Doanh trại Philippines lắp tháp viễn thông của công ty do Trung Quốc hậu thuẫn?
Tư lệnh quân đội Philippines tuyên bố không tồn tại rủi ro từ các tháp và thiết bị liên lạc của một công ty do Trung Quốc hậu thuẫn.
Hãng tin AP hôm 13-10 cho biết các tháp và thiết bị liên lạc trên được một công ty viễn thông do Trung Quốc hậu thuẫn lắp đặt trong các doanh trại của Philippines, làm dấy lên lo ngại chúng có thể được sử dụng cho mục đích gián điệp.
Tuy nhiên, tư lệnh quân đội Philippines, tướng Gilbert Gapay, cho biết việc lắp đặt các tháp và thiết bị liên lạc của Dito Telecomnity Corp. (công ty Philippines nhưng China Telecom của Trung Quốc sở hữu 40% cổ phần) trong các doanh trại sẽ cho phép quân đội nước ông giám sát tốt hơn.
“Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ rủi ro bảo mật nào. Các tháp rất thấp và chúng tôi thấy lắp đặt chúng bên trong doanh trại sẽ tốt hơn vì chúng tôi có thể kiểm tra mà không báo trước. Chúng tôi có thể kiểm tra chúng vào lúc nửa đêm” – ông Gapay nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Tướng Gâpy. Ảnh: Inquirer
Dito Telecomnity Corp. là công ty lớn thứ ba trong ngành viễn thông Philippines, do doanh nhân người Philippines Dennis Uy, người ủng hộ Tổng thống Rodrigo Duterte, kiểm soát.
Các nhà phê bình và một số nghị sĩ bản địa lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi Philippines thông qua thiết bị liên lạc của Dito Telecomnity Corp..
Đáp lại, công ty này bác bỏ những lo ngại về gián điệp, đồng thời lưu ý họ đã đầu tư rất nhiều vào an ninh mạng và sẽ không bao giờ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia
Dito Telecomnity Corp. đang đàm phán để lắp đặt các tháp và thiết bị liên lạc tại 22 địa điểm. Đề xuất sẽ được quân đội Philippines xem xét kỹ lưỡng, theo ông Gapay.
Trước đó, 2 công ty viễn thông lớn khác của Philippines cũng được phép lắp đặt các tháp và thiết bị tương tự trong các khu vực quân sự sau khi vượt qua bài kiểm tra.
Video đang HOT
Philippines kỳ vọng 'sửa sai' bằng lệnh tái phong tỏa
Hai tuần phong tỏa kể từ ngày 4/8 được xem là vô cùng quan trọng với chính phủ Philippines để "sửa sai" nỗ lực chống Covid nửa vời trước đó.
Sau khi nới lỏng một trong số lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và kéo dài nhất thế giới hôm 1/6, Philippines một lần nữa "đóng cửa" thủ đô và 4 vùng lân cận để ngăn Covid-19.
Lệnh tái phong tỏa hai tuần được Tổng thống Rodrigo Duterte thông báo đêm 2/8 và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 4/8, giữa lúc quốc gia này báo cáo số ca nhiễm nCoV tăng vọt và nhiều nhân viên y tế cảnh báo hệ thống của nước này có thể sụp đổ vì quá tải.
Theo quy định mới, người dân thủ đô và 4 tỉnh lân cận sẽ phải tự cách ly ở nhà, nhà hàng và trung tâm thương mại được duy trì dịch vụ bán mang đi hoặc giao hàng tại nhà, trong khi hiệu cắt tóc và phòng gym phải đóng cửa.
Chính phủ Philippines trước đó chần chừ tái phong tỏa sớm hơn và chỉ hành động khi đối mặt áp lực chính trị lớn, theo Jeff Bansigan, bình luận viên của Channel News Asia.
