Doanh thu xuất khẩu năng lượng của Nga tăng gần 100 tỷ USD trong năm nay
Nền kinh tế Nga đang tăng trưởng tốt hơn dự báo ban đầu khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, do doanh thu năng lượng tăng mạnh.
Nga vẫn là nước xuất khẩu các sản phẩm dầu và khí đốt hàng đầu thế giới. Ảnh: Sky News
Theo hãng tin Reuters và Đài châu Âu Tự do (RFE/RL), Bộ Kinh tế Nga dự báo xuất khẩu năng lượng của Moskva sẽ tăng vọt trong năm nay, điều có thể giúp nền kinh tế nước này đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây vốn đang làm tê liệt một số ngành công nghiệp.
Cụ thể, Bộ Kinh tế Nga hiện dự kiến doanh thu xuất khẩu năng lượng sẽ đạt 338 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 1/3 so với mức 244 tỷ USD hồi năm ngoái. Như vậy, doanh thu xuất khẩu năng lượng năm nay của Moskva sẽ tăng gần 100 tỷ USD do giá hàng hóa cao hơn bù đắp cho việc giảm khối lượng.
Doanh thu từ xuất khẩu lớn hơn sẽ giúp Moskva tăng lương và lương hưu vào thời điểm nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái và lạm phát đang làm xói mòn mức sống của người dân. Xuất khẩu năng lượng chiếm khoảng một nửa nguồn thu ngân sách của Nga.
Theo các dữ liệu của Reuters, Bộ Kinh tế Nga cũng dự báo giá xuất khẩu khí đốt tự nhiên trung bình sẽ tăng hơn gấp đôi trong năm nay lên 730 USD/1.000 m3, trước khi giảm dần cho đến cuối năm 2025. Xuất khẩu khí đốt của Nga sẽ giảm khoảng 15% trong năm nay trong bối cảnh quan hệ giữa Brussels và Moskva xấu đi vì cuộc xung đột ở Ukraine.
Video đang HOT
EU đã tuyên bố ý định cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt từ Nga, nước trong nhiều năm là nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất cho khối, để phản đối cuộc xung đột. Việc giảm dòng chảy sang EU sẽ chỉ được bù đắp một phần nhờ xuất khẩu tăng sang Trung Quốc.
Bộ trên dự kiến thu nhập từ xuất khẩu năng lượng là 256 tỷ USD trong năm tới – vẫn cao hơn năm 2021, thời điểm giá dầu và khí đốt giảm xuống mức gần kỷ lục.
Nhìn chung, nền kinh tế Nga đang tăng trưởng tốt hơn dự báo ban đầu khi đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây, do doanh thu năng lượng tăng mạnh giúp chính phủ có thêm ngân sách để hỗ trợ các lĩnh vực đang gặp khó khăn.
Hiện Bộ Kinh tế Nga dự báo nền kinh tế nước này sẽ chỉ giảm 4,2% trong năm nay và tiền lương thực tế chỉ giảm 2,8%. Bộ này trước đó cảnh báo rằng nền kinh tế có thể giảm tới 12% trong năm nay, mức giảm mạnh nhất trong gần ba thập kỷ.
Những thách thức về khí đốt của Ukraine trước mùa Đông
Ukraine phải đối mặt với một loạt thách thức về khí đốt khi mùa Đông đang đến gần.
Một công nhân Ukraine kiểm tra van khí của đường ống dẫn khí đốt tự nhiên chính tại trạm nén khí ở Boyarka, gần Kiev. Ảnh: AFP
Quốc hội Ukraine mới đây đã thông qua luật cấm tăng giá khí đốt cho người tiêu dùng cá nhân. Lệnh cấm sẽ vẫn có hiệu lực trong thời gian thiết quân luật và kéo dài thêm sáu tháng sau khi kết thúc. Ngoài ra, chi ngân sách đã được tăng thêm 264,3 tỷ hryvnia (tương đương 7,2 tỷ USD) để chuyển cho công ty năng lượng Naftogaz thuộc sở hữu nhà nước Ukraine để mua khí đốt.
Tuy nhiên, theo ông Sławomir Matuszak, chuyên gia đặc biệt về Ukraine, Belarus và Moldova tại Trung tâm Nghiên cứu phương Đông Ba Lan (OSW), chính Naftogaz cũng đang rơi vào tình thế ngày càng khó khăn. Vào ngày 26/7, công ty đã không giải quyết việc hoàn trả các khoản thanh toán trái phiếu châu Âu (Eurobond) trị giá 335 triệu USD.
