Độc đáo khoai deo Quảng Bình
Với người dân ở đây, được thưởng thức những lát khoai deo ngọt ngào bên ly trà nóng trong thời tiết lất phất mưa quả là thật tuyệt.
Khoai lang là món ăn dân dã, thường được chế biến thành nhiều món ngon như: khoai lang nướng, nấu súp, làm mứt, chiên… rất quen thuộc và ai cũng biết. Nhưng ở Quảng Bình, có một món ăn độc đáo chế biến từ khoai lang là khoai deo, là đặc sản nổi tiếng chỉ có ở vùng đất này.
Khoai deo là đặc sản nổi tiếng của vùng đất Quảng Bình. Ảnh: M.K.
Khoai deo được chế biến rất đơn giản, nguyên liệu duy nhất là những củ khoai lang sống. Đơn giản là thế nhưng để có khoai deo ngon, thì phải có bí quyết riêng. Theo người dân ở đây, khoai lang sau khi thu hoạch về không nên làm ngay mà phải chất đống một thời gian để khoai được ráo nước, nhưng không được mọc mầm (khoai mọc mầm khi ăn sẽ rất độc). Khi khoai bớt tươi, bề ngoài củ không còn căng mọng và sáng màu thì đem rửa sạch rồi luộc chín.
Video đang HOT
Sau đó bóc vỏ, thái lát mỏng đem phơi dưới trời nắng thật to từ 7 đến 9 ngày. Lát khoai deo ngon phải có màu cánh gián, khi ăn có độ dẻo, ngọt và thơm mùi khoai.
Những ai lần đầu ăn khoai deo sẽ chê nó “cứng gãy răng” nên bạn phải biết cách thưởng thức, cắn từ từ từng miếng nhỏ một, bắt đầu nhai sẽ thấy được cái dẻo mềm cùng vị ngọt nhẹ còn thơm mùi khoai rất ngon miệng.
Khoai deo Quảng Bình mộc mạc, dân dã là thế, nhưng với những người xa xứ, khoai deo là món quà quê giản dị nhưng rất thân thương. Riêng với những du khách khi đến vùng đất này, khoai deo là món quà không thể thiếu để dành tặng bạn bè, người thân khi trở về.
Bài và ảnh Hồ Thị Mai Ka
Theo VNE
Bánh gai - quà quê bình dị nơi phố thị
Chiếc bánh nhỏ có màu đen, vỏ mềm, dẻo, bùi, thơm ngậy do nhân mang lại, khi ăn có vị ngọt thơm, ăn xong vẫn còn thèm.
Bánh gai là một loại bánh ngọt truyền thống, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Trung Bộ. Bánh có dạng hình vuông hoặc hình chóp, thành phần bánh được làm từ bột nếp và lá gai, bên trong nhân đậu xanh, là món ăn vặt hoặc ăn tráng miệng sau những bữa cơm.
Chiếc bánh gai nhỏ được gói bằng lá chuối khô là món quà quê bình dị được nhiều người ưa thích.
Nhìn vào chiếc bánh gai có thành phần đơn giản nhưng là một quá trình khá cầu kỳ khi chế biến. Đầu tiên là nếp, phải chọn loại gạo nếp hạt chắc, thơm dẻo, nếp được đem ngâm mềm, sau đó xay và lắng nước lấy bột. Lá gai tươi có màu xanh, rửa sạch, luộc chín và vắt khô, thêm một ít dầu ăn cho vào cối giã nhuyễn. Bột nếp được trộn đều với lá gai đã giã nhuyễn sao cho bột thật mềm và dẻo. Nhân bánh bao gồm đậu xanh bỏ vỏ, hầm chín và đánh tơi với đường cát trắng, có nhiều nơi cho thêm cơm dừa khô.
Phần bột được vo thành từng viên tròn nhỏ bằng nắm tay trẻ em, nắn dẹp cho nhân vào bên trong và bọc lại. Lá gói bánh là lá chuối hột phơi khô, được xé thành từng miếng nhỏ, phần bánh cho vào bên trong và gấp từng góc lại thật kín để khi hấp nước không lọt vào làm hỏng bánh. Muốn cho chiếc bánh thêm thơm ngon, người thợ sẽ rắc một ít vừng bên ngoài vỏ bánh trước khi gói lại, sau đó lấy lạt mềm buộc bánh thành từng cặp với nhau xếp vào nồi và đem hấp.
Vỏ bánh mềm, dẻo có màu đen đặc trưng của lá gai. Nhân bánh thường là đậu xanh được đánh nhuyễn với đường, có nhiều nơi cho thêm một ít cơm dừa khô làm cho nhân bánh thêm ngọt, béo và thơm.
Những chiếc bánh gai không chỉ là món quà quê bình dị, ở một số vùng miền, bánh gai còn là một vật phẩm không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên trong ngày lễ Tết. Chiếc bánh gai mộc mạc thơm mùi đồng ruộng chỉ cần nghe nhắc đến đã thấy đâu đây mùi lá gai thoang thoảng trong hương nếp mới cùng vị ngọt bùi của nhân không thể lẫn vào đâu được.
Huấn Phan
Theo ngôi sao
Mặn mà bánh bột lọc nhân tôm xứ Huế Trong hàng trăm loại bánh đặc sản của Huế, bánh bột lọc nhân tôm được biết đến như một thức quà giản dị, dễ ăn, ít gây cảm giác ngấy. Bánh bột lọc vốn là món ăn phổ biến trên khắp đất nước, đặc biệt là ở vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, ở Huế, bánh bột lọc nhân tôm được người dân...