“Độc chiêu” thu hút loài thú biết bay, thích tự do về chuồng ở, nhả ra thứ phân bón bán đắt tiền
Dơi là loài động vật hoang dã, khó tính, thích sống tự do, rất nhạy cảm với hơi người lạ, nhưng phân dơi thì quý như “vàng”, cực kì tốt cho cây trồng.
Ở nhiều nơi, mô hình nuôi dơi lấy phân vừa cho thu nhập cao, vừa bảo vệ môi trường, mùa màng… Cách chiêu dụ, nuôi dơi như thế nào?
Độc chiêu nuôi dơi lấy phân, cách chiêu dụ cả ngàn con dơi về chuồng thế nào?
Theo kỹ sư Lê Văn Khoa (Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, Kiên Giang), để thu hút dơi về ở, ta bắt khoảng từ 10 con dơi mồi bỏ vào 2-3 lồng lưới treo lên chuồng nuôi dơi để dơi mồi phát tiếng kêu dẩn dụ đàn về. Nếu dơi không về, thì khoảng 2 ngày sau ta thả dơi mồi cũ ra, tìm dơi mồi mới khác thay vào cho đến khi có dơi về thì ngưng.
Hiện phân dơi có giá từ 60.000-80.000 đồng/kg. Nếu làm khoảng 3 chòi nuôi dơi và nuôi 90.000 con dơi, mỗi ngày người nuôi dơi có thể thu hoạch khoảng từ 20-30kg phân dơi. Như vậy tính ra một năm, người nuôi có thể thu được hơn 500 triệu đồng từ bán phân dơi.
Mô hình chuồng nuôi dơi lấy phân tại Châu Thành (Kiên Giang). Ảnh: khuyennong
Hay như tại địa bàn Phụng Hiệp (Hậu Giang), mô hình nuôi dơi ở đây cũng khá đơn giản.
Chuồng dơi được người dân ở đây làm có diện tích khoảng 60m2, cao khoảng 8-10m, mái lợp tôn, dưới mái treo khoảng 1.000 chiếc lá thốt nốt được kết lại thành từng mảng để làm nơi cho dơi trú ẩn. Chi phí làm một chuồng dơi chưa đến 30 triệu đồng, sử dụng được nhiều năm.
Ông Nguyễn Văn Chót, người có hơn 10 năm nuôi dơi lấy phân, ở xã Bình Thành, cho biết: Dơi được nuôi lấy phân là dơi muỗi, chuyên ăn các loại côn trùng trên đồng ruộng, nên phân thải ra rất tốt cho cây trồng. Hai chuồng dơi của gia đình ông mỗi ngày thu được trên 2 giạ phân, thương lái vào tận nhà thu mua với giá trên 300.000 đồng/giạ. Trung bình 1 năm gia đình ông lãi trên 70 triệu đồng.
Theo Trạm Khuyến nông Châu Thành, kỹ thuật nuôi dơi có thể thực hiện như sau:
1. Đặc tính của dơi
Dơi được nuôi ở đây là loài dơi muỗi, loài sinh vật sống trong thiên nhiên, trọng lượng mỗi con khoảng vài chục gram. Như tên gọi của nó, loại dơi này chỉ ăn muỗi, bướm, rầy và không phá hại cây trái của nhà nông. Dơi hoạt động vào ban đêm, sáng tìm nơi yên tĩnh để ngủ. Và trong thời gian này, dơi bài tiết thức ăn của ngày hôm trước thành phân.
Dơi thường đi ăn vào khoảng 18h – 18h30, khi trời quang đãng. Nếu gặp lúc trời mưa, dơi trú trong chuồng và bay đi ăn khi trời tạnh. Nếu khu vực dơi cư ngụ ít mồi, dơi đi săn mồi rất xa, có khi hơn 10 km, và đến khoảng 5 giờ sáng mới trở về. Biết được những đặc tính nêu trên, người ta làm chuồng để nuôi dơi lấy phân.
Lợp lá thốt nốt trong chuồng nuôi dơi tại Kiên Giang. Ảnh: khuyennong
2. Kỹ thuật làm chuồng nuôi dơi
Chọn địa điểm làm chuồng cho dơi sao cho đảm bảo yên tĩnh, kín đáo, đặc biệt cây cối thấp, ít tiếng ồn… chuồng phải đặt ở cặp bờ kênh, mương để dơi uống nước.
Video đang HOT
Chuồng phải cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông và luôn sạch sẽ. Làm sao để nhiệt độ trong chuồng ổn định ở mức 30-32 độ C là tốt nhất.
