Doanh thu sụt giảm nhưng Huawei vẫn đang nắm giữ số tiền mặt khổng lồ, đám mây sẽ là mũi nhọn chính trong tương lai
Huawei có thể sẽ học theo định hướng của Microsoft, tập trung vào điện toán đám mây và khách hàng doanh nghiệp.
Theo báo cáo thường niên năm 2021 vừa được Huawei công bố, gã khổng lồ Trung Quốc khẳng định rằng mặc dù doanh thu có sụt giảm, nhưng tỷ lệ doanh thu trên tiền mặt rất tốt với khoản tiền ròng hiện tại là 241,2 tỷ USD, đảm bảo cho các khoản đầu tư R&D định hướng trong tương lai.
Với số tiền mặt khổng lồ này, Huawei sẽ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu phát triển, chủ yếu vào 3 lĩnh vực: kiến trúc hệ thống, quản lý phần mềm và cuối cùng là nghiên cứu khoa học cơ bản. Bên cạnh đó, Huawei cũng sẽ tiếp tục đầu tư vào xây dựng một chuỗi cung ứng ổn định hơn để đảm bảo tính liên tục và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong tương lai.
Huawei thừa nhận gặp khó khăn trong việc tự sản xuất chip
Video đang HOT
Huawei thừa nhận rằng sau khi bị Mỹ cấm vận thì mảng kinh doanh smartphone đã gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn cung chip xử lý cho smartphone. Huawei cũng đã tự thiết kế và sản xuất những con chip của riêng mình, nhưng việc mở rộng dây chuyền đang gặp nhiều vấn đề phức tạp và cần thời gian.
“Hoạt động kinh doanh Smartphone của chúng tôi thì bị ảnh hưởng khá là nghiêm trọng bởi vì, đối với những con chip sử dụng trên Smartphone thì nó đòi hỏi công suất thanh toán lớn, mực độ tiêu thụ nguồn thấp và kích thước nhỏ, khiến chúng tôi gặp khó khăn khi tiếp cận các con chip như vậy”, đại diện Huawei cho biết.
Do đó, Huawei đang phải tìm kiếm những giải pháp để đảm bảo mảng kinh doanh smartphone có thể phát triển bền vững. Nhưng có thể đây sẽ chỉ là những giải pháp giúp duy trì để tồn tại. Thay vào đó, Huawei cho rằng mảng kinh doanh thiết bị đeo đang có nhiều hứa hẹn hơn, với tốc độ tăng trưởng rất tốt.
Điện toán đám mây sẽ là mũi nhọn, giống với định hướng của Microsoft
Ba năm trước tại Thượng Hải, Huawei đã công bố sẽ tham gia vào thị trường điện toán đám mây. Đến năm 2021, Huawei Cloud đã thành công trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây thuộc top 5 trên toàn cầu. Tại Châu Á Thái Bình Dương và Bắc Mỹ, điện toán đám mây của Huawei có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Mục tiêu tiếp theo của Huawei là trở thành nhà cung cấp dịch vụ đám mây đứng thứ 2 trên toàn cầu. Bằng cách triển khai thêm hạ tầng Data center và hạ tầng mạng ở khắp nơi trên thế giới, qua đó cung cấp các trải nghiệm liền mạch cho người dung ở bất cứ đâu trên thế giới.
Báo cáo tài chính năm 2021 của Huawei cho thấy 60% doanh thu đến từ khách hàng doanh nghiệp. Do đó, Huawei cũng sẽ tiếp tục tập trung vào các dịch vụ doanh nghiệp sử dụng công nghệ 5G, công nghệ điện toán, công nghệ đám mây. Đây cũng chính là hướng đi mà Microsoft đã lựa chọn và đem lại rất nhiều thành công.
Lệnh cấm của Mỹ khiến Huawei sụt giảm hơn 81% lượng smartphone xuất xưởng trong năm
Năm 2020, Huawei vẫn còn có thể đứng ở vị trí thứ 3, nhưng đến năm 2021, lệnh cấm của Mỹ đã cho thấy sự ảnh hưởng lớn đến Huawei.
Năm 2019, Huawei là một trong những hãng smatphone lớn nhất thế giới với 240,6 triệu smartphone xuất xưởng, xếp thứ hai chỉ dưới Samsung (298 triệu) và đứng trên cả Apple (198,1 triệu). Vào giữa năm đó, lấy lý do bảo mật, Mỹ đã đưa Huawei vào "danh sách đen", ngăn cản nhà sản xuất này tham gia vào chuỗi cung ứng của Mỹ nếu không được Bộ Thương mại cho phép.
Năm 2020, Huawei vẫn còn có thể đứng ở vị trí thứ 3 với 188,5 triệu chiếc smartphone xuất xưởng, nhưng đến năm 2021, lệnh cấm của Mỹ đã cho thấy sự ảnh hưởng lớn đến Huawei.
Theo dữ liệu từ Omdia, số lượng smartphone do Huawei xuất xưởng vào năm 2021 đã giảm 81,6% xuống còn 35 triệu chiếc. Thị phần của Huawei trên toàn thế giới giảm từ 15% vào năm 2020 xuống chỉ còn 3% vào năm 2021.
Cũng theo Omdia, Honor sau khi tách khỏi Huawei, đã xuất xưởng 39,8 triệu chiếc smartphone giúp thương hiệu này xếp vị trí thứ 8, hơn Huawei một bậc.
Đứng đầu bảng xếp hạng lượng smartphone xuất xưởng năm 2021 vẫn là Samsung, theo sau là Apple, vị trí thứ ba giờ đã thuộc về Xiaomi. Những con số này đã cho thấy Huawei bị ảnh hưởng nặng nề bởi lệnh cấm của Mỹ như thế nào. Từ việc không thể sử dụng dịch vụ của Google, cho đến cả không thể sản xuất chip Kirin, đã khiến Huawei mất đi sức hấp dẫn trong mắt người tiêu dùng.
Hoạt động kinh doanh smartphone tê liệt, doanh thu Huawei giảm 32% trong 9 tháng đầu năm Huawei đang nhanh chóng đánh mất vị thế trên thị trường điện thoại thông minh của Trung Quốc, khi xếp thứ 6 trong quý 3 và chỉ xuất xưởng khoảng 5 triệu chiếc trong giai đoạn này. Huawei, gã khổng lồ viễn thông và điện thoại thông minh của Trung Quốc, đã báo cáo doanh số bán hàng trong 9 tháng đầu năm...