Doanh thu OTT TV tăng gấp 3, gấp rút ‘quản’ các nền tảng xuyên biên giới
Dự kiến từ năm 2023, sẽ có nhiều quy định mới buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới phải tuân thủ.
Doanh thu dịch vụ OTT TV tăng gấp 3
Theo số liệu của Bộ TT&TT, Việt Nam có khoảng 16,8 triệu thuê bao truyền hình trả tiền và duy trì mức doanh thu trên 9.000 tỷ đồng trong năm 2021.
50 doanh nghiệp hiện có giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền. Số kênh truyền hình trong nước là 196 và 70 kênh truyền hình nước ngoài được cấp phép biên tập. Số liệu từ cơ quan hữu trách cho thấy, truyền hình trên Internet chỉ chiếm khoảng 2,9% và còn dư địa lớn để phát triển.
Các dịch vụ OTT TV ngày càng quen thuộc với người dùng. (Ảnh minh họa: Internet)
Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT), đến hết quý II/2022, thị trường truyền hình trả tiền có mức tăng trưởng về doanh thu xấp xỉ 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Cơ quan quản lý cũng cho biết, doanh thu đối với dịch vụ OTT TV (dịch vụ truyền hình cung cấp trực tiếp qua Internet) tăng trưởng xấp xỉ tới 300% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài các doanh nghiệp đã được cấp phép và hoạt động theo pháp luật Việt Nam, thị trường truyền hình trả tiền trong nước đang có sự tham gia của một số doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ OTT TV xuyên biên giới như: Netflix, AppleTV, WeTV, IQIYI,…
Cơ quan quản lý nhận định, các doanh nghiệp này là nội dung trên dịch vụ không có kênh chương trình, chỉ có nội dung theo yêu cầu (VOD), chủ yếu là các thể loại phim điện ảnh, phim hoạt hình, phim tài liệu, phim truyền hình. Ngoài ra, các dịch vụ này cũng có chương trình truyền hình thực tế, trò chơi truyền hình (gameshows,…).
Sẽ siết quản lý các nền tảng xuyên biên giới
Video đang HOT
Tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2017 – 2022, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam nhận định, các doanh nghiệp đã chuyển dịch mạnh mẽ để thích nghi trong bối cảnh thị trường chuyển từ dịch vụ truyền hình trả tiền truyền thống sang truyền hình trên Internet (IPTV, OTT).
Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông góp mặt trong mảng dịch vụ này cũng khiến mức độ cạnh tranh, sôi động của truyền hình trả tiền tăng lên mạnh mẽ. Do đó, các đơn vị truyền hình trả tiền truyền thống phải điều chỉnh để thích nghi bằng cách tự đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chuyển đổi công nghệ, chuyển đổi số, tích hợp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng truyền hình – viễn thông trên cùng một hạ tầng.
Netflix và các nền tảng xuyên biên giới đã phải đóng thuế tại Việt Nam. (Ảnh: Internet)
Trong khi đó, các dịch vụ OTT xuyên biên giới vào Việt Nam lại chưa chịu sự quản lý chặt chẽ và lượng thuê bao liên tục tăng.
Hồi tháng 5/2022, Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam đã tiếp tục kiến nghị siết chặt quy định quản lý đối với các dịch vụ OTT xuyên biên giới. Theo đó, các dịch vụ xuyên biên giới cần thực hiện thủ tục đăng ký cấp phép hoạt động, kiểm duyệt theo quy định; phải “tiền kiểm” trước khi nội dung được phát sóng hoặc đưa lên Internet nhằm đảm bảo thống nhất sự quản lý của nhà nước về nội dung truyền hình, phim ảnh giống như các đơn vị cung cấp dịch vụ OTT trong nước.
Ngoài ra, dịch vụ xuyên biên giới cần kê khai doanh thu phát sinh tại Việt Nam; áp dụng biện pháp kỹ thuật kèm chế tài đủ mạnh để kiểm soát việc tuân thủ các quy định kiểm duyệt nội dung. Đồng thời, đưa các dịch vụ OTT xuyên biên giới vào danh mục kiểm soát đặc biệt.
Theo Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử, một số dịch vụ đã vi phạm pháp luật Việt Nam, chẳng hạn năm 2020 -2021, Netflix có nhiều nội dung sai phạm về chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trước thực trạng đó, cơ quan quản lý nhà nước cũng có nhiều biện pháp theo dõi giám sát; liên tục cảnh báo nhắc nhở, chấn chỉnh và ngăn chặn. Bước đầu cho thấy, các dịch vụ đã phải chấp hành biện pháp quản lý của cơ quan chức năng.
Thời gian tới, một số văn bản quy phạm pháp luật sẽ được ban hành giúp tăng cường quản lý đối với hoạt động cung cấp dịch vụ OTT TV nói chung và dịch vụ phổ biến phim điện ảnh trên không gian mạng nói riêng. Dự kiến từ năm 2023, các quy định mới sẽ cho phép xử lý sự bất cập hiện nay, buộc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT TV của nước ngoài phải tuân thủ quy định như doanh nghiệp trong nước.
Cục Phát thành, truyền hình và Thông tin điện tử nhận định, các quy định mới sẽ thúc đẩy thị trường dịch vụ truyền hình trả tiền phát triển và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Truy thu 356 tỷ đồng từ các cá nhân có thu nhập 'khủng' trên Facebook, Google và Youtube
Nhiều cá nhân có nguồn thu nhập 'khủng' từ các nền tảng xuyên biên giới như Facebook, Google, Youtube... bị cơ quan thuế truy thu số tiền lên tới 356 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm.
