Độc đáo giải pháp gắn lens DSLR lên iPad
iPad 2012 được trang bị camera iSight 5,0 Megapixel có khả năng quay video Full HD 1080p và màn hình Retina hứa hẹn sẽ trở thành một thiết bị chụp ảnh và ghi hình được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc cầm một chiếc tablet 9,7 inch để quay video và chụp ảnh trông thật nực cười và thiếu chắc chắn. Nếu bạn cũng có suy nghĩ như vậy, thì bộ đôi Padcaster và Lenscaster là trợ thủ tuyệt vời cho bạn thỏa sức chụp hình và quay video với chiếc iPad sành điệu của mình.
Josh Apter – nhà sáng lập của Manhattan Edit Workshop đã phát triển Padcasters, một giải pháp hợp túi tiền cho việc gắn chiếc Apple iPad vào tripod. Sở dĩ Josh Apter quyết định thực hiện ý tưởng này là bởi chiếc iPad 2012 có khả năng quay được video 1080p, tích hợp mạng LTE và có sẵn các tiện ích chỉnh sửa ảnh đi theo máy. Những điều này khiến cho iPad trở thành thiết bị tất cả trong một tuyệt vời để chụp, cắt và truyền tải video nhưng vẫn rất cơ động và gọn nhẹ để mang theo người. Chiếc ngàm ống kính Lenscaster cho phép bạn gắn mọi ống kính chuyên nghiệp vào camera của iPad thông qua một adapter 35mm bất kì. Điều này cho phép phần cứng của iPad có thể xử lý được một vài hiệu ứng quang học, như là DOF mỏng, lấy nét bằng tay, và zoom vào chủ thể mà không làm mất độ chi tiết của ảnh. Thật đáng ngạc nhiên phải không, những tính năng này khiến iPad không thua kém một chiếc DSLR thực thụ nào.
Apter đã trình diễn khả năng chụp hình của iPad với Padcaster and Lenscaster tại Union Square ở New York. Ông cũng tiến hành ghi hình phỏng vấn khách qua đường với một bộ chuyển đổi ống kính Cinevate 35mm, ống kính 85mm f/1.4 của Carl Zeiss, và một mic thu âm Sennheiser MKH-60, tất cả đều được gắn lên iPad thông qua Padcaster. Bộ đôi Padcaster và Lenscaster có thể trông không được hấp dẫn về kết cấu vật lý, nhưng những kết quả thu hình thực tế với chúng thì vô cùng thuyết phục. Thậm chí bộ khung của Padcaster còn dày gấp đôi khung sườn trên các mẫu DSLR thông dụng. Thực chất thì Padcaster gồm 2 phần chính, thứ nhất là bộ khung nhôm ở bên ngoài, và thứ hai là phần bảng màu đỏ bên trong được làm từ vật liệu urathane có tác dụng ôm lấy chiếc iPad của bạn.
Video đang HOT
Với cấu tạo chắc chắn như vậy, Padcaster cho phép bạn thoải mái khoác lên mình chú iPad của mình những đồ chơi hàng khủng như ống kính dành cho máy DSLR, mic thu âm, và cả đèn flash nữa. Các nhà thiết kế cũng đang làm việc để phần khung giữ iPad có thể nhỏ gọn lại để có Padcaster trong tương lai có thể dùng được với các smartphone nữa. Padcaster sẽ sớm xuất hiện trên thị trường với giá khoảng 200USD, trong khi nếu lựa chọn thêm Lenscaster đi kèm thì bạn sẽ phải trả thêm 60USD nữa. Không chỉ có vậy, bạn cũng cần phải tính đến chuyện sắm thêm một bộ phóng đại quang học để chèn vào khoảng trống giữa iPad và lens, cùng với cả một adpter 35mm nữa. Ngoài ra thì bộ thiết bị này còn có một điểm trừ, đó là nó không tận dụng được độ phân giải Retina trên chiếc iPad. Nó sẽ tạo ra phần khung đen bao quanh hình ảnh, bạn có thể thấy được điều này trong đoạn video được quay bằng iPad và Padcaster dưới đây.
Con đường tỷ phú: Chân dung nhà sáng lập Skype
Bí quyết thành công của Janus Friis người khai sinh dịch vụ Skype là chăm học nhưng không trọng bằng cấp, sáng tạo phát triển ứng dụng để đem bán.
Nếu bạn nghe nói tới Facebook, hẳn bạn biết tới anh chàng hoạ sĩ nghèo rớt mùng tơi David Choe sắp trở thành người sở hữu 200 triệu USD, thay vì cách đây 5 năm anh ta nhận khoảng 100 USD cho bức tranh vẽ của mình. Công nghệ biến những người từ không có gì thành có tất cả, David Choe chỉ là một chàng trai may mắn, nhưng có rất nhiều người đi lên từ tài năng thực sự. VTC News giới thiệu với bạn loạt bài rõ nét hơn về chân dung những tỷ phú công nghệ này.
Sinh năm 1976 tại Copenhagen là người nổi tiếng về sáng kiến lập doanh nghiệp mới. Tuy còn khá trẻ, nhưng chàng trai Đan Mạch đã cho ra đời nhiều hệ thống phần mềm từ dịch vụ chia sẻ file, điện thoại Internet cho đến phần mềm truyền hình tương tác.
