Độc đáo buồng chuối trổ hàng trăm nải, dài 2,5m vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại
Gia đình anh chàng nông dân Nguyễn Tuấn ( ngụ Quảng Ngãi) cho biết, 3 năm trước cây chuối này đã bắt đầu ra quả nhưng đây là năm đầu tiên có buồng chuối có số nải dày đặc. Cây chuối trổ buồng có hơn 120 nải, dài 2,5m, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Cây chuối độc đáo nói trên được biết là của gia đình anh chàng nông dân Nguyễn Tuấn (ngụ Quảng Ngãi) trổ buồng có hơn 120 nải, dài 2,5m, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
(Nguồn clip: Dân Trí)
Liên tục những ngày qua, nhiều người dân hiếu kỳ đã kéo đến nhà anh Tuấn để xem chiêm ngưỡng cây chuối trổ buồng dài hơn 120 nải.
Cây chuối độc đáo này hiện đã trổ buồng với khoảng 120 nải, dài 2,5m. (Ảnh: Dân Trí).
Chia sẻ với Zing, anh Tuấn cho hay 3 năm trước cây chuối này đã bắt đầu ra quả nhưng đây là năm đầu tiên có buồng chuối có số nải dày đặc. Hiện những nải chuối đầu tiên có trái khá to và đã bắt đầu chín.
Anh Tuấn cho biết, cây chuối bắt đầu cho trái cách đây 3 năm nhưng đây là năm buồng chuối trổ nhiều nải nhất. (Ảnh: Dân Trí).
‘Tình cờ đi du lịch ở miền Tây, tôi được người bạn tặng cho giống chuối này mang về quê trồng. Không ngờ, cây lại trổ buồng có nhiều trái như vậy’, anh Tuấn nói.
Buồng chuối tiếp tục cho nải chưa có dấu hiệu dừng lại. (Ảnh: Zing).
Trong khi đó, phần hoa chuối còn khá lớn và tiếp tục kết trái to gần chạm sát đất. Anh Tuấn đang lên kế hoạch đào hố xuyên xuống đất cho buồng chuối tiếp tục phát triển.
Ngọc Phượng (Tổng hợp)
Theo Saostar
Triệt để như người Việt Nam: Cả cây chuối to vậy mà đến 2/3 dùng cho việc... ăn
Trừ bỏ phần thân và rễ thì dường như phần nào của cây chuối cũng được người Việt phục vụ cho sự nghiệp ăn uống.
Cây chuối là một loại cây thân thuộc và gần gũi với người Việt Nam. Chúng ta lớn lên từ những món ăn vặt làm từ chuối như bánh chuối, chuối nếp, chè chuối... từ những tô canh chua hoa chuối bào, đến các đĩa gỏi, nộm mẹ và bà hay làm vào mùa hè nóng bức. Có một sự thật là có rất nhiều các bộ phận cây chuối được dân tộc Việt Nam vốn "dĩ thực vi thiên" tận dụng triệt để để phục vụ cho việc ăn uống. Trừ thân và rễ có vẻ "khó quá bỏ qua" thì những phần còn lại đều không "tránh khỏi" mảng ẩm thực:
Quả
Quả chuối thì không cần phải nói, là phần có khả năng ăn được cao nhất trong bất kì loại cây trái nào. Chuối ở Việt Nam có vô cùng nhiều loại và có thể được mang đi làm vô số những món ăn khác nhau. Và khi mình nói "vô số", ý mình là "vô số" thật đấy. Đến cả người Việt còn gặp khó khăn trong việc kể tên hết các món ăn từ quả chuối. Chúng ta có thể ăn chuối nguyên chất, hiển nhiên, nhưng cũng có thể ăn nó với cơm, thêm ít nước mắm hoặc nước tương. Chuối sống còn có thể dùng để chế biến các món ăn như kho, om, ngào đường... Chuối chín có thể làm bánh chuối chiên, kem chuối, chuối nếp nướng, các loại bánh chuối...
Hoa
Hoa chuối, hay còn được gọi là bắp chuối, cũng là một bộ phận được người Việt tận dụng triệt để. Bắp chuối có thể dùng để nấu canh chua, có thể ăn cùng nhiều món sợi như bún, mì... Ngoài ra, chắc hẳn không bạn nào không biết đến món nộm hoa chuối (hay miền Nam gọi là gỏi bắp chuối) với hàng trăm phiên bản. Ngoài ra, còn có cả món hoa chuối nấu ốc, canh hoa chuối...
Củ
Ít được biết đến hơn, củ chuối, hay còn gọi là phần "thân thật" (khác với thân giả nằm phía trên mặt đất), được dùng để làm nhiều món ăn hấp dẫn. Xứ Đoài vùng ven Hà Nội thường hay làm món củ chuối nấu xương trong các dịp lễ lạt hay giỗ hiếu. Người ta đào củ chuối mang về sơ chế, thái lát mỏng, ngâm muối cho trắng và mềm, sau đó vắt khô rồi ướp với mắm tôm và các loại gia vị, xào cùng xương lợn rồi đổ nước vào ninh thành canh.
Mặt khác, còn có câu ca dao:
"Cá rô quyện với nồi giang,
Còn như củ chuối, lươn vàng quyện nhau"
Nếu biết câu này, hẳn bạn phải biến đến món lươn om củ chuối phổ biến tại các tỉnh thành Bắc Bộ như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định...
Lươn om củ chuối.
Lá
Lá chuối tuy không ăn được, nhưng phần lớn ẩm thực Việt Nam đều có "dính dáng" đến loại lá này. Lá chuối dùng gói cơm, gói xôi, gói các loại bánh truyền thống. Bánh tét, bánh ú, bánh ít... thường được gói bằng lá chuối. Mỗi dịp Tết đến, các bà các mẹ lại thu gom lá chuối, rửa sạch, mang đi ngâm rồi dùng gói bánh. Lá chuối cũng được dùng để gói xôi tại những gánh hàng rong ven đường. Lá chuối có một lớp sáp mỏng trên mặt lá mà khi gặp nhiệt độ sẽ tan ra, lan toả mùi thơm, giúp món ăn ngon miệng hơn rất nhiều.
Theo tri thức trẻ
Kỳ lạ buồng chuối 'khủng' dài 2 mét với hơn 100 nải ở Lâm Đồng Nhiều ngày qua, cây chuối với 118 nải trên một buồng của gia đình ông Cao Văn Hưng (ngụ tại Tổ dân phố 8 TT.Phước Cát, H.Cát Tiên, Lâm Đồng) đang thu hút sự tò mò của người dân địa phương. Theo thanh niên