Độc đáo bè qua sông làm bằng vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật
Một nông dân miền Tây đã nghĩ ra phương tiện qua sông độc đáo từ những chai nhựa thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vừa lạ mắt vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
Người có ý tưởng đó là ông Lê Văn Hiếu ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Ông Hiếu kể hàng ngày thấy vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau khi sử dụng xong thường bị quăng bỏ làm cảnh quan nhếch nhác và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
Ngày trước, ông thường thu gom vỏ chai này về để bán phế liệu. Cách đây không lâu, trong lúc đợi người đến thu mua, ông thấy con trai cột miệng bao lại rồi quăng xuống sông để tắm như phao. Ngồi quan sát thấy vỏ chai không chìm, từ đó ông Hiếu nghĩ: nếu kết nhiều bao lại cho lớn, rồi cột thêm miếng ván lên làm phương tiện qua lại hai bờ sông có được không?.
Ông Hiếu đi tìm nhặt các vỏ chai về kết làm bè
Nghĩ là làm và ông Hiếu đã thành công với ý tưởng của mình. “Trung bình một chiếc bè nhỏ thì khoảng 700 – 800 vỏ chai, còn bè lớn thì được làm từ 1.200 – 1.500 vỏ, chi phí khoảng 500 – 700 ngàn đồng/1 chiếc tùy kích cỡ của bè” – ông Hiếu cho biết thêm.
Video đang HOT
Để làm chiếc bè độc đáo này, các vỏ chai nhựa sau khi thu gom về, ông Hiếu rửa sạch sẽ, sau đó bỏ vào một cái túi lưới rồi kết lại chắc chắn để các vỏ chai không rơi ra ngoài. Sau đó, sử dụng miếng ván (lớn, nhỏ tùy theo kích cỡ của bè) đặt lên, cột chắc chắn, vậy là hoàn thành một chiếc bè qua lại hai bờ sông. “Tôi thấy vỏ chai BVTV trên ruộng tràn lan hết làm ô nhiễm môi trường quá nên tôi gom lại, trước thì bán có tiền, giờ không bán nữa thì mình làm bè qua sông” – ông Hiếu bày tỏ.
Tính đến nay, ông Hiếu đã “xuất xưởng” khoảng 20 chiếc bè từ vỏ chai nhựa như thế này, những người sử dụng là bà con, họ hàng hoặc hàng xóm của ông.
Nói về phương tiện qua sông từ những chai nhựa bỏ đi này, bà Trần Thị Phỉ (ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp), nhận xét đi cũng rất an toàn. “Bè nhỏ thì đi được 4 người, bè lớn thì đi được 6 – 7 người, đi qua lại nó vững vàng lắm. Bè này không có nước, kéo qua sông cũng dễ hơn xuồng, đi xuồng bị lắc, còn bè này thì vững hơn” – bà Phỉ chia sẻ.
Theo thống kê của ngành chức năng, mỗi năm Việt Nam sử dụng khoảng 100.000 tấn thuốc BVTV. Điều này cũng đồng nghĩa, mỗi ngày không biết có bao nhiêu vỏ chai thuốc được thải ra môi trường, tiềm ẩn nguy có ô nhiễm. Với cách làm của lão nông Hậu Giang này, bà con vừa có thể sở hữu phương tiện qua sông tiện lợi, vừa góp phần giảm tác hại ô nhiễm môi trường.
CHÂU ANH
Theo PLO
Vụ lắp camera nhà lãnh đạo : 'Phải xuất tiền túi trả lại ngân sách'
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng nhận thấy việc lắp camera nhà riêng lãnh đạo là chưa phù hợp nên thống nhất các cá nhân phải xuất tiền túi để trả lại ngân sách.
Sáng 30/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng họp để xử lý vụ Phó bí thư Huỳnh Văn Sum ký quyết định duyệt chi gần 1 tỷ đồng lắp camera nhà lãnh đạo. Trước sự phản ứng của dư luận, những thành viên dự họp đánh giá việc chi tiền từ ngân sách Đảng để lắp camera là chưa phù hợp nên thống nhất thu hồi quyết định do ông Sum ký.
"Ban Thường vụ tiếp thu ý kiến của báo chí với tinh thần cầu thị. Cụ thể là thống nhất thu hồi quyết định, hoàn trả tiền ngân sách, nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc này", ông Lâm Văn Mẫn, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng nói với Zing.vn.
Kiểm điểm trách nhiệm tập thể và cá nhân liên quan
Chiều 30/9, Tỉnh ủy Sóc Trăng ra thông cáo báo chí về việc xử lý việc lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Thông cáo ban hành sau cuộc họp vào sáng cùng ngày và Ban Thường vụ kết luận rằng việc lắp đặt camera an ninh góp phần đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Việc giám sát có khu vực nhà riêng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy gắn với giám sát an ninh lối xóm, cộng đồng.
Tuy nhiên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng thừa nhận khi triển khai thực hiện đã sai về nguyên tắc, số lượng, nguồn kinh phí. Do đó, Ban Thường vụ quyết định hủy quyết định số 1542 ngày 24/5/2019 về việc cấp kinh phí lắp camera an ninh nhà riêng cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Thu hồi số tiền đã chi lắp đặt camera nhà riêng của 12 cán bộ là trên 882,8 triệu đồng.
