Dốc A Lù – sương mù Y Tý
Tháng 9 chính là thời điểm thích hợp để các phượt thủ đi săn mây ở Y Tý (Lào Cai). Đến đây bạn sẽ có cơ hội để ngắm nhìn khung cảnh núi rừng bình yên cùng với những ruộng bậc thang mùa lúa chín đẹp tuyệt.
Y Tý là một xã vùng cao của huyện Bát Xát (Lào Cai), tọa lạc ở độ cao trên 2.000m so với mực nước biển. Y Tý Bát Xát có khí hậu mát mẻ mùa hè, nhưng lại giá buốt vào mùa đông. Nhiệt độ nơi đây có khi xuống dưới 0 độ C, được các bạn trẻ lựa chọn là địa điểm săn tuyết, săn mây độc đáo.
Nói đến Y Tý là người ta nói đến người dân tộc Hà Nhì sinh sống với bản sắc văn hóa độc đáo, khác biệt. Nơi đây có những cung đường, con đèo thử thách, mạo hiểm, đặc biệt nhất là khu rừng nguyên sinh Dền Sáng – địa điểm được ví như là “rừng treo” trên núi cao. Chỉ cần giới thiệu như thế thì người ta đã hiểu vì sao, Y Tý Lào Cai hấp dẫn dân phượt trong và ngoài nước đến đây để chinh phục các đỉnh cao hay con đèo hiểm trở.
Mây vương trên cánh đồng lúa vàng tại Y Tý (Lào Cai) 2020. Ảnh: Công Hùng
Vào thời điểm này, khắp cả vùng Y Tý được khoác lên mình màu áo vàng ruộm của những đồng lúa đang vào vụ thu hoạch. Các nhà nhiếp ảnh đều cho rằng Y Tý mùa này phải được liệt vào danh sách những địa điểm “săn lúa chín” đẹp nhất vùng Tây Bắc. Từ Hà Nội bạn có thể chọn chuyến tàu đêm đi Lào Cai để có mặt tại ga lúc 7h sáng. Nhiều bạn trẻ lại đến bến xe Mỹ Đình chọn phương tiện ôtô giường nằm đi đêm để đến Lào Cai khi trời mờ sáng.
Từ Lào Cai đường lên Y Tý có thể theo 2 ngả, đường nào cũng phải vượt một quãng hơn 100km mới tới. Theo ngả Lào Cai đi Trịnh Tường vòng lên Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt, vòng qua A Mú Sung rồi đến Y Tý. Con đường xuyên qua những cánh rừng già, những bản làng biên giới nép mình bên sườn núi vùng biên. Phải những tay lái vững vàng mới dám chọn con đường đầy thử thách này. Ngả Lào Cai – Sapa đến Mường Hum, Dền Thàng, Dền Sáng, A Lù đến Y Tý đường đẹp và dễ đi hơn. Con đường này bạn có thể chạy xe máy và ô tô nhưng chú ý vì đường cũng có nhiều đoạn cua tay áo và trơn trượt đầy thử thách.
Video đang HOT
Ngã ba Lũng Pô chính là điểm dừng chân đầu tiên của hành trình chinh phục Y Tý. Đây là nơi sông Nguyên Giang của Trung Quốc gặp con sông Lũng Pô trên đất nước Việt Nam. Đây là nơi có mốc 92, gồm 3 mốc đó là 92(1), 92(2), 92(3) đánh dấu tuyến biên giới giữa 2 nước Trung Quốc và Việt Nam.
Công việc “săn mây” được chính thức bắt đầu khi bạn đến A Lù, một xã nằm trên đường biên giới Việt – Trung, dọc theo sông Lũng Pô, thuộc huyện Bát Xát, Lào Cai. Cũng như nhiều xã vùng cao Lào Cai khác A Lù mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang dã. Vào mùa lúa chính, A Lù trông như một bức tranh vẽ từ trên cao nhìn xuống, có sắc vàng tươi của lúa, điểm thêm những nét uốn lượn của những con sông.
Đoạn đường từ A Lù sang Ngải Thầu là một trong những đoạn đường đẹp nhất trong hành trình phượt Y Tý nên không tay săn ảnh nào có thể bỏ qua cơ hội để có những bức ảnh đẹp. Thung lũng Thề Pả thuộc xã Y Tý là di tích quốc gia. Nơi đây có hàng ngàn thửa ruộng bậc thang uốn lượn, trải dài hơn 5 cây số từ Choỏn Thèn đến cầu Thiện Sinh.
Đến Y Tý, nếu trúng ngày thứ Bảy, bạn có cơ hội được thăm chợ Phiên, nơi sặc sỡ sắc màu bởi các chị các mẹ người Hà Nhì với cặp ba lá và mái tóc giả tết bằng len quanh đỉnh đầu. Phụ nữ người Mông mang trang phục váy xòe hay những chiếc khăn chim công sặc sỡ trên đầu các mẹ các chị dân tộc Dao.
