Doanh thu lao dốc, Facebook tức tốc thay đổi chính sách để ‘cứu’ cổ phiếu
Mạng xã hội lớn nhất thế giới sẽ ẩn hoặc chặn các nội dung thù địch tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới kết quả bỏ phiếu và không loại trừ dù người đăng là ai, kể cả chính trị gia.
Facebook đang đối mặt với thời điểm khó khăn nhất từ đầu năm 2020
Làn sóng tẩy chay quảng cáo Facebook do nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới như Coca-Cola, Unilever, Verizon, Starbucks… tham gia đã khiến cổ phiếu hãng mất 8,3% giá trị trong phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua, “thổi bay” 56 tỉ USD thị giá Facebook và khiến tài sản ròng của ông chủ Mark Zuckerberg giảm còn 82,3 tỉ USD, theo Chỉ số tỉ phú của Bloomberg.
Đứng trước thời điểm được xem là tồi tệ nhất đối với giá cổ phiếu Facebook từ tháng 1.2019 tới nay, CEO Mark Zuckerberg tuyên bố sẽ thay đổi chính sách, tiến hành các bước nhằm loại bỏ nội dung gây thù địch trong quảng cáo ở nền tảng mạng xã hội này, gỡ các nội dung sai lệch liên quan tới cuộc bầu cử năm 2020. Người đứng đầu Facebook cũng khẳng định sẽ thúc đẩy vấn đề bình đẳng sắc tộc.
Mark nhấn mạnh Facebook sẽ ẩn hoặc chặn nội dung gây thù địch hoặc tác động xấu tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và không có bất kỳ ngoại lệ nào, kể cả khi người đăng là các chính trị gia
“Chúng tôi đầu tư nhiều tỉ USD mỗi năm nhằm giúp cộng đồng người dùng an toàn và không ngừng hợp tác với các chuyên gia để xem xét, đánh giá cũng như cập nhật chính sách hoạt động”, phát ngôn viên Facebook tuyên bố trong email trả lời phỏng vấn chuyên trang MarketWatch.
Vì sao Coca-Cola, Unilever tẩy chay quảng cáo trên Facebook?
Video đang HOT
Đại diện hãng cũng tiết lộ công ty đã cấm hoạt động 250 tổ chức có xu hướng “người da trắng thượng đẳng” trên Facebook và Instagram. Khoản đầu tư vào trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp hãng phát hiện gần 90% các phát ngôn thù địch để xử lý trước cả khi người dùng báo cáo.
Phó chủ tịch phụ trách Quan hệ đối ngoại và Truyền thông toàn cầu của Facebook Nick Clegg trả lời trên CNN: “Mọi người muốn thúc ép Facebook phải làm nhiều hơn nữa trong vấn đề này. Vì vậy chúng tôi đưa ra những tuyên bố như trên để thấy công ty tiếp tục nỗ lực gấp đôi bởi Facebook sẽ chiến đấu không khoan nhượng với những phát ngôn gây thù địch”.
Thực tế, mạng xã hội này cũng không còn phương án nào khác ngoài việc “nỗ lực gấp đôi” hay nhiều hơn thế. Tính tới ngày 28.6 đã có hơn 90 thương hiệu danh tiếng tuyên bố tẩy chay quảng cáo trên Facebook trong thời gian dài, it nhất là tới hết tháng 7. Unilever, tập đoàn đa quốc gia sở hữu nhiều thương hiệu trong ngành tiêu dùng thậm chí còn dừng quảng cáo ít nhất cho tới cuối năm 2020. Hãng này đã chi hơn 11,8 triệu USD để chạy quảng cáo trên Facebook chỉ tính riêng tại Mỹ trong năm nay, theo báo cáo từ công ty phân tích thị trường Pathmatics.
CEO Mark và ban lãnh đạo Facebook buộc phải “làm gì đó” để cải thiện tình hình hiện tại
“Tiếp tục quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội thời điểm này không mang lại giá trị gì cho người dùng và xã hội. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và xem xét lại tình hình hiện tại nếu cần thiết”, Luis Di Côm, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách Truyền thông toàn cầu của Unilever nói khi đề cập tới vấn đề phát ngôn thù địch và nội dung gây chia rẽ trên mạng xã hội.
Động thái của các thương hiệu trên nhằm ủng hộ chiến dịch #StopHateFroProfit của các nhóm nhân quyền, trong đó có NAACP (Hiệp hội Quốc gia vì Sự tiến bộ của người da màu Mỹ) và Liên minh Chống hành vi phỉ báng (ADL), gây áp lực lên các công ty để họ dừng quảng cáo trên nền tảng không chấm dứt các hành vi gây hại cho cộng đồng.