"Ban Thường vụ Tỉnh ủy tiến hành họp kiểm điểm trách nhiệm của tập thể và các cá nhân liên quan đã để xảy ra sai sót này; báo cáo đầy đủ sự việc và xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương", thông cáo báo chí nêu.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng cũng lên tiếng cảm ơn các phóng viên và nhân dân kịp thời đóng góp thông tin giúp Ban Thường vụ phát hiện, khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Không cần công an theo dõi bảo vệ
Trước đó, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum đã ký quyết định chi gần 1 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Đảng để lắp camera cho tất cả cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban này gồm 16 người, đứng đầu là Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Phan Văn Sáu có nhà riêng ở An Giang.
Ngoài ông Sáu, người còn lại có nhà ngoài tỉnh Sóc Trăng là đại tá Lê Minh Quang, Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo ông Quang, nhà riêng của những cán bộ trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy là mục tiêu bảo vệ, phòng chống khủng bố nên lắp camera. Tuy nhiên, đại tá này không lắp camera bằng tiền ngân sách Đảng vì nhà riêng ở Hà Nội.
"Nhà tôi có gắn đâu, ở Hà Nội mà. Ở đây là địa phương nên làm, mình ở thủ đô thì lắp làm gì. Chúng tôi đã lắp camera trên chục tuyến đường. Điểm nào liên quan đến an ninh quốc gia thì phải lắp để bảo vệ", đại tá Quang nói.
Trước cổng nhà một lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng ở huyện Kế Sách có gắn 2 camera. Ảnh: Tuấn Anh.
Nhà không xa như đại tá Quang nhưng ông Lê Văn Hiểu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã từ chối lắp camera từ đề án của Văn phòng Tỉnh ủy. Theo ông Hiểu, trước đây gia đình đã lắp camera ngoài cổng nhà bằng tiền cá nhân và không cần công an theo dõi để bảo vệ nên mạnh dạn từ chối.
Tương tự, Bí thư Thành ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Quận cũng không đồng ý gắn camera quanh nhà theo đề án của Văn phòng Tỉnh ủy. Theo vị Bí thư Thành ủy, ngoài tính chất riêng tư của gia đình, ông không cần công an phải gắn camera bảo vệ vì như vậy sẽ làm mất đi sự gần gũi với hàng xóm.
Giữ lại camera để bảo vệ an ninh khu phố
Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Sóc Trăng Nguyễn Văn Thống cho biết trước nhà ông ở khu dân cư 586 (TP Sóc Trăng) có lắp 4 camera từ đề án của Văn phòng Tỉnh ủy. Ngoài màn hình trong nhà để gia đình quan sát, ông Thống cho biết còn có màn hình đặt tại bộ phận bảo vệ chính trị nội bộ của Công an Sóc Trăng để theo dõi.
"Họ gắn camera mấy tháng rồi và doanh nghiệp nào gắn tôi cũng không biết. Camera vừa theo dõi nhà vừa phục vụ chung cho hàng xóm", ông Thống nói.
Cùng quan điểm, ông Dương Sà Kha, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Sóc Trăng, cho biết sẽ xuất tiền túi trả lại ngân sách để giữ lại 10 camera quanh nhà. Trong đó, có một số camera lắp ngoài đường sẽ góp phần bảo vệ an ninh khu phố nơi gia đình ông sinh sống tại xã Tài Văn, huyện Trần Đề.
Camera hướng vào cổng nhà một cán bộ ở Sóc Trăng. Ảnh: Tuấn Anh.
Theo ông Dương Sà Kha, có 12 người trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng lắp camera xung quanh nhà riêng. Bốn người không lắp là Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quận, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Hiểu, Bí thư Tỉnh ủy Phan Văn Sáu và Giám đốc Công an Sóc Trăng Lê Minh Quang.
Trao đổi với Zing.vn, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Huỳnh Văn Sum cho biết việc lắp camera nhà lãnh đạo không phải là căn cứ để truy xét ai đó nhưng là điều kiện để nhận dạng tội phạm. Ông Sum lấy ví dụ liên quan đến chuyện vợ ông bị giật dây chuyền, nhờ camera đã kiểm tra được biển số xe để bắt hung thủ.
"Lắp camera không phải căn cứ để bắt người ta mà làm căn cứ đánh giá, nhận dạng, phân loại đối tượng", vị phó bí thư nói với Zing.vn.
Theo Zing.vn
Hậu Giang: Mùa này 1 con cua đinh mới nở bán với giá 500.000 đồng Cua đinh sau 3 năm thả nuôi sẽ bắt đầu cho sinh sản, trung bình một con cua đinh cái 5 năm tuổi, mỗi năm sinh sản từ 30-40 trứng (tùy tuổi của con cua, càng lớn sẽ sinh sản càng nhiều). Năm nay ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang trứng cua đinh nở chỉ đạt 50% cũng cho ra 15-20 con...