Đọc 5 điều này mới thấy chẳng ai thương mình như Apple, cứ dùng iPhone là chăm lo như con đẻ
Được yêu thương là thế nhưng có vẻ như “bố mẹ” Apple này hơi khắt khe trong chuyện tiền nong thì phải, yêu cầu nào cũng phải vống lên tận trời xanh mới chịu.
Apple từ lâu đã được biết đến với những điều tiếng không hay ho lắm về độ “ hút máu” người dùng với nhiều cách thức bòn rút ví tiền một cách tối đa (dù không phủ nhận sức hút và độ thuyết phục của họ luôn cao ở vị thế của mình). Thế nhưng, bạn có biết rằng họ thực sự là những nhà chiến lược đại tài khi tính toán toàn diện về phương pháp bảo vệ người dùng, thậm chí khiêm tốn đến nỗi chẳng thèm nói ra dù đây là điều rất hiếm ai làm được?
1. Hacker gặp iPhone thường sẽ toát mồ hôi hột
Trừ khi bạn để ai đó – hoặc chính mình dại dột – can thiệp vào iPhone của mình lén lút, nhưng một khi đã cài đặt xong xuôi các phương án bảo mật cơ bản cho iPhone thôi, đó sẽ trở thành một gian nan khổng lồ cho những kẻ xấu nhăm nhe xâm nhập dữ liệu.
Hầu như mọi chi tiết và ngóc ngách trên hệ điều hành iOS đều được Apple mã hóa hoàn toàn, khiến cho hacker rất khó khăn để tiếp cận và đạt được mục đích. Tất cả mọi thứ cần làm chỉ là set up một cách khóa máy đơn giản: Quét vân tay, nhận diện khuôn mặt, mật khẩu ký tự – đều có công dụng chuyển đổi dữ liệu sang một hình thức không thể truy dấu.
Được biết, Apple là một trong những thương hiệu hiếm hoi có thể áp dụng được mức độ bảo mật cao như thế ở quy mô toàn hệ điều hành. Ngoài ra, họ còn “cứng” với cả chính phủ và các điều luật: Tạo ra thêm một lớp bảo vệ mạnh đến nỗi những tổ chức như FBI khi muốn tự ý mở iPhone bị khóa của ai đó để điều tra cũng chưa chắc đã làm nổi. Những dữ liệu thông tin và hình ảnh của dịch vụ xuất phát từ chính Apple như iMessage, Facetime cũng đều an toàn tuyệt đối.
2. Safari – ứng dụng cứng đầu bậc nhất làng công nghệ
Video đang HOT
Không phải tự nhiên Safari – trình duyệt mặc đinh trên hệ thống của Apple lại được tôn vinh ở vị trí rất cao trên thang bảo mật. Safari luôn luôn chặn toàn bộ các cookies (tập tin truy dấu) từ những trang web chúng ta truy cập, loại bỏ được phần lớn những hiểm nguy tiềm tàng cho người dùng phổ thông.
Hơn nữa, Safari còn có một tính năng mang tên Phòng chống Truy dấu Thông minh (Intelligent Tracking Prevention), có tác dụng khiến thân phận và danh tính của bạn trên Internet khi sử dụng Safari được ẩn đi, khiến cho các tác vụ tìm kiếm bất kể là tốt hay xấu cũng đều vô vọng. Phòng còn hơn chữa đúng là một phương châm của Apple. Trong trường hợp phát hiện một trang web độc hại nhưng chủ nhân đã lỡ vô tình mở nó ra, Safari sẽ ngầm cô lập nó và ngăn mọi hành vi cố gắng xâm nhập vào các thành phần khác trên iPhone.
3. Apple Maps – tẩm ngẩm tầm ngầm mà ghê phải biết
Ở thời điểm hiện tại, có lẽ cuộc đua giữa Apple Maps và Google Maps đã biết ai thắng ai thua về độ hot. Tuy nhiên, đại diện đến từ Apple lại có một đặc trưng vô cùng hữu dụng, liên quan đến chính an toàn thông tin cá nhân cho bạn: Hầu như không ghi lại dữ liệu về hành trình di chuyển của chủ nhân.
Mỗi mẩu thông tin định vị về dữ liệu tương tác khi sử dụng Apple Maps sẽ được chia nhỏ ra và tải lên server của Apple, mỗi phần lại được gán cho một điểm nhận diện riêng biệt. Từ đó, dù có chủ đích lần theo các dấu vết dữ liệu thì kẻ gian cũng khó mà đạt được mục đích của mình. Google Maps thì – rất tiếc – không bảo mật được toàn diện dữ liệu của người dùng.
4. Tìm bằng Google thì bị theo dõi, tìm với Siri thì lại an toàn
Siri cũng không phải một tên tuổi quá nổi bật so với những đối thủ khác như Cortana, Google Assistant, nhưng cô nàng trợ lý ảo của nhà Táo khuyết lại được ưu ái trở thành một trong những khắc tinh cho nỗi sợ hãi về bảo mật cá nhân của người dùng.
