Độc đáo ẩm thực Sơn La
Xôi ngũ sắc; canh vón vén đuôi bò; tau pho; “ tôm bay” Phù Yên; chẩm chéo… là những món ăn độc đáo của ẩm thực Sơn La.
“Tôm bay” Phù Yên.
Xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc là món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực của người Thái ở Sơn La. Nguyên liệu chính là gạo nếp tan Mường Chanh hoặc nếp thơm Mường Tấc được lựa chọn kỹ rồi ngâm trong nước lá cây khảu cắm để tạo thành năm màu xôi: Trắng, vàng, xanh, đỏ, tím tượng trưng cho âm dương ngũ hành. Xôi ngũ sắc thường được dùng trong các dịp lễ, tết hay chiêu đãi khách quý.
Canh vón vén đuôi bò
Không cầu kỳ như các món ăn khác của người Thái, canh vón vén nấu đuôi bò là món ăn đơn giản, rất được ưa chuộng. Đuôi bò làm sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn, ninh trên bếp than cho đến khi nhừ rồi cho lá vón vén (hay lá lồm, lá giang) đã vò vào rồi nấu chín. Món canh này thường được ăn vào mùa hè bởi vị chua thanh của lá vón vén, vị thơm ngậy và giòn của đuôi bò nên rất dễ ăn và bổ dưỡng cho sức khỏe.
Tau pho
Tau pho (rêu nướng) là món ăn không thể thiếu trong lễ cưới hỏi của người Thái, thường được chế biến từ rêu cui, rêu cay và rêu tau. Cách chế biến Tau pho khá đơn giản: Rêu được rửa sạch, cắt khúc, nêm gia vị, gừng, sả, tỏi, ớt, lá chanh, thìa là rồi bọc kín trong lá chuối, lá dong và nướng trên than hoa hoặc vùi trong tro nóng. Sau khoảng 1 tiếng, rêu sẽ chín và tỏa hương thơm nức. Ngoài ra, người ta còn cho rêu vào ống nứa và nướng như cơm lam, hoặc bọc lá và kẹp que tre như nướng cá. Trước khi ăn, rêu được rán lại cho vị thơm, béo, bùi…
“Tôm bay” Phù Yên
“Tôm bay” – châu chấu là đặc sản nổi tiếng của huyện Phù Yên, thường xuất hiện từ tháng 5 – 9. Cách chế biến rất đơn giản: Người ta đổ nước sôi vào châu chấu rồi lắc mạnh cho rụng bớt chân, cánh; vặt râu, bắp càng cứng và bỏ ruột; sau đó, cho châu chấu vào chảo mỡ già, rang giòn. Trong khi rang, người ta cho thêm một chút nước măng chua để nước măng quyện với châu chấu. Khi cạn nước, rắc thêm một chút lá chanh thái chỉ rồi thưởng thức.
Chẩm chéo
Chẩm chéo là món chấm quan trọng bậc nhất trong ẩm thực của người Thái. Chẩm chéo có thể chấm với xôi, các món luộc, đồ nướng và rau sống. Để chế biến chẩm chéo, người ta gói muối, ớt tươi vào lá dong, vùi tro cho đến khi muối se lại, ớt thơm nồng thì giã nhuyễn cùng hạt mắc khén, lá chanh, mùi tàu và chút nước lọc cho dễ chấm.
Video đang HOT
Ăn gì khi đến đất Sơn La?
Nếu một lần lên Sơn La mà chưa thưởng thức những món như Pa pỉnh tộp, thịt gác bếp, canh mọ... có lẽ mảnh đất núi rừng này đang muốn níu chân bạn lần hai đấy. Cùng xem những món ngon Sơn La dưới đây để thưởng thức bằng hết nhé.
Món ngon Sơn La - Pa pỉnh tộp
Ăn gì khi đến đất Sơn La?
Nếu một lần lên Sơn La mà chưa thưởng thức món cá nướng gập, thì cuộc hành trình của bạn thật sự chưa trọn vẹn. Nhiều người thích món cá nướng nổi tiếng này không chỉ bởi giá trị ẩm thực của nó mà còn bởi bàn tay khéo léo của người chế biến.