Năm 2021, Ukraine tiêu thụ 26,8 tỷ m khí đốt, trong đó 8,6 tỷ m cho người tiêu dùng cá nhân, 6,3 tỷ m cho các công ty sưởi ấm và 11,9 tỷ m cho các tổ chức công nghiệp và thuộc ngân sách nhà nước.
Ông Sławomir Matuszak cho rằng, do xung đột với Nga, tiêu thụ mặt hàng này đã giảm đáng kể - trong tháng 3 là 24% so với năm ngoái và vào tháng 5 là 46% - nguyên nhân là do giảm sản xuất công nghiệp. Các hoạt động quân sự cũng có tác động tiêu cực đến việc khai thác riêng, giảm khoảng 7% (năm 2021 lên tới 19,8 tỷ m).
Tính đến cuối tháng 7/2022, Ukraine có 11,7 tỷ m khí đốt trong các cơ sở lưu trữ dưới lòng đất. Nhưng Chính phủ Ukraine đã yêu cầu Naftogaz đảm bảo 19 tỷ m khí đốt trước mùa Đông năm nay (thường bắt đầu vào giữa tháng 10), trong khi người đứng đầu công ty, Yuriy Vitrenko, cho rằng 15 tỷ m là đủ.
Hiện tại, khoảng 35 triệu m khí đốt, chủ yếu từ việc khai thác nhiên liệu, được bơm hàng ngày, không đủ để tích lũy nguồn cung trong vòng hai tháng rưỡi theo mức mà Chính phủ Ukraine đề ra. Do đó, kế hoạch huy động 19 tỷ m của Chính phủ Ukraine dường như không thực tế - cả do giá nguyên liệu thô trên thị trường EU rất cao và nguồn cung hạn chế, chủ yếu là do Nga giảm xuất khẩu.
Bên cạnh đó, thiệt hại đối với các cơ sở và nhà máy sản xuất nhiệt cũng là một thách thức không kém so với việc thâm hụt nhiên liệu ở Ukraine. Tính đến ngày 27/7, 343 lò hơi và 8 nhà máy sưởi đã bị phá hủy hoặc hư hỏng. Các nhà chức trách Ukraine đang nỗ lực sửa chữa liên tục, nhưng trong nhiều trường hợp, việc này không thể thực hiện được do tính chất tốn nhiều thời gian và tình trạng xung đột đang diễn ra.
Chính phủ Ukraine đã phân bổ 7,8 triệu USD để cải tạo ba nhà máy sưởi ấm (ở Chernihiv, Kremenchuk và Ochtyrka) và 38,3 triệu USD để mua lò hơi di động, máy phát điện, hệ thống lọc nước và các thiết bị khác nhằm sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Theo các chính quyền địa phương, những biện pháp này cũng là không đủ.
Ngoài ra, có nhiều nguy cơ xung đột sẽ dẫn đến viêc các nhà máy sản xuất nhiệt trên khắp Ukraine bị phá hủy hoặc hư hại nhiều hơn nữa cho đến mùa Thu này, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Cũng không thể loại trừ rằng trong tương lai cơ sở hạ tầng khí đốt (ví dụ như các trạm nén khí) sẽ bị tấn công khiến hệ thống vận chuyển nhiên liệu này bị tê liệt.
Cuối cùng, chuyên gia Matuszak lưu ý, nếu Naftogaz không trả được nợ Eurobond, công ty sẽ không thể nhận được các khoản vay bên ngoài, chủ yếu từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD).
Khi Quốc hội Ukraine phê duyệt khoản trợ cấp hàng tỷ USD để mua khí đốt cho thấy tình hình tài chính của Naftogaz đang khó khăn rất lớn. Việc phải bán nguyên liệu thô cho từng người nhận và sản xuất năng lượng nhiệt cho công chúng với giá thấp hơn giá thị trường sẽ tạo ra một khoản thâm hụt lớn, đây sẽ là gánh nặng ngày càng tăng đối với ngân sách Ukraine.
Công ty năng lượng Nga kiện Phần Lan, yêu cầu bồi thường 3 tỷ USD Công ty năng lượng Rosatom của Nga đã yêu cầu Phần Lan hoàn trả 3 tỷ USD do vi phạm hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Hanhikivi-1. Hình ảnh dự án Hanhikivi tháng 11/2021. Ảnh: Fennovoima Hãng thông tấn Interfax (Nga) ngày 22/8 đưa tin, công ty năng lượng nguyên tử thuộc sở hữu nhà nước của Nga Rosatom cho...