Kích thước chuồng ngang 5m, dài 7- 9m. Dựng 4 cột xi măng có chiều cao 6 m, nóc chuồng cao 1,5 m. Bà con cũng có thể dựng chuồng bằng cột cây tràm.
Theo kinh nghiệm của nhiều người nuôi thành công thì chuồng lợp lá dơi về nhiều hơn lợp tol. Lá lợp phải là lá dừa nước xé để thời gian sử dụng được lâu hơn. Mái được xốc nóc cẩn thận, tránh gió làm tốc mái, mưa ướt làm dơi phải bỏ chuồng đi nơi khác.
Nuôi dơi lấy phân, tiết kiệm cả trăm triệu đồng phân bón
Nền chuồng: Có thể tráng xi măng hoặc trải lưới cước. Phân dơi rớt xuống đó sẽ được quét thu gom.
Giá thể để cho dơi trú ẩn là loại lá thốt nốt. Với kích thước chuồng như trên có thể sử dụng 300-400 lá thốt nốt.
Chọn những lá khô nhưng còn mới, không mục nát, khi chặt về phải ngâm qua nước trước khi phơi nhằm diệt sạch ấu trùng kiến là kẻ thù của dơi.
Cứ khoảng 3-5 ngày phải trèo lên thay những lá bị dính phân dơi và 4-5 tháng phải thay hết toàn bộ lá.
Cách treo lá làm nơi trú ẩn cho dơi: Phía dưới mái chuồng, ta gác cây xuôi dọc theo chiều dài của chuồng, mỗi cây cách nhau khoảng 4-5 tấc để treo lá làm nơi trú ngụ cho dơi.
Cắt cuống lá chừa lại khoảng 3-5 tấc, rồi đục lỗ cuống lá, nối 5 tàu lá thành một chùm bằng dây kẽm bẻ thành móc và treo vào các cây được thả dọc theo chiều dài của chuồng.
3. Cách thu hút dơi về nuôi:
Để thu hút dơi về ở, ta bắt khoảng từ 10 con dơi mồi bỏ vào 2-3 lồng lưới treo lên chuồng nuôi để dơi mồi phát tiếng kêu dẩn dụ đàn về. Nếu dơi không về, thì khoảng 2 ngày sau ta thả dơi mồi cũ ra, tìm dơi mồi mới khác thay vào cho đến khi có dơi về thì ngưng.
4. Chăm sóc
Dơi là loài động vật hoang dã, khó tính, thích sống tự do, rất nhạy cảm với hơi người lạ, cũng như những loài vật, côn trùng có khả năng gây hại chúng, nếu động chúng sẽ bỏ đi. Vì vậy, người nuôi phải biết khuyến dụ và bảo vệ chúng, không được bắt chúng trong chuồng nuôi.
Kẻ thù nguy hiểm đối với dơi là rắn, chim heo, rệp và kiến do đó chúng ta thường xuyên phát hoang bụi rậm, săn bắt chim heo… để hạn chế kẻ thù xâm hại dơi.
Do dơi thải phân có thể làm dơ lá thốt nốt, cứ khoảng 3-5 ngày là ta phải đem những chùm lá cũ xuống để giặt, phơi khô và thay lại lá mới. Thay lá vào lúc dơi ra khỏi chuồng đi ăn khoảng 18 giờ chiều và thay nhanh trong khoảng 15 phút. Nếu thay không kịp thì thay khoảng 1/3, rồi sau đó thay tiếp, vì nếu gặp người lạ thì dơi sẽ bỏ chuồng đi.
5. Thu hoạch phân dơi: Dưới chuồng dơi ta căn lưới để thu hoạch phân dơi hàng ngày, nếu không thu hoạch sớm kiến sẽ tha phân, và nếu bị trời mưa phân sẽ chảy ra.
Hé lộ những loài muông thú quý hiếm trên đỉnh Sa Mù miền Tây Quảng Trị
Nhắc đến Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) nhiều người sẽ liên tưởng ngay đến cảnh núi rừng hùng vĩ bốn mùa đắm mình trong sương mờ với vô vàn kỳ hoa dị thảo.
Ít ai biết rằng Sa Mù còn là "ngôi nhà" của nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm không những có trong Sách đỏ Việt Nam mà còn có cả trong Sách đỏ thế giới IUCN.
Đường lên đỉnh Sa Mù (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) chìm trong sương mờ -Ảnh: Đ.N
"Vương quốc" linh trưởng
Chẳng phải vì thế mà hơn 10 năm nay Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa được giao nhiệm vụ đóng chân, quản lý, bảo vệ tính đa dạng sinh học của vùng núi non hiểm trở này.