Để chế biến được món pa pỉnh tộp, người ta cho rất nhiều các loại gia vị như gừng, xả, ớt tươi, rau mùi, rau thơm, hành tươi, húng và nhất thiết không được thiếu mắc khén, một loại gia vị đặc trưng của núi rừng Tây Bắc. Cá chép, cá trắm hoặc cá trôi khoảng vài lạng được mổ dọc sống lưng để nguyên nội tạng, bỏ mật và nhồi vào bụng cá cùng các loại gia vị vào tẩm ướp cho ngấm đều. Sau đó, người ta gập đôi lại, cho cá vào một đoạn tre để kẹp chặt, nướng trên than củi đã hồng.
Người nướng cá phải rất khéo léo để làm sao cho cá chín, không bị ám khói mà vẫn giữ được hương vị tự nhiên. Miếng cá chín vàng đều, tỏa mùi thơm cay cay của mắc khén, vị béo ngọt của cá, vị cay của các loại gia vị nơi đầu lưỡi khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi.
Món ngon Sơn La - Thịt trâu gác bếp
Món ngon Sơn La - Thịt trâu gác bếp
Làm khô là cách dự trữ thức ăn rất phổ biến của đồng bào Thái. Thịt trâu khô là một trong những cách dự trữ ấy nhưng hương vị đặc biệt lại khiến nó trở nên hấp dẫn có tiếng. Không phải lúc nào đồng bào Thái ở Sơn La cũng có thể chế biến thịt trâu khô, mà trong dịp tết hay lễ cúng lớn, gia đình có mổ trâu thì người ta mới để lại một ít để làm món này.
Để làm thịt trâu khô, người Thái thường lựa thịt ở bắp, ít gân, thớ thịt đều, đẹp. Thịt trâu lọc bỏ gân, thái miếng dài khoảng 15cm, rộng 7 - 8cm, dày khoảng 2 - 3 cm, rồi đem ướp gia vị. Gia vị để ướp khá phức tạp, gồm nhiều thứ: ngoài muối, đường, mì chính, còn có ớt, sả, tỏi, gừng, mắc khén (loại gia vị chỉ có ở vùng núi), tất cả được đem giã nhỏ, trộn đều rồi ướp với thịt trong khoảng 2 - 3 tiếng cho ngấm. Sau đó, dùng que xiên thịt rồi đem phơi nắng hoặc để trên gác bếp. Khi thịt đã khô thì đồ lại trong khoảng hơn một tiếng để thịt chín đều. Có thể ăn ngay hoặc treo trên gác bếp để dùng dần.
Món ngon Sơn La - Thịt muối chua
Món ngon Sơn La - Thịt muối chua
Người Dao rất hiếu khách và thường đãi khách đến chơi nhà bằng món thịt muối chua truyền thống. Món này thường được thưởng thức vào các dịp lễ lớn, tết, hay cưới xin, khách quý đến chơi nhà. Nguyên liệu làm thịt muối chua không khó nhưng tốn rất nhiều thời gian. Sau khi mổ lợn chọn một miếng thịt có cả nạc và mỡ sau đó chà thật mạnh cho muối ngấm thật sâu và thớ thịt rồi bóp cơm nguội vào miếng thịt có hiện tượng sủi bọt thì xếp vào chum. Chum được đặt trên một chậu tro bếp và phải mất từ 6 tháng - 1 năm mới được thưởng thức.
Món ngon Sơn La - Canh mọ
Món ngon Sơn La - Canh mọ
Ngày lễ Tết của người Khơ Mú không thể thiếu được món canh mọ, được chế biến từ các loại thịt chuột, chim, sóc sấy khô băm nhỏ trộn với hoa chuối, các loại rau thơm, ớt chỉ thiên, mắc khén, tấm gạo nếp cho vào ống tre, bương bánh tẻ, đổ nước vào đem đốt (như đốt cơm lam). Khi sôi lấy que tre vót nhọn sọc liên tục đến khi nhuyễn. Khi đổ ra bát nó sền sệt, sánh dùng xôi nếp nắm chấm quệt ăn rất thơm ngon.
Ngoài ra, người Thái cũng thường hay làm món mọ gà, được chế biến từ cổ, cánh, bộ lòng mề gà, băm nhỏ, mắc khén, ớt khô, củ sả giã nhỏ, bột gạo nếp trộn với nhau cho vào lá chuối túm lại bỏ vào chõ xôi sôi lên. Khi chín, vớt ra ta có một món canh đặc sánh, sền sệt, ăn với xôi hoặc cơm lam thì thơm ngon vô cùng...