Bỏ học để đi làm sớm
Không học cao, thậm chí Friis đã bỏ dở chương trình phổ thông để đi làm nhân viên văn phòng tại CyberCity, một trong các nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của Đan Mạch. Anh đã gặp Zennstrm vào năm 1996. Vào thời điểm đó, Zennstrm lãnh đạo chi nhánh hãng điện thoại Tele2 ở Đan Mạch, và Friis đã được thuê để hỗ trợ khách hàng của hãng. Friis và Zennstrm làm việc chung với nhau ở hãng Tele2 để đưa mạng get2net và cổng thông tin everyday.com vào hoạt động ở Đan Mạch.
Nhà doanh nghiệp Janus Friis nổi tiếng chỉ bán ý tưởng công nghệ chứ không kinh doanh
Sau đó, Friis và Zennstrm đều rời hãng Tele2. Friis dọn vào căn hộ nhỏ của Zennstrm tại Amsterdam vào năm 2000 để bắt đầu dự án riêng KaZaA, chương trình phần mềm với giao thức truyền thông chia sẻ tập tin mạng FastTrack. Giao thức truyền thông FastTrack cũng do chính Friis thiết kế.
Từ thành công này, công nghệ mạng ngang hàng ra đời và các công nghệ tối ưu hóa truyền thông mạng đã được tác giả của nó tích cực quảng bá đem bán cho những công ty đầu tư công nghệ.
Tìm ra công nghệ gọi điện thoại miễn phí
Friis cùng với nhà đồng sáng lập Zennstrom đã sử dụng công nghệ chia sẻ ngang hàng P2P (peer-to-peer) tạo ra sản phẩm tuyệt tác Skype nhằm kết nối bạn với những người dùng khác - không chỉ để chia sẻ tập tin mà còn là giải pháp điện thoại và chat cùng bạn bè.
Skype hiện đã có mặt trên CPU, Laptop, Tablet, Smartphone và thậm chí là cả Home Phone
Công nghệ đặc biệt tiên tiến mà vẫn rất dễ sử dụng được ra mắt năm 2003, năm 2004 - Skype nhận được sự tài trợ 20 triệu USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm và nó đã nhanh chóng thay thế cho các giải pháp sử dụng công nghệ truyền dữ liệu điện thoại Internet thông thường nên dễ bị các hệ thống tường lửa chặn và làm gián đoạn. Nhưng phần mềm Skype cho khả năng kết nối trực tiếp giữa các phần mềm của người dùng để thiết lập cuộc gọi 2 người hoặc theo nhóm, vì thế chất lượng được cải thiện. Bạn có thể thực hiện các cuộc gọi miễn phí đến bạn bè sử dụng Skype chỉ trong giây lát.
Tháng 9/2005, anh và người đồng sở hữu Niklas Zennstrm bán Skype cho eBay với giá 2,6 tỷ USD, Friis vẫn giữ một phần quyền sở hữu Skype thông qua một hãng đại diện. Tiếp đó, Microsoft bán Skype cho tập đoàn Microsoft với giá 8,5 tỷ USD vào tháng 5/2011.
Không kinh doanh nhưng bán ý tưởng
Friis là người tiên phong trong phát triển mô hình kinh doanh nhưng lại không trực tiếp điều hành một doanh nghiệp thực sự nào hết. Anh đã dành đến 20% thời gian của mình vào việc biến ý tưởng công nghệ thành kế hoạch kinh doanh rồi đem chuyển giao cho nhiều công ty khác để kiếm lợi nhuận.
Năm 2006, Friis tập trung cho dự án mới mang tên Venice Project mở đầu cho kỷ nguyên truyền hình trực tuyến bùng nổ. Ý tưởng của nó để tạo ra hệ thống phân phối các chương trình truyền hình, video clip trên các thiết bị điện tử giải trí gia đình, đồ dùng di động cá nhân và dễ dàng xem được bằng trình duyệt web.
Cuối cùng Friis và Zennstrm hoàn thiện chương trình đặt tên là Joost. Tài sản của dịch vụ này đã được bán cho Adconion Media Group trong tháng 11/2009. Công nghệ này đã được ứng dụng để tạo ra các chương trình phần mềm ứng dụng tương tác để phân phối các chương trình truyền hình và các dạng khác có chứa video trên các trang web.
Friis cũng là người đồng sáng lập mạng Altnet, một mạng bán nhạc thương mại cho các người sử dụng KaZaA.
Với những giải pháp đột phá, Friis được vinh danh là người đã có ảnh hưởng lớn trong ngành CNTT và tạo ra sự thay đổi tích cực về mặt xã hội. Mặc dù rất bận rộn với những đam mê sáng tạo nhưng Friis cũng là một fan hâm mộ môn thể thao mạo hiểm rơi tự do. Anh cũng dành phần lớn thời gian rảnh rỗi cho câu lạc bộ võ thuật, bơi lội và những chuyến picnic đi biển.
Theo VTC
Nhà sáng lập Megaupload được tại ngoại Nhà sáng lập website chia sẻ dữ liệu Megaupload đã được một tòa án ở New Zealand cho phép tại ngoại hậu tra trong hôm nay, 22.2. Theo BBC, ông Kim Dotcom, 38 tuổi, đã bị bắt giam tại ngôi biệt thự bên ngoài Auckland vào ngày 20.1 theo yêu cầu của nhà chức trách Mỹ. Ông đối mặt với việc bị khởi...