“Facebook thất bại trong việc hành động để ngăn chặn hiệu quả sự lan truyền của những lời nói dối kích động thù địch và nội dung tuyên truyền nguy hiểm trên nền tảng của họ từ rất lâu rồi”, đại diện Patagonia – thương hiệu thời trang Mỹ gần 50 năm tuổi chia sẻ với Forbes.
Facebook hứng chỉ trích từ các nhà hoạt động vì nhân quyền cũng như cộng đồng vì cách xử lý thông tin sai lệch, nhất là trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc kéo dài nhiều tuần lễ diễn ra trên toàn thế giới. Nhiều lời kêu gọi thay đổi hướng tới Facebook sau khi hãng này từ chối kiểm tra tính chính xác trong hàng loạt bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chiến dịch #StopHateForProfit cáo buộc Facebook khuyến khích các hành vi bạo lực, đàn áp cử tri và phát tán tin giả mạo. Website chính thức của chiến dịch có đoạn: “Hãy gửi thông điệp mạnh mẽ tới Facebook: Lợi nhuận của công ty không bao giờ đáng để quảng bá cho hành vi thù địch, cố chấp, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa bạo lực và bạo lực”.
Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Statista, doanh thu từ quảng cáo của Facebook năm 2019 đạt 69,7 tỉ USD, chỉ đứng sau Google và mô hình kinh doanh của công ty đang phụ thuộc lớn vào quảng cáo. Khoảng 98,5% doanh thu toàn cầu của Facebook đến từ quảng cáo, phần còn lại là các khoản thanh toán và phí doanh thu khác.
Di động là mảnh đất đầy tiềm năng cho hãng khi doanh thu quảng cáo hiển thị trên di động năm 2017 chiếm tới 88% tổng số tiền công ty kiếm được. Doanh thu quảng cáo di động dự kiến tăng từ 13 tỉ USD năm 2015 lên 60,68 tỉ USD tới hết năm 2021 và chiếm vai trò chủ chốt trong tăng trưởng của công ty thời gian tới.
Cổ phiếu Facebook và Twitter sụt giảm mạnh
Ngày 27/6, cổ phiếu của Facebook đã giảm tới 8,3% sau khi tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever quyết định tham gia vào chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên nền tảng này.
Biểu tượng của Facebook.
Ngày 27/6, cổ phiếu của Facebook đã giảm tới 8,3% sau khi tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever quyết định tham gia vào chiến dịch tẩy chay quảng cáo trên nền tảng này, với lý do hãng đã không hành động mạnh tay nhằm chống lại các phát ngôn thù ghét trên mạng xã hội.
Cổ phiếu của Twitter cũng chịu chung số phận, giảm tới 7,4% khi Unilever thông báo dừng quảng cáo trên hai nền tảng này đến cuối năm nay.
Trong thông báo trên mạng xã hội Twitter, Unilever cho biết hãng đã quyết định dừng quảng cáo trên các nền tảng Facebook, Instagram, Twitter tại Mỹ, trong bối cảnh người dùng vẫn đăng tải nhiều nội dung mang tính thù địch và chính trị cực đoan trên các nền tảng này.
Đây là thiệt hại lớn với hai Facebook và Twitter, do ngân sách quảng cáo hàng năm của Unilever lên tới 8 tỷ USD.
Trước Unilever, hàng loạt công ty lớn khác cũng đã tham gia chiến dịch tẩy chay này, như nhà mạng Mỹ Verizon Communications, hãng sản xuất đồ dã ngoại Patagonia, Coca-Cola, Hershey và chi nhánh của Honda Motor tại Mỹ.
Chiến dịch này có tên #StopHateForProfit, do các nhóm hoạt động gồm NAACP, ADL và Color of Change khởi xướng.
Họ kêu gọi các doanh nghiệp ngừng quảng cáo trên các nền tảng của Facebook trong tháng 7 để phản đối chính sách của công ty này. Ước tính hàng trăm doanh nghiệp đã tham gia chiến dịch này.
Trong bối cảnh làn sóng chỉ trích ngày một tăng, Facebook ngày 26/6 đã công bố một số biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát nội dung đăng tải trên các nền tảng ứng dụng.
Cụ thể, Facbook sẽ dán nhãn các bài đăng tải vi phạm các chính sách của công ty như cách mà Twitter đã làm gần đây.
Facebook cũng sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ bổ sung nhằm ngăn chặn hành vi "đánh lừa" cử tri và bảo vệ người nhập cư khi loại bỏ các quảng cáo có nội dung mang tính phân biệt chủng tộc.
Facebook khẳng định việc đưa ra quyết định này không phải nhằm đối phó với áp lực doanh thu mà là thực hiện những cam kết trước đó của Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ./.
Truyền thông Australia đòi Google, Facebook chi trả 400 triệu USD/năm Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm. Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images) Ngày 14/5, tập đoàn truyền thông lớn thứ hai của Australia Nine Entertainment kêu gọi Google và một số "ông lớn" công...