Độc đáo “cổng xuyên không” nối 2 đất nước như trong phim viễn tưởng
Hai cánh cổng hình tròn đặc biệt được đặt ở thủ đô Vilnius ( Lithuania) và Lublin ( Ba Lan) để kết nối người dân 2 thành phố giữa thời dịch bệnh.
Dịch Covid-19 khiến việc đi lại, du lịch giữa các quốc gia bị hạn chế. Trước thực tế này, thủ đô Vilnius của Lithuania có một ý tưởng thú vị đó là tạo ra một cổng thông tin điện tử thời gian thực đến thành phố Lublin của Ba Lan để người dân 2 nơi có thể giao tiếp với nhau hàng ngày, đem lại kết nối giữa thời dịch bệnh. Tại Vilnius, cánh cổng nằm gần ga tàu Vilnius, còn tại Lublin, nó tọa lạc ở Plac Litewski.
Hai thành phố vốn có mối liên hệ đặc biệt trong quá khứ, khi Hiệp ước Lublin được ký vào 1/7/1569 giữa Ba Lan và Luthuania tại thành phố cùng tên. Công trình này được coi là biểu tượng cho sự đoàn kết, tương thân tương ái.
Cánh cổng có thiết kế hình tròn, tượng trưng cho “bánh xe thời gian”. Trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng, đây là cánh cổng cho phép con người dịch chuyển xuyên thời gian và không gian. Màn hình trên cánh cổng cho thấy cuộc sống trực tiếp của người dân hai thành phố, với tầm nhìn mô phỏng cách các nhà du hành vũ trụ nhìn xuống Trái Đất.
Video đang HOT
Hiện tại, cổng đang được tắt tiếng vì khó duy trì âm thanh 24/7 song người dân 2 phía vẫn tìm cách giao tiếp với nhau thông qua những cái vẫy tay, nụ hôn,… Tuy nhiên, vào những dịp đặc biệt, tiếng sẽ được bật để người dân hai thành phố có thể chuyện trò, giao lưu.
“Cánh cổng xuyên không” là sáng tạo của các kỹ sư tại trung tâm Sáng tạo và Đổi mới của đại học Kỹ thuật Vilnius Gedima. “Đây là một cầu nối gắn kết và là một lời kêu gọi vượt lên những định kiến và bất đồng”, ông Benediktas Gylys, người được cho là khởi xướng ý tưởng, nói.
Dự án mất đến 5 năm để hoàn thiện và được ra mắt trong đại dịch, khi mọi người cảm thấy cô lập và khát khao kết nối hơn. Từ khi được vận hành cánh cổng đã thu hút sự chú ý lớn của người dùng mạng xã hội. Dân mạng để lại nhiều bình luận hài hước, chẳng hạn như nếu bạn chạy qua cánh cổng, bạn sẽ đến được Ba Lan.
Cánh cổng “xuyên không” này là đầu tiên trên thế giới nhưng không phải cuối cùng. Những người thực hiện dự án hy vọng có thể kết nối 10 thành phố trên khắp thế giới, với hai cổng được lên kế hoạch ra mắt sớm, một ở Reykjavik, Iceland và một ở London, Anh.
Vẻ đẹp tuyệt mỹ của Lithuania dưới ống kính máy bay không người lái
Dưới góc nhìn trên cao, mọi cảnh đẹp hiện ra chân thực và toàn cảnh nhất.
Nhiếp ảnh gia Martynas Charevicius viết trên trang cá nhân của mình: "Tôi giới thiệu tới các bạn bộ sưu tập ảnh của tôi về những cảnh quan Lithuania mà tôi đã thực hiện bằng máy bay không người lái.
Tất cả những hình ảnh trên được tôi chụp tại các thời điểm khác nhau - chủ yếu là vào buổi sáng, nhưng cũng có vài cảnh hoàng hôn hoặc tối muộn"
Bộ ảnh khiến người xem ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp mùa thu ở quốc gia mà với nhiều độc giả còn thấy lạ lẫm ngay từ tên gọi.
Lithuania là một quốc gia nhỏ thuộc nhóm Bắc Âuvới diện tích chưa đầy 70.000 km vuông.
Lithuania có đường bờ biển dài giáp với biển Baltic. Thiên nhiên đã cho quốc gia nhỏ bé này nguồn tài nguyên màu mỡ với địa hình bằng phẳng và hệ thống sông ngòi chằng chịt
Nhà thờ lịch sử nằm ở trung tâmKernave, thị trấnphía tây bắc của thủ đô Vilnius là một địa điểm không thể bỏ qua bởi những tòa kiến trúc xưa cũ của chính quyền và người dân. Chỉ cần dạo bước trên con đường của Kernave, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy bản thân mình như lạc về thế kỷ 18-19.
Cầu Zverynas dưới ánh hoàng hôn với tòa nhà Quốc hội ở bên.
Ngắm những ngôi nhà sặc sỡ nhất thế giới Những ngôi nhà sặc sỡ nhất thế giới nằm ở nhiều quốc gia khác nhau như Áo, Mỹ, Mexico, Đức, Pháp, Đan Mạch, Ba Lan, Singapore. Ngôi nhà nhiều màu với thiết kế độc đáo ở Mexico Ngôi nhà nghệ thuật ở Vilnius, Lithuania Tòa nhà xanh tại Dresden, Đức Tòa nhà nổi bật trên đường phố ở thủ đô Istanbul của Thổ...