Đây là khu bảo tồn đặc biệt, duy nhất trên cả nước bởi một lúc "ôm" lấy cả Đông và Tây dãy Trường Sơn với diện tích quản lý hơn 24.000 ha rừng thuộc địa bàn 5 xã Hướng Phùng, Hướng Việt, Hướng Sơn, Hướng Linh, Hướng Lập của huyện miền núi Hướng Hóa.
Rừng ở núi non Sa Mù còn nguyên sơ, độ che phủ lên đến 93% với sự hiện diện của 1.295 loài thực vật, trong đó có 156 loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, cần ưu tiên bảo vệ.
Riêng về khu hệ thú, căn cứ số liệu công bố vào năm 2019 cho thấy có đến 110 loài ĐVHD thuộc 30 họ, 10 bộ. Trong đó, có 38 loài trong Sách đỏ Việt Nam, 33 loài trong Sách đỏ thế giới và 39 loài nằm trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Trụ sở của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa được xây dựng ở lưng chừng đèo Sa Mù. Mùa này, đặt chân lên đây có thể nghe được thanh âm của nhiều loài ĐVHD trong cùng một ngày. Ví như, tiếng gà rừng đua gáy vào ban mai, tiếng heo rừng đuổi nhau kêu cheng chéc độ non trưa, rồi tiếng mang tác, tiếng vượn hú gọi bầy từng hồi vẳng đến lúc chiều buông...
Trong các loài ĐVHD quần tụ tại vùng núi non Sa Mù, phải kể đến các loài thuộc bộ linh trưởng. Linh trưởng hiểu nôm na là các động vật có độ "tinh anh" cao hàng đầu trong số các động vật như vượn, khỉ, voọc...
Mới đây, thông qua máy bẫy ảnh kỹ thuật số hiện đại, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận nhiều loài ĐVHD diện nguy cấp, quý hiếm thuộc bộ linh trưởng như vượn, khỉ mặt đỏ, khỉ mốc, khỉ đuôi lợn, voọc ngũ sắc, voọc gáy trắng, culi...
Nhân viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đặt máy bẫy ảnh động vật trong rừng bảo tồn -Ảnh: Đ.N
Đặc biệt, máy bẫy ảnh còn quay lại quá trình di chuyển, tìm kiếm thức ăn cực kỳ sinh động của ĐVHD trong rừng. Trong đó, có nhiều đàn khỉ mặt đỏ có trong Sách đỏ thế giới IUCN với số lượng lên đến hàng chục cá thể, thuộc nhiều thế hệ.
Chúng nhởn nhơ di chuyển, kiếm ăn và đùa giỡn trong rừng. Nhiều con còn đến gần máy bẫy ảnh với những biểu hiện hết sức tò mò, ngộ nghĩnh.
Ông Hà Văn Hoan, Giám đốc Khu BTTN Bắc Hướng Hóa thông tin, trong lâm phần đơn vị quản lý có khoảng 15 đàn khỉ mặt đỏ với trên 150 cá thể sinh sống.
Khỉ mặt đỏ là loài động vật khá đặc trưng của núi rừng Bắc Hướng Hóa. Cư dân các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Sơn... vẫn thường trình báo phát hiện nhiều đàn khỉ mặt đỏ khi vào rừng hái măng, nhặt củi.
Riêng ở núi non Sa Mù, khu vực các đàn khỉ mặt đỏ sinh sống là các khu rừng kín thường xanh với độ cao từ 400 m đến trên 1.000 m so với mực nước biển. Không giống như các loài khỉ khác, chúng ít leo trèo và thường di chuyển dưới mặt đất với nguồn thức ăn chủ yếu là thảo quả, nõn lá và các loài côn trùng.
"Ngoài các loài thuộc bộ linh trưởng, vừa qua chúng tôi còn ghi nhận nhiều loài động vật thuộc nhóm IB, IIB (theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP) và nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới IUCN như: Gà lôi trắng, sơn dương, mang lớn, thỏ vằn cùng nhiều loài chim, chồn, cầy, lợn rừng. Có khoảng 25 loài ĐVHD đã được phát hiện trong một khu vực nhỏ thuộc lâm phần rộng lớn mà đơn vị này quản lý, bảo vệ", ông Hoan nói.
Bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị chia sẻ, bản thân rất ngỡ ngàng khi xem những hình ảnh về ĐVHD tại lâm phần Khu BTTN Bắc Hướng Hóa quản lý, đặc biệt là video quay cảnh đàn khỉ mặt đỏ đi kiếm ăn.