Các sản vật mang theo trên gùi xuống chợ của họ chính là những nông sản của nhà trồng được cùng những mảnh thổ cẩm được làm bằng tay. Phần lớn du khách đều chọn một tấm vải thổ cẩm được dệt bằng tay làm quà đem về xuôi bởi không biết lúc nào mới có dịp trở lại.
Đã đến đây, hãy cố gắng để nếm thử món thắng cố trứ danh được làm từ thịt ngựa cùng nhưng chén rượu men ngô thơm nồng.
Đặc sản Y Tý không nhiều, có chăng là những xâu thịt nướng trên than hồng. Nếu say men tình, bạn có thể đến các nhà nghỉ đều là nhà sàn của dân hai bản Lao Chải 1 và Lao Chải 2 mở ra phục vụ khách. Các nhà nghỉ đều chỉ là những căn phòng được ây đơn giản, điện nước hạn chế, nếu đoàn đông người hãy đến nhà nghỉ của chị Hầu Thu Mỷ hay cô Si.
Hãy đến núi Nhìu Cồ San có đỉnh cao tới 2.660m để tay chạm mây, để mở rộng tới hạn của mình khi chinh phục những khó khăn trên cung đường phượt.
Ai lên Y Tý mùa mưa này
Đang giữa mùa mưa, nhưng đoàn văn nghệ sĩ Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai vẫn quyết định lên Y Tý. Mùa mưa Y Tý có nét độc đáo riêng, vì thế mảnh đất cao trên 2000m so với mực nước biển này mang tên Y Tý, theo tiếng Hà Nhì là xứ mưa.
Toàn cảnh Ý Tý nhìn từ trên cao
Trong chúng tôi, những người đã biết Y Tý muốn thấy nơi này đổi thay ra sao sau nhiều năm chưa trở lại. Còn những người lần đầu lên Y Tý muốn mục sở thị phong cảnh, con người nơi đây hấp dẫn nhường nào mà du khách kéo nhau lên, nhất là vào mùa Thu vàng và dịp tuyết rơi. Ai cũng háo hức.
Các tuyến đường lên xứ mưa, đường nào cũng quanh co và dốc. Bắt đầu từ Tp. Lào Cai đến Bản Vược, "thủ phủ" cũ của huyện Bát Xát khá bằng phẳng. Rồi từ Bản Vược tỏa ra các tuyến đi Y Tý. Tuyến đường ngắn nhất là qua Cốc Mỳ - Trịnh Tường đến Y Tý. Tuyến đường vòng cung qua Mường Vi - Bản Xèo - Mường Hum - Sàng Ma Sáo - Dền Sáng là tuyến đường dài nhất. Tuyến đường từ Trịnh Tường qua Nậm Chạc - A Mú Sung - A Lù - Ngải Thầu là tuyến đường hiểm trở và dốc nhất. Chúng tôi chọn tuyến này, bởi đường chạy song song với sông Hồng ngược về đầu nguồn, nơi có suối Lũng Pô hợp dòng với sông chảy vào đất Việt, nơi có cột cờ Lũng Pô hiên ngang tung bay giữa xanh thẳm núi rừng. Ngồi trên xe quan sát, núi rừng, bản làng lúc ẩn, lúc hiện trong sương mờ, mọi người đều có cảm giác dường như xe cứ ngược lên mãi để được gần trời hơn.
Có lẽ đỉnh của tuyến đường là điểm tiếp giáp giữa hai xã Ngải Thầu và Y Tý. Ở đó, có bản Ngải Thầu Thượng, người dân gọi là Ma Cha Va nằm ở độ cao hơn 2.300m, nơi mà nhà báo Quốc Hồng, trong một bài viết của mình gọi là "làng ở đỉnh trời gió núi". Từ trên cao, trước mắt chúng tôi bao la là rừng, rừng nối nhau chạy từ đỉnh núi xuống thung sâu tiếp giáp biên giới. Có lúc bất chợt từ trên đỉnh núi, gió đem những đám mây trắng muốt xóa nhòa ranh giới giữa đất với trời tạo nên sự kỳ vĩ của thiên nhiên ngập chìm trong mênh mông.
Bản người Hà Nhì ở Y Tý - Ảnh Ngọc Dương
Sang chiều, giai điệu mưa ngàn hòa cùng vũ điệu gió núi. Gió rì rào, lá rừng rung rinh mắt biếc. Mưa giăng trắng trời. Trời se lạnh! Trong không gian mưa, cây cối khoác một màu xanh thẫm từ đỉnh Lảo Thẩn ở độ cao 2.860m xuống đến mép suối Lủng Pô. Tạm biệt trung tâm Y Tý, chúng tôi "mã hồi" theo tuyến đường xuyên qua rừng già nối Y Tý với Dền Sáng để về Mường Hum. Đây là tuyến đường mở năm 1996. Mặc dù không muốn thu hẹp diện tích rừng nguyên sinh để làm đường, nhưng không còn cách nào khác khi xung quanh toàn là núi đá dựng đứng nên các nhà hoạch định đành phải thiết kế đường xuyên qua rừng già với yêu cầu ít chặt phá rừng nhất, những người mở đường phải cam kết làm đúng thiết kế, không xâm hại cây cối ngoài phạm vi nền đường, không được làm tổn hại đến rừng dưới sự giám sát chặt chẽ của đồng bào Hà Nhì. Con đường lớn được hoàn thành, mở ra hướng sản xuất hàng hóa cho đồng bào trong vùng mà vẫn giữ được hơn 8.000ha rừng già, vẫn giữ được vẻ hoang sơ, huyền bí vốn có của những cánh rừng thiêng Y Tý ngàn năm tuổi để trở thành điểm du lịch sinh thái ở phía Tây Bắc tỉnh Lào Cai.