Món ngon Sơn La - Nộm da trâu
Món ngon Sơn La - Nộm da trâu
Da trâu rất khó lấy vì trâu bị lọc toàn bộ da, sau đó được chuyển ngay cho các mối làm trống. Ấy thế nhưng người Thái ở Sơn La đã biến da trâu trở thành đặc sản không thể thiếu trên mâm cơm những dịp đặc biệt.
Thật lạ, miếng da trâu đen xì, dày bịch ban đầu, qua vài công đoạn tưởng như giản đơn đó lại biến thành món cực hấp dẫn từ ánh nhìn. Khi thái mỏng tang, miếng da trâu giờ có màu vàng của quả chanh Tây, bên trong là màu vàng nhạt, trong trong, cắn thử lại sần sật, giòn giòn, là lạ.
Cũng như nhiều món nộm khác của người Thái, nộm da trâu cần gia giảm thêm nhiều gia vị và rau thơm như lạc, mùi ta, mùi tàu, chút hạt mắc khén đặc trưng. Đặc biệt, cái làm nên thứ quyến rũ của nộm da trâu chính là vị chua của nước măng chua, chứ không phải của chanh hay giấm. Đó là vị chua thơm, thanh thanh.
Món ngon Sơn La - Bánh dày
Món ngon Sơn La - Bánh dày
Để làm ra món ăn ngon mang đậm đà bản sắc dân tộc của người Mông. đã tỉ mĩ từ việc chọn lúa nếp nương đến việc chọn cối giã bánh dày đòi hỏi sức lao động chỉ có con trai mới làm được, càng về cuối thì cần phải giã đều tay mạnh để bánh thật nhuyễn sau đó chuyển ra mẹt đã tráng lòng trắng trứng gà để không bị dính. Khi bánh đã mịn người ta nặn thành những miếng hình tròn có thể hấp, nướng hay rán.
Món ngon Sơn La - Nậm pịa
Món ngon Sơn La - Nậm pịa
Nếu như người Mông có món thắng cố được coi là món ăn đặc trưng thì người Thái có món nậm pịa. Vì vậy đến Sơn La, bạn đừng quên thưởng thức món nậm pịa nổi tiếng.
Để chế biến được món này cần có ruột non của con trâu, bò, dê. Người ta đem tuốt hết phần ruột bên trong, dùng vải bông sạch lọc nước lấy từ ruột non sau đó đập gừng, sả, mắc khén, ớt, lá chanh băm thêm một ít thịt bạc nhạc, thái thêm ít tiết tươi, đuôi, dạ dày, cuống tim... của bò hay dê cho vào nồi đun sôi khoảng 5 phút tạo thành món ăn sền sệt.
Nậm pịa thưởng thức khi nóng sẽ rất ngon. Du khách nào mới ăn sẽ thấy có vị đắng đắng nơi cổ họng, nhưng lúc sau lại thấy ngòn ngọt và thơm thơm của mắc khén, của các loại gia vị như xả, lá chanh, gừng, ớt.
Món ngon Sơn La - Bê chao Mộc Châu
Món ngon Sơn La - Bê chao Mộc Châu
Nguyên liệu để làm được món bê chao này ngon nổi tiếng là bê đực được khoảng 2 tuần tuổi chưa từng ăn cỏ sẽ tạo ra hương vị thơm, mềm, ngọt. Thịt bê được trần qua nước nóng cho bớt mùi hôi sau đó là ướp gia vị cho đều thì đem chao vào trong chảo dầu đang sôi. Bê chao là món ăn nổi tiếng không thể thiếu ở vùng đất này. Vì vậy nếu du khách đến Mộc Châu món ăn này sẽ xuất hiện trong bữa cơm của du khách.
Những món xôi sắc màu Trong bản đồ ẩm thực Việt Nam, các món xôi chiếm vị trí khá quan trọng. Ngoài chuyện là điểm nhấn trên mâm cỗ (từ cỗ cưới đến cỗ giỗ), xôi cũng còn là món ăn hàng ngày vừa đơn giản, vừa dễ ăn, vừa tiện lợi. Nhẩm tính, có rất nhiều các biến thể của xôi và tên gọi của các loại...