống, tiếng loa, tiếng reo hò của người cỗ vũ.
Cuộc đua ghe Ngo vì danh dự của mỗi phum sốc Khmer diễn ra sôi nổi
Ghe Ngo là một sản phẩm văn hóa độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Ghe cũng là biểu tượng của sự no ấm, sung túc, là đại diện cho mỗi phum sóc, xã, huyện. Do đó, cuộc đua ghe thường diễn ra quyết liệt không chỉ vì giải thưởng, mà còn vì danh dự và vinh quang của phum sóc. Đua ghe Ngo cũng là môn thể thao hấp dẫn và hào hứng.
Nếu du khách du lịch miền Tây Nam Bộ trong dịp này, được hòa mình vào lễ hội Ok Om Bok, sẽ cảm thấy trải nghiệm này vô cùng đáng giá. Không khí rộn ràng, vui nhộn của lễ hỗi sẽ khiến bạn quên hết mọi phiền muộn, hòa mình vào lễ hội mỗi năm chỉ có một lần này.
Lễ hội Ok Om Bok mỗi năm chỉ có một lần, mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần người Khmer. Thể hiện khát vọng và tâm hồn người Khmer, thể hiện sự biết ơn của người Khmer với đấng bề trên. Việc giữ truyền thống tổ chức lễ hội Ok Om Bok cũng góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa giàu tính nhân văn của người Khmer Nam Bộ. Không chỉ vậy, lễ hội còn là một sản phẩm du lịch thu hút du khách đến với vùng đất này.
Theo trí thức trẻ
Gà đốt lá chúc - món chỉ ngon khi ăn ở An Giang
Những con gà sau khi nướng chín có màu vàng bóng, thơm nức và hương vị đậm đà khác nhiều nơi.
Huyện Tri Tôn không chỉ có cảnh đẹp mà còn là "thiên đường" dành cho những ai thích khám phá ẩm thực. Điển hình là các món ăn mang nét đặc trưng ẩm thực Campuchia du nhập vào Việt Nam. Với món gà đốt trứ danh tại vùng đất này, bữa trưa là thời điểm lý tưởng để bạn thưởng thức sau buổi sáng dạo chơi.
Món gà đốt trứ danh ở An Giang. Ảnh: Chấn Phong.
Gà đốt là món ăn truyền thống của người Khmer ở An Giang. Mới nghe qua, món ăn có vẻ đơn giản nhưng lại có cách chế biến kỳ công. Gà được chọn phải là những con thả vườn, thịt tại chỗ để đảm bảo độ tươi. Sau sơ chế, đầu bếp sẽ ướp với sả, ớt, lá chúc (cùng họ chanh), tỏi, đường, muối với lượng vừa đủ. Trong lúc đợi gà thấm gia vị, người dân sẽ chuẩn bị bếp đốt, nồi đất đã được xếp một lớp muối cùng sả và lá chúc dưới đáy.
Món ăn có thành công hay không phục thuộc cả vào quá trình nướng. Đầu bếp phải khéo léo canh lửa, lúc đầu cho lửa to rồi từ từ nhỏ dần để đảm bảo gà chín đều. Khi mùi thơm nức của gà toả ra theo khói cũng là lúc gà chín tới.
Con gà được dọn ra có màu vàng đẹp mắt, ăn kèm rau sống, dưa leo, chấm nhiều loại nước chấm khác nhau như nước mắm nhà làm, muối tiêu chanh, muối ớt chanh. Trong đó, nước chấm lá chúc lạ miệng nhưng hơi mặn, chỉ nên chấm một lượng vừa phải. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận thịt không bị khô và có mùi hương thoang thoảng nơi sống mũi.
Ngon nhất là khi thưởng thức gà đốt bằng tay. Ảnh: Sơn Đoàn.
Không đếm được số lần tìm đến Ô Thum (Tri Tôn, An Giang) để thưởng thức món ăn trứ danh, anh Hùng (sống ở Tri Tôn) cho biết: "Ăn gà đốt chỉ nên ăn ở Ô Thum vì hương vị không nơi nào có được. Phong cảnh bạt ngàn, núi cao hồ mát lại còn được thưởng thức một món ngon thì còn gì bằng".
Lần đầu tiên thử gà đốt, bạn Yết (du khách) chia sẻ: "Trước giờ mình chỉ được ăn gà luộc hoặc chiên. Cách chế biến món này khá lạ, thịt vừa mềm vừa ngọt, còn có mùi lá chúc rất thơm", Yết nói.
Ở Ô Thum, nhiều quán gà đốt ra đời và mỗi nơi điều có nét riêng để hút khách. Bạn có thể tìm đến quán "Siêu gà đốt" - Siêu là tên của anh chủ quán. Đây là một trong những quán gà đốt đầu tiên ở Ô Thum với vị gà và nước chấm vẫn không bị biến tấu quá nhiều.
Tùy theo sức ăn mà chủ quán sẽ giúp bạn chọn kích thước của gà. Gà thả vườn nên thịt ngọt tự nhiên, không to, khoảng hai người ăn một con là vừa đủ. Để no bụng, bạn có thể gọi thêm cơm trắng hoặc cơm chiên. Suất ăn dành cho 2 người dao động 300.000 đồng kể cả nước uống.
Thị trấn Tri Tôn nhỏ nhưng có nhiều điểm dừng chân hấp dẫn. Đến đây, du khách có thể đến suối Vàng, núi Tô, hồ Tà Pạ, khu du lịch Tức Dụp, núi Cấm, hay xa hơn là rừng tràm Trà Sư, chợ Tịnh Biên.
Theo VNE
Nữ sinh 2000 người Khmer gây sốt với vẻ đẹp lạ, cuốn hút như con lai Sở hữu gương mặt đẹp lạ với đôi mắt sâu, sống mũi cao cùng làn da ngăm, Thu Hà thường xuyên bị nhận nhầm là con lai. Thời gian vừa qua, đã có rất nhiều những cô nàng dân tộc xinh đẹp bất ngờ thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Khác với phần lớn những hot girl khác, các cô...