Doanh thu Vinafood 2 đạt 7.703 tỷ đồng trong 8 tháng
Mới đây, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) Nguyễn Ngọc Cảnh cùng đại diện các Vụ chức năng, Văn phòng và Trung tâm Thông tin đã có buổi làm việc với Tổng công ty Lương thực miền Nam ( Vinafood 2).
Tại buổi báo cáo làm việc, ông Võ Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood 2 cho biết, trong 8 tháng năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình trạng hạn hán gia tăng cả trong, ngoài nước đã tác động đến tâm lý người dân trong nước mua gạo tích trữ.
Các nước nhập khẩu gạo tăng nhập khẩu để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Doanh thu toàn Tổng công ty trong 8 tháng đạt 7.703 tỷ đồng, ứng với 65% kế hoạch năm.
Ông Võ Thanh Hà – Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinafood 2.
Theo ông Nguyễn Quế Dương – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Nông nghiệp, để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thời gian tới Vinafood 2 cần xây dựng kế hoạch chi tiết vay vốn và trả nợ với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Video đang HOT
Khẩn trương tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020, trong đó sớm thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 trên cơ sở kế hoạch kinh doanh có lãi làm cơ sở các ngân hàng xem xét, tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho Tổng công ty.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thời gian tới Vinafood 2 cần xây dựng kế hoạch chi tiết vay vốn và trả nợ với điều kiện thực tế sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nhằm đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Khẩn trương tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2020, trong đó sớm thống nhất kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 trên cơ sở kế hoạch kinh doanh có lãi làm cơ sở các ngân hàng xem xét, tiếp tục cấp hạn mức tín dụng cho Tổng công ty.
Trong công tác quản lý tài chính, Vinafood 2 cần thực hiện công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý tài chính, mua sắm, phân phối thu nhập, trong ký kết và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty mẹ, các đơn vị trực thuộc.
Rà soát và trích lập dự phòng các khoản đầu tư tài chính tại doanh nghiệp còn đang thua lỗ theo đúng quy định của nhà nước nhằm đảm bảo an toàn về tài chính cho Tổng công ty.
Về công tác quản trị doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Nguyễn Ngọc Cảnh giao nhiệm vụ cho Vinafood 2: Tăng cường quản trị doanh nghiệp theo các văn bản của Ủy ban chỉ đạo về công tác tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp,…
FLC Faros sắp có nữ chủ tịch sau khi ông Trịnh Văn Quyết từ chức
Bà Hương Trần Kiều Dung được HĐQT FLC Faros giới thiệu tham gia ban lãnh đạo công ty và đề xuất bầu làm chủ tịch HĐQT mới.
Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros vừa thông qua danh sách 2 ứng viên đề cử bầu bổ sung tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2016-2021 tại cuộc họp đại hội cổ đông thường niên 2020 sắp tới gồm bà Hương Trần Kiều Dung và bà Trần Thị Hương.
Trong đó, nếu bà Dung được đại hội đồng cổ đông bầu vào HĐQT, HĐQT FLC Faros đề nghị bầu nữ doanh nhân này giữ chức chủ tịch công ty.
Bà Hương Trần Kiều Dung hiện là Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Chủ tịch Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh Phát triển Bất động sản FLC Homes. Trước đó, bà Dung có thời gian gần 2 năm làm tổng giám đốc FLC.
Phó chủ tịch Tập đoàn FLC Hương Trần Kiều Dung. Ảnh: FLC.
Chưa đầy một tháng trước, Chủ tịch FLC Faros Trịnh Văn Quyết từ chức. CEO Nguyễn Thiện Phú tạm thời thay thế vị trí của ông Quyết. Ông Quyết cũng đã xin thôi làm thành viên HĐQT FLC Faros. Việc miễn nhiệm chính thức sẽ được công ty trình đại hội cổ đông.
Chỉ vài ngày sau khi rút khỏi vị trí chủ tịch HĐQT FLC Faros, ông Trịnh Văn Quyết đã bán ra 53,8 triệu cổ phần doanh nghiệp để giảm tỷ lệ sở hữu, thu về không dưới 200 tỷ đồng. Tỷ lệ sở hữu hiện tại của ông Quyết ở FLC Faros là 41,8%.
Trước ngày ông Quyết từ chức, FLC Faros cũng đã thông qua chủ trương sáp nhập vào Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (GAB). Tại GAB, ông Quyết sở hữu 8% vốn và tập đoàn FLC cũng nắm 9% cổ phần.
Sau khi chạm đỉnh 178.000 đồng vào cuối năm 2017, thị giá của cổ phiếu FLC Faros bắt đầu đi xuống và hiện chỉ giao dịch quanh vùng giá 3.590 đồng. Tuy nhiên, mã này vẫn còn nằm trong danh mục VN30.
So với mức kỷ lục, cổ phiếu FLC Faros đã mất 98% giá trị sau 2,5 năm. Ông Trịnh Văn Quyết theo đó cũng không còn nằm trong nhóm những người giàu nhất trên sàn chứng khoán.
Vốn điều lệ hiện tại của FLC Faros là 5.676 tỷ đồng. Năm 2019, doanh nghiệp đạt doanh thu 4.840 tỷ và lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 6/5 Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 6/5 của các công ty chứng khoán. Khuyến nghị tích cực dành cho cổ phiếu KDH với giá mục tiêu 27.400 đồng/CP CTCK Bảo Việt (BVSC) Chúng tôi vẫn đánh giá tốt về cơ hội đầu tư vào CTCP Đầu tư Kinh doanh nhà...