Doanh thu viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, đóng góp 76.452 tỷ vào GDP
Lĩnh vực viễn thông liên tục có những đóng góp ấn tượng vào sự phát triển chung của đất nước.
Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của ngành viễn thông ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021.
Theo thống kê của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), năm 2022, ước tính doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2021. Ngành viễn thông nộp ngân sách ước đạt 48.000 tỷ đồng năm 2022, đạt kế hoạch đề ra và tăng 9,8% so với năm 2021.
Lợi nhuận sau thuế của ngành viễn thông năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021. Năm 2022, đóng góp của ngành viễn thông vào GDP ước đạt 76.452 tỷ đồng.
Tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone tại Việt Nam hiện đạt 75,8%. Số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân hiện đạt 84%.
Việt Nam hiện có 72,1 triệu người sử dụng Internet. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang tính đến tháng 12/2022 ước đạt 74,5%, tăng 11 % so với năm 2021.
Số thuê bao băng rộng cố định đến tháng 12/2022 ước đạt 21,5 thuê bao/100 dân, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2021, gần đạt mục tiêu kế hoạch năm 2022 là 22 thuê bao/100 dân.
Video đang HOT
Việt Nam hiện xếp hạng thứ 10 thế giới về tỷ lệ ứng dụng triển khai IPv6. Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên Internet Việt Nam là 53%, vượt 1% so với chỉ tiêu năm 2022. Trong đó, 52/85 cổng thông tin điện tử, dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương đã chuyển đổi sang IPv6, con số này cao gấp 2,5 lần so với năm 2021. Việt Nam đang đi cùng nhịp với các quốc gia tiêu biểu trên thế giới trong chuyển đổi IPv6.
Tính đến hết ngày 15/11/2022, số tên miền “.vn” lũy kế đạt 567.000 tên miền, tăng 104,56% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 99% so với kế hoạch năm 2022. Thống kê của Bộ TT&TT ghi nhận 633.922 tên miền quốc tế đã được đăng ký và sử dụng tại Việt Nam.
Đáng chú ý khi tháng 9/2022, đại diện Việt Nam đã tái trúng cử vị trí Chủ tịch của Nhóm Vô tuyến khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (AWG) nhiệm kỳ 2022 – 2025.
Năm 2022, số thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone tại Việt Nam ước đạt 75,8%. Bộ TT&TT đang phấn đấu để mỗi người dân có một chiếc smartphone, mỗi hộ gia đình có một đường truyền cáp quang Internet. Ảnh: Trọng Đạt
Nhiệm vụ trọng tâm của ngành viễn thông năm 2023 là trình Quốc hội thông qua dự án Luật Viễn thông sửa đổi. Trong năm tới, Bộ TT&TT sẽ triển khai chương trình thúc đẩy phát triển IDC, điện toán đám mây ở Việt Nam, tuyến cáp quang biển do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chất lượng các quyến cáp quang biển hiện có.
Bộ TT&TT sẽ có các biện pháp thực hiện mục tiêu mỗi người dân một smartphone, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số. Bộ cũng sẽ phối hợp và hỗ trợ doanh nghiệp triển khai kế hoạch dừng công nghệ di động 2G theo lộ trình, tăng cường triển khai phủ sóng 4G, triển khai 5G.
Đối với việc thúc đẩy phát triển hạ tầng băng rộng cố định, Bộ TT&TT sẽ tăng cường phát triển thuê bao băng rộng cố định FTTH tới hộ gia đình, đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các cơ quan, tổ chức, bệnh viện, trường học,… thông qua việc đẩy mạnh triển khai Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Việt Nam đang xóa dần vùng lõm sóng viễn thông
Mục tiêu của Bộ TT&TT là phổ cập việc truy cập Internet băng rộng tới 100% hộ gia đình và 100% người dân có smartphone.
Xóa các vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn của ngành TT&TT Việt Nam. Hoạt động này được khởi xướng từ tháng 9/2021 nhằm mục tiêu hỗ trợ việc học tập theo hình thức trực tuyến và thúc đẩy phát triển xã hội số.
Theo Cục Viễn thông (Bộ TT&TT), trước thời điểm ngày 1/1/2021, cả nước có tổng cộng 2.418 thôn lõm sóng. Đây là những điểm mà người dân không thể tiếp cận được với sóng di động. Số liệu được tổng hợp và báo cáo từ kết quả thu thập của các địa phương.
Xóa các vùng lõm sóng di động là một chủ trương lớn của ngành TT&TT Việt Nam.
Ở thời điểm chương trình Sóng và máy tính cho em bắt đầu được triển khai, Việt Nam vẫn còn hơn 2.000 điểm lõm sóng di động. Tuy nhiên, số lượng điểm lõm sóng đã giảm mạnh chỉ sau một năm.
Tính đến hết quý 3 năm 2022, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng thêm 2.152 thôn trong tổng số 2.418 thôn lõm sóng. Trong đó, bao gồm 1.380 thôn được phủ sóng năm 2021 và 772 thôn được phủ sóng năm 2022.
Với kết quả này, sau một năm triển khai chương trình "Sóng và máy tính cho em", ngành TT&TT Việt Nam đã phủ sóng được 89% tổng số thôn bị lõm sóng trên toàn quốc.
Ở một góc nhìn rộng hơn, các doanh nghiệp viễn thông đã phủ sóng 99,72% số thôn, bản trên toàn quốc, tăng 2,18% so với năm 2021.
Theo Cục Viễn thông, hiện cả nước vẫn còn 226 thôn chưa được phủ sóng (chiếm 0,27% lượng thôn, bản). Nguyên nhân của tình trạng này là bởi 148 thôn trong số đó chưa có điện hoặc điện lưới không đảm bảo cho trạm hoạt động.
Ngoài ra, có 88 thôn lõm sóng chỉ có dưới 50 hộ gia đình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp viễn thông chưa triển khai được trạm BTS tại 30 thôn lõm sóng do gặp khó khăn về điều kiện thời tiết, địa hình.
Nhân viên nhà mạng xóa vùng lõm sóng tại làng chài Ninh Đảo, xã Vạn Thạnh (Khánh Hòa).
Hiện Việt Nam có tổng cộng 81,8 triệu thuê bao băng rộng di động, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng thuê bao băng rộng di động này tương đương 83 thuê bao/100 dân.
Với thuê bao băng rộng cố định, cả nước có 20,73 triệu thuê bao, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Ước tính đến cuối năm nay, lượng thuê bao băng rộng cố định sẽ đạt 21,7 triệu thuê bao, tương đương 22 thuê bao/100 dân.
Tính đến hết tháng 9/2022, tỷ lệ hộ gia đình Việt Nam sử dụng Internet cáp quang là 72,2%, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Cục Viễn thông, nhiều khả năng đến hết năm 2022, Việt Nam sẽ đạt xấp xỉ mục tiêu đề ra là 75% tỷ lệ hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang.
Tạp chí Tiếp thị và Gia đình thay đổi tên miền trang Thông tin điện tử tổng hợp Tạp chí Tiếp thị và Gia đình được Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT đồng ý thay đổi tên miền, thay đổi địa điểm đặt máy chủ, thay đổi trụ sở cơ quan. Tạp chí Tiếp thị và Gia đình thay đổi tên miền trang Thông tin điện tử tổng hợp. Tạp chí Tiếp thị và Gia...