Xuyên qua rừng già, xe chúng tôi lọt thoỏm giữa mênh mông rừng. Dừng xe giữa rừng tĩnh mịch, tận hưởng những phút giây thư thái, cảm giác khoan khoái, hít thở không khí trong lành, mát dịu và ngắm cảnh sắc thiên nhiên huyền ảo như mơ. Ngước nhìn bạt ngàn cây cổ thụ hai ba người ôm cao vút, tán lá xòe rộng che chở cho các tầng cây thấp hơn, trên nhiều cành cây các loại phong lan đợi dịp khoe sắc, thấp hơn là những cây đỗ quyên đại thụ chen nhau núp bóng, chờ mùa đơm hoa, tạo nên thảm hoa đỏ rực không lồ, điểm xuyết là những chùm hoa đỗ quyên trắng tinh khiết. Giữa rừng già u tịch, bỏ xa những ồn ã của thị tứ, phố chợ, chỉ có tiếng suối róc rách, tiếng chim lảnh lót gọi bạn khiến chúng tôi ngẩn ngơ như lạc vào vườn cổ tích. Ở rừng mới thấy giá trị của rừng. Rừng là vàng, là cuộc sống của đồng bào nơi đây. Chả thế mà rừng Y Tý đã giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, nhiều hộ còn giàu lên từ một loại cây thảo dược có giá trị kinh tế cao. Với đặc điểm của khí hậu á nhiệt đới gió mùa, nhiều loài động thực vật quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam cùng nguồn dược liệu tự nhiên phong phú đã tạo nên sự giàu có độc đáo và vẻ đẹp nguyên sơ của rừng Y Tý.
Một nghi thức trong lễ hội Khô già già -Ảnh Gia Chiến.
Ở xã Y Tý, dân tộc Hà Nhì chỉ có 8 bản, chiếm hơn 54% dân số, nhưng bản nào cũng có khu rừng thiêng để thờ thần rừng với quan niệm rừng và cây rừng, các loài vật trong rừng đều có sinh mạng như con người.. Người Hà Nhì ý thức được rằng rừng là tài sản chung nhưng không vô tận, nên việc khai phá đất rừng canh tác cũng nằm trong giới hạn, ngay cả khi khai thác cây rừng phục vụ đời sống đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, nếu người nào khai thác sai số lượng, chủng loại và sử dụng không đúng mục đích thì sẽ bị phạt vĩnh viễn không được vào rừng khai thác bất cứ thứ gì. Biện pháp giữ rừng của người Hà Nhì tuy đơn giản nhưng đạt hiệu quả cao và được đồng bào các dân tộc trong vùng làm theo. Vì thế, rừng vẫn giữ được nguyên sơ, vẫn xanh màu xứ sở, bao bọc cuộc sống của đồng bào các dân tộc Y Tý qua nhiều thế hệ.
Biết rằng, lên Y Tý khi đã qua mùa nước đổ, khi chưa tới mùa vàng dịu của Thu là chưa đúng mùa du lịch, nhưng lên Y Tý giữa mùa mưa là sự trải nghiệm thú vị trong mơn man của nước trời cho cây rừng, đất núi thẫm xanh để hồi tưởng về những năm tháng xưa kia khoác áo mưa, chống gậy trèo đèo, lội suối đến với bản làng vùng cao chót vót trong sương mờ ba cùng với người dân.
Y Tý của hôm nay vẫn nguyên dáng vẻ vạm vỡ, gồ ghề đang chờ bàn tay, khối óc con người khơi dậy những tiềm năng ẩn sâu trong tầng tầng, lớp lớp mây bay, trong đại ngàn rừng già để tạo nên diện mạo mới của khu đô thị du lịch hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của cội nguồn hoang sơ. Có lẽ sau một vài thập niên nữa, Y Tý không chỉ quyến rũ du khách bởi Thu vàng hoặc trắng trời hoa tuyết mà mùa mưa ở xứ mưa này sẽ có nhiều điều mời gọi: Ai lên Y Tý xứ mưa mùa này!
Để quên con tim ở miền cao Y Tý Ở miền cao Y Tý, mây quấn núi, núi ấp ôm mây... đẹp như một giấc mơ mà ai cũng muốn một lần 'chạm' đến. Để rồi quyến luyến không muốn rời xa. Vượt hàng trăm "cây số" từ Hà Nội, miền cao Y Tý là một bức tranh trùng trùng điệp điệp. Đường lên Y Tý khá ngoằn ngoèo nhưng khung cảnh...