Microsoft, Facebook, Netflix, TikTok, eBay... tự kê khai và nộp 20 triệu USD tiền thuế vào ngân sách
Việt Nam cần tính đến việc kiểm soát thuế trong lĩnh vực blockchain
Theo đại diện Tổng cục Thuế, số thu từ xử lý vi phạm, chống thất thu đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam có thu nhập từ hoạt động TMĐT, cung cấp dịch vụ số lũy kế đến hết tháng 6/2022 là 918 tỷ đồng.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Thuế cho thấy, số thu xử lý vi phạm với các cá nhân phát sinh thu nhập từ các nền tảng xuyên biên giới nhưng chậm nộp thuế tăng nhanh qua các năm. 6 tháng đầu năm nay, số thu này đã đạt 356 tỷ đồng, gấp hơn 5 lần số tiền lũy kế đến năm 2019 mà cơ quan thuế thu được.
Nhiều người có nguồn thu nhập khủng từ Google, Facebook... Ảnh minh họa: Internet
Theo quy định của cơ quan thuế, các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai, sẽ thực hiện nộp thuế theo từng lần phát sinh. Cơ quan thuế cho hay, việc kê khai phát sinh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân trong việc khai, nộp thuế.
Các cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục Thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Những tổ chức là đối tác tại Việt Nam của các nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam (có thỏa thuận thực hiện chi trả thu nhập cho cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thông qua tổ chức đối tác tại Việt Nam), thì phải khai và nộp thay cho cá nhân trên toàn bộ doanh thu hợp tác kinh doanh.
Số thu từ xử lý vi phạm với các tổ chức, cá nhân có thu nhập từ TMĐT, nội dung số qua các năm. Nguồn: Tổng cục Thuế
Doanh thu tính thuế là số tiền mà cá nhân nhận trực tiếp từ YouTube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của YouTube tại Việt Nam) không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.
Đối với cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập.
Trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số mà nhà cung cấp nền tảng số ở nước ngoài thực hiện chi trả thông qua các đối tác tại Việt Nam, thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm tổ chức đối tác tại Việt Nam thực nhận khoản chi trả từ các nền tảng này. Mức thuế phải nộp là 7%, trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) là 5% và thuế Thu nhập cá nhân (TNCN) 2%.
Câu chuyện thu nhập của các YouTuber (người sáng tạo nội dung trên YouTube) cũng luôn là đề tài được nhiều người quan tâm khi các kênh YouTube có lượng người theo dõi lớn, bật kiếm tiền có thể kiếm được tiền tỉ mỗi năm. Đây đang là công việc thu hút rất nhiều đối tượng tham gia. Theo thống kê của cơ quan chức năng trước đó, Việt Nam có khoảng 15.000 kênh được bật nút kiếm tiền trên YouTube. Nhưng chỉ có khoảng 30% trong số đó chịu sự quản lý của các mạng đa kênh, có kê khai và nộp thuế.
Với quy định của cơ quan thuế, nếu không lựa chọn phương pháp kê khai, các cá nhân có thể chọn phương pháp đóng thuế dựa trên từng giao dịch phát sinh để cơ quan thuế có thể quản lý.
Trên thực tế, nhiều trường hợp cá nhân có phát sinh thu nhập cao từ các nền tảng xuyên biên giới nhưng chưa nộp thuế, đã bị truy thu với số tiền lớn.
Thông tin trên báo chí, Cục Thuế TP.HCM đã xử lý 38 cá nhân có thu nhập từ Google với số thuế xử lý truy thu, phạt và tiền chậm nộp lên đến 169 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022. Trong đó, có 1 cá nhân bị truy thu và phạt tới 31 tỷ đồng.
Trước đó, Cục Thuế Hà Nội cho biết, qua rà soát cho thấy có 1.194 cá nhân trên địa bàn hoạt động TMĐT nhận thu nhập từ các tổ chức nước ngoài như Google, Facebook... Tính đến tháng 12/2021, số nộp ngân sách năm 2020 là 134 tỷ đồng, số nộp ngân sách năm 2021 là 129,3 tỷ đồng.
Lo sợ 'cấm cửa', Facebook và Google khuất phục trước Indonesia Facebook, Google hay Spotify, TikTok đều phải tuân thủ quy định của Indonesia nếu không muốn bị quốc gia này cấm cửa. Theo quy định công bố cuối năm 2020, các công ty cung cấp dịch vụ điện tử phải đăng ký giấy phép tại Indonesia, hạn chót là 20/7 năm nay. Tính đến ngày 19/7, có hơn 5.900 doanh nghiệp nội và...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Kim Ji Won bị tố thẩm mỹ vì liên tục giấu giếm 1 thứ suốt cả tháng qua
Sao châu á
21:19:58 30/03/2025
Phe đối lập Myanmar ngừng bắn sau động đất, Thái Lan điều tra vụ cao ốc sập
Thế giới
21:19:31 30/03/2025
Myanmar xảy ra trận động đất mới, người dân hoảng loạn
Tin nổi bật
21:12:55 30/03/2025
Hồ sơ giải mật của CIA nói đã tìm được thánh tích Kitô giáo Hòm Giao ước
Lạ vui
20:33:03 30/03/2025
Vướng tin đồn mang thai con đầu lòng, H'Hen Niê nói gì?
Sao việt
20:32:48 30/03/2025
Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân
Pháp luật
20:24:18 30/03/2025
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa
Nhạc quốc tế
19:59:44 30/03/2025
HIEUTHUHAI tung teaser MV mới chìm nghỉm giữa tấn drama của ViruSs, sau hơn nửa ngày vẫn chưa lọt Top Trending
Nhạc việt
19:51:40 30/03/2025
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da
Làm đẹp
19:34:52 30/03/2025
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn
Netizen
19:02:24 30/03/2025