Nhân viên y tế Philippines đã kêu gọi Bộ trưởng Y tế Francisco Duque III từ chức, khi đổ lỗi rằng ông không đưa ra được kế hoạch đúng đắn để đối phó với đại dịch trong 5 tháng qua. Trong khi đó, nhiều liên đoàn quyền lực ở Philippines như Liên minh Nhân viên Y tế trước đó cũng yêu cầu ông Duque phải chịu trách nhiệm.
Xe tbọc thép của cảnh sát tuần tra để thực thi lệnh tái phong tỏa tại Navotas, thủ đô Manila, hôm 17/7. Ảnh: Reuters.
Giới phê bình đánh giá động thái "sửa sai" của chính phủ khá muộn màng, bởi tình hình đã xấu đi nghiêm trọng. Philippines báo cáo hơn 112.000 người nhiễm, trong đó ngày 4/8 ghi nhận số ca nhiễm cao nhất Đông Nam Á với 6.352 người. Đến ngày 6/8, nước này ghi nhận thêm hơn 3.500 ca nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 119.460, vượt qua nước láng giềng Indonesia, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á. Đại dịch đã khiến hơn 2.150 người ở quốc gia này tử vong.
Trước cảnh báo về nguy cơ hệ thống y tế "gục ngã" vì Covid-19, Tổng thống Duterte biết rằng hành động quyết liệt là cần thiết. Do đó, ông đã triển khai cảnh sát chốt chặn các tuyến đường ở thủ đô Manila, cùng với Bulacan, Laguna, Cavite và Rizal, những nơi ghi nhận làn sóng gia tăng ca nhiễm nCoV. Đồng thời, ông cũng có kế hoạch triển khai quân đội để đảm bảo pháp luật và trật tự, nhưng trước hết là để giải quyết tình trạng người lao động bị mắc kẹt.
Lệnh phong tỏa mới đã gây ra tình trạng hỗn loạn trên khắp thủ đô Manila, vì đây là điều mà nhiều người không nghĩ tới.
Người dân vẫn có thể ra ngoài mua đồ thiết yếu và đi làm, nhưng các phương tiện giao thông công cộng và chuyến bay nội địa sẽ ngừng hoạt động để ngăn chặn Covid-19 lan rộng. Nhiều lao động nhập cư đã bị mắc kẹt ở sân bay hoặc dọc tuyến cao tốc quốc gia khi tìm cách rời Manila.
Một quan chức thành phố Quezon còn đe dọa "bắn bỏ" bất kỳ ai vi phạm lệnh phong tỏa, làm dấy lên phản ứng phẫn nộ. Ông sau đó đã rút lại tuyên bố của mình trên Facebook.
Các chuyên gia thuộc Đại học Philippines cho rằng biện pháp hạn chế nghiêm ngặt này sẽ giúp ngăn chặn làn sóng nhiễm mới, nhưng đổi lại Philippines phải đối mặt với nguy cơ mất hàng triệu việc làm.
Những người dân Philippines có thu nhập thấp, phải sống dựa vào số tiền kiếm được hàng ngày để duy trì cuộc sống, sẽ là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, khi mọi phương tiện giao thông và hoạt động kinh doanh sẽ tạm dừng trong 15 ngày.
Bình luận viên Bansigan nhận định kịch bản nghiêm trọng này hoàn toàn có thể tránh được nếu chính phủ hành động sớm để ngăn Covid-19, thay vì chần chừ và miễn cưỡng vì đặt nặng vấn đề kinh tế.
Quan chức chính phủ trước đó từng nhấn mạnh rằng nền kinh tế nước này không thể ứng phó được với lệnh phong tỏa kéo dài, khi chứng kiến mức sụt giảm lớn trong quý đầu năm nay.
Chỉ hai tháng trước, cố vấn tài chính của Duterte tuyên bố đại dịch đe dọa "làm tê liệt" các doanh nghiệp và hộ gia đình, sau khi hoạt động kinh tế báo cáo mức giảm sâu nhất trong 22 năm qua.