Tất cả những thông tin tìm kiếm khi bạn hạ lệnh cho Siri truy cập một thứ gì đó trên Internet đều được mã hóa trên iOS, giải trình và xử lý ở trụ sở dữ liệu Apple rất an toàn. Thông tin tìm kiếm cũng được đính kèm với một nhân dạng ngẫu nhiên, không hề để lộ Apple ID của bạn. Ngoài ra, Siri cũng rất nhỏ nhẹ và tinh tế khi chẳng bao giờ tự tiện nghịch ngợm và truy cập dữ liệu nội bộ trên máy trừ khi bạn cho phép, cho dù bạn có đang nhờ Siri làm việc đi chăng nữa.
5. Apple chặn toàn bộ những mối nguy hại ngay ở tầng cơ bản nhất
Chính nền tảng phát triển ứng dụng trên iOS và cộng đồng lập trình cũng được Apple tùy biến tỉ mỉ: Tất cả những ứng dụng đưa lên App Store đều phải thông qua một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt, tuân theo đủ mọi điều kiện phù hợp với an toàn thông tin bảo mật riêng tư mới có thể được duyệt.
Nếu có bất kỳ vấn đề gì trái luật xảy ra, Apple sẽ nhanh chóng xóa ngay dữ liệu ứng dụng khỏi Store, đồng thời trừng phạt nhà phát triển theo nhiều hình thức.
Theo Tri Thuc Tre
Apple bị kiện vi phạm tới 8 bằng sáng chế liên quan đến iMessage và FaceTime
Apple một lần nữa lại là tâm điểm của những vụ kiện khi hãng bị cáo buộc đã sử dụng trái phép 8 bằng sáng chế liên quan đến ứng dụng iMessage và FaceTime nhưng chưa chịu trả tiền.
Apple chưa bao giờ thoát khỏi các vụ kiện vi phạm bằng sáng chế. Không vì Apple đi kiện thì cũng là các hãng khác kiện Apple vì sao chép và đánh cắp tài sản trí tuệ. Bên cạnh vụ kiện lùm xùm với Qualcomm gần đây, Apple giờ còn phải lo đối phó với cáo buộc vi phạm tới 8 bằng sáng chế liên quan đến iMessage và FaceTime.
Theo Apple Insider, công ty MPH Technologies (MPH) có trụ sở tại Phần Lan đã kiện Apple ra Tòa án quận ở Bắc California vì vi phạm 8 bằng sáng chế liên quan đến giải pháp và hệ thống gửi tin nhắn an toàn. Theo MPH, Apple đã sử dụng công nghệ bằng sáng chế của MPH trên các dịch vụ như iMessage và FaceTime mà không hề có bất cứ một thỏa thuận nào với hãng.
Đơn kiện của MPH cũng chỉ ra, Apple còn áp dụng các giao thức đã được cấp phép cho MPH trên các dịch vụ VPN của hãng.
Thực tế mọi chuyện không đến mức phải đưa nhau ra tòa khi phía Apple trước đó đã không đạt được thỏa thuận với MPH. Cách đây hai năm, MPH đã liên lạc với Apple để thông báo về vấn đề bản quyền, đồng thời cả hai bên đã cùng nhau thỏa thuận các điều khoản cấp phép bằng sáng chế trong suốt 1 năm. Nhưng cuối cùng mọi chuyện lại không thể đi đến thống nhất.
Về phía Apple, hãng khẳng định sẽ cung cấp các bằng chứng cho thấy công nghệ của hãng không vi phạm bằng sáng chế của MPH. Phản hồi chính thức giữa hai bên về vụ kiện đã được phát đi vào tháng 7/2017. Có vẻ như Apple rất tự tin rằng, hãng không vi phạm bằng sáng chế.
Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, MPH cuối cùng đã quyết định đưa Apple ra hầu tòa vào cuối tháng Chín. MPH yêu cầu bồi thẩm đoàn tìm lại công bằng cho họ và bắt Apple chịu trách nhiệm vì hành vi vi phạm trắng trợn. Không chỉ cần bồi thường, MPH còn muốn có một lệnh cấm vĩnh viễn Apple sử dụng 8 bằng sáng chế trên iPhone, iPad.
Thật khó để biết liệu rằng vụ kiện trên sẽ đi về đâu nhưng nếu MPH thắng kiện, hãng chắc chắn sẽ thu về được một khoản tiền bồi thường rất lớn do iMessage và FaceTime đều là hai tính năng vô cùng quan trọng và có đông người dùng nhất trên iPhone, iPad.
Theo vnreview
Apple thua kiện hơn 500 triệu USD tại Mỹ Các bằng sáng chế Apple vi phạm đã sử dụng cho FaceTime, VPN on Demand và iMessage trên nền tảng iOS. Theo Bloomberg, tòa án Liên bang Texas (Mỹ) đã yêu cầu Apple phải trả cho công ty VirnetX Holding Corp. số tiền 502,6 triệu USD do vi phạm các bằng sáng chế mà công ty này nắm giữ. Đây là kết quả...