Bà Phương khẳng định đây là minh chứng cho thấy môi trường sống của ĐVHD được bảo vệ tốt, đa dạng sinh học trong rừng tăng cao. "Kết quả này là cơ sở để tiếp tục điều tra, khảo sát, đánh giá toàn diện tính đa dạng sinh học của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, từ đó làm cơ sở để quy hoạch, xây dựng khu bảo tồn này thành vườn quốc gia theo định hướng của tỉnh", bà Phương nhận định.
Truy dấu bò tót, gà lôi lam mào trắng
Như đã nói ở trên, lâm phần của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có cả Đông và Tây dãy Trường Sơn với nền khí hậu nhiệt đới gió mùa Tây Trường Sơn. Nơi đây, mùa đông lạnh giá kéo dài, mùa khô chỉ diễn ra chưa đầy 5 tháng.
Đây chính là nơi giao lưu của khu hệ động vật giữa Tây và Đông Trường Sơn, giữa Bắc và Nam Trường Sơn. Đặc trưng của hệ ĐVHD ở khu vực này được đánh giá còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ khoa học, cần thêm thời gian để tiếp tục điều tra, nghiên cứu.
Đàn khỉ mặt đỏ nằm trong Sách đỏ thế giới di chuyển, tìm thức ăn trong Khu BTTN Bắc Hướng Hóa -Ảnh: Đ.N
Anh Trần Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Khoa học kỹ thuật - Hợp tác quốc tế (Khu BTTN Bắc Hướng Hóa) cho biết, ngoài những loài ĐVHD nguy cấp, quý hiếm kể trên, trong lâm phần quản lý đã ghi nhận có sự di cư theo mùa của động vật, đặc biệt là các loài thú lớn như bò tót.
Không những vậy, thông qua mô tả, trình báo của người dân địa phương thì có khả năng khu vực rừng bảo tồn giáp ranh huyện Đakrông vẫn còn sự hiện diện của gà lôi lam mào trắng - loài chim thuộc họ Trĩ tưởng chừng đã tuyệt chủng trong tự nhiên.
Đặc biệt, theo anh Hùng, các kết quả nghiên cứu trước đó cũng khẳng định ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa hiện còn một quần thể nhỏ Sao la - loài thú được mệnh danh là "kỳ lân Châu Á", hoạt động ở khu vực giáp ranh huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Theo ông Hà Văn Hoan, bốn năm về trước, thông qua hoạt động bẫy ảnh của Trung tâm BTTN Việt, các chuyên gia đã ghi nhận một cá thể bò tót nặng trên 700 kg tại khu vực rừng bảo tồn Bắc Hướng Hóa giáp ranh với tỉnh Quảng Bình.
Chỉ một thời gian sau, người dân thôn Cù Bai, xã Hướng Lập, trình báo có một đàn bò "lạ" gồm 3 con xuất hiện trong rừng bảo tồn, gần biên giới nước Lào.
Căn cứ những mô tả của người dân và dấu vết, mẫu phân để lại, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa bước đầu khẳng định đó chính là bò tót. Không những chỉ ở Cù Bai, tại khu vực núi Pa Thiên - Voi Mẹp (xã Hướng Linh), nơi cao 1.700 m so với mực nước biển cũng ghi nhận sự xuất hiện của loài động vật to lớn này.
"Chúng tôi xác định có ít nhất 2 quần thể bò tót đang sinh sống tại núi Pa Thiên - Voi Mẹp và khu vực rừng bảo tồn thuộc địa bàn thôn Cù Bai. Qua theo dõi, có một quần thể bò tót gồm 3 cá thể thường xuyên xuất hiện, trong đó có một bò tót con.
Điều này chứng tỏ một điều rằng, bò tót đã ở lại và sinh trưởng trong rừng bảo tồn. Tuy vậy, để có cơ sở khẳng định chính xác, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành theo dõi, đặt các máy bẫy ảnh ghi hình làm bằng chứng"- ông Hoan chia sẻ.
Hàng chục nghìn du khách tham quan, cắm trại ở Thảo cầm viên Sài Gòn Sáng ngày 3/2 (tức mùng 3 Tết Nhâm Dần) hàng chục nghìn người đổ về Thảo Cầm Viên Sài Gòn để tham quan, vui chơi khiến nơi đây chật kín khách tham quan. Theo ghi nhận của phóng viên, lúc 8h30 sáng, ngày 3/2 (tức mùng 3 Tết Nhâm Dần), khách tham quan xếp hàng dài trước quầy bán vé vào Thảo Cầm...