GDP của Philippines giảm 0,2% trong quý I năm nay, từ mức tăng trưởng 6,7% trong quý IV năm ngoái. Tỷ lệ thất ngiệp tháng 4 là 17,7%, tương đương 7,3 triệu người, theo Cơ quan Thống kê Philippines. Giới chuyên gia ước tính có thêm hàng triệu người mất việc vì lệnh phong tỏa lần này, gồm cả lao động Philippines từ nước ngoài trở về.
Bansigan cho hay người dân trông chờ chính phủ đưa ra giải pháp cụ thể để đối phó với tình hình hiện nay, song thực tế chính quyền Duterte vẫn chưa có một chiến lược rõ ràng, dù đã áp lệnh tái phong tỏa thủ đô.
Thậm chí trong buổi họp báo đêm 2/8, Tổng thống còn gây hoang mang khi khuyến nghị mọi người khử trùng khẩu trang bằng xăng. Ý tưởng này lập tức bị các chuyên gia y tế bác bỏ.
Tổng thống Duterte còn cáo buộc lời kêu gọi xây dựng một kế hoạch rõ ràng chống đại dịch của các nhân viên y tế thực chất là "kêu gọi một cuộc cách mạng".
Hành khách mắc kẹt ở sân bay thủ đô Manila hôm 4/8. Ảnh: AFP.
Hai tuần tới được xem là rất quan trọng đối với Philippines để kiểm soát Covid-19, theo Bansigan. "Chính phủ phải tận dụng nó để đánh giá lại tính hiệu quả của các biện pháp hạn chế, cũng như đưa ra các bước đi tiếp sau đó", bình luận viên này viết.
Carlito Galvez, người đúng đầu đội ứng phó Covid-19 của Philippines, nhấn mạnh chính phủ sẽ điều chỉnh kế hoạch dựa trên lời kêu gọi của nhân viên y tế, nhưng cũng rất thận trọng với kỳ vọng rằng đất nước có thể làm phẳng đường cong của dịch.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vẫn có một số tín hiệu tích cực cho kế hoạch kiểm soát dịch của Manila, như các trung tâm xét nghiệm đã được thiết lập trên khắp cả nước.
Chính phủ dự kiến điều động nhân viên y tế từ các khu vực có tình hình dịch ít nghiêm trọng hơn tới bệnh viện ở Manila để hỗ trợ các nhân viên tuyến đầu điều trị cho bệnh nhân Covid-19.
"Hai tuần phong tỏa sẽ giúp chính phủ có thời gian để thiết lập các chiến lược mới, bao gồm giải quyết các vấn đề tồn đọng như tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế", Bansigan cho hay.
Chính phủ Philippines cũng phải cải thiện khả năng quản lý các ca nhiễm nCoV, không chỉ về xét nghiệm và truy vết tiếp xúc, mà còn là theo dõi và giúp đỡ người dân ở thành thị trở về quê nhà, cũng như giám sát chặt chẽ các thách thức mà bệnh viện và nhân viên y tế tuyến đầu đang đối mặt.
Bộ Y tế Philippines đang đàm phán về vaccine ngừa Covid-19 với 4 nhà sản xuất từ Trung Quốc đại lục và đảo Đài Loan. Tuần trước, Tổng thống Duterte cho biết đã trao đổi với Chủ tịch Tập Cận Bình để Philippines sẽ là khách hàng đầu tiên mua lô vaccine nếu Trung Quốc phát triển thành công.
Tuy nhiên, giới phê bình cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy ông Duterte thừa nhận thất bại của chính phủ trong việc ngăn chặn Covid-19 và đang đặt hết hy vọng vào vaccine để cứu vãn tình hình.
Philippines vượt 100.000 ca bệnh COVID-19 Số ca bệnh COVID-19 ở Philippines đã vượt 100.000 ca sau khi ghi nhận số ca mới cao kỷ lục trong một ngày vào ngày 2-8. Người đàn ông hút thuốc cạnh tranh cổ động đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 ở thủ đô Manila, Philippines - Ảnh: Reuters Bộ Y tế Philippines cho biết hiện đã ghi nhận tổng cộng 103.185 ca...