Doanh thu giảm mạnh, doanh nghiệp muốn gia hạn thêm thời gian gian trả nợ
Doanh thu giảm mạnh do tác động bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp mong muốn ngân hàng gia hạn thêm thời gian trả nợ.
Tổng Giám đốc Việt Thắng Jeans, kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội dệt may TP.HCM ông Phạm Văn Việt cũng cho hay, Việt Thắng jeans đã được giảm lãi 1.3-1.5%, hỗ trợ bởi Vietcombank và Agribank.
“Ngân hàng đã có sự thay đổi, đó là sự chủ động hỗ trợ doanh nghiệp bởi trước kia doanh nghiệp phải làm báo cáo để đạt các tiêu chí. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may nói chung, NHNN cần điều chỉnh tỷ giá giảm hỗ trợ xuất khẩu; giảm lãi suất cho vay đối với khoản vay hiện hữu xuống 2%, với gian hỗ trợ dài hơn, lên đến 24 tháng, vì doanh thu giảm rất mạnh”, ông Việt nói.
Mặt khác, theo ông Việt, ngân hàng cũng cần hỗ trợ tỷ lệ ký quỹ, giảm chi phí thanh toán xuất khẩu, hỗ trợ kéo dài vay vốn lưu động, do khách hàng không nhập hàng. Bên cạnh đó, về thời gian thanh toán cũng cần giãn thời hạn; điều chỉnh thời gian trả nợ không vượt quá 24 tháng, tạo điều kiện cơ cấu nợ. Bởi ông Việt cho rằng, các dự báo đưa ra ảnh hưởng của dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài trong 6-12 tháng, sau đó doanh nghiệp có khả năng phục hồi. Trong khi đó, Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định chỉ giãn nợ trong 12 tháng.
Bà Lý Kim Chi – Chủ tịch Hội lương thực thực phẩm TP.HCM thì cho rằng, tết Nguyên Đán rơi vào tháng 1, doanh thu luôn tăng từ 30 – 50%. Nhưng sau dịch, để chứng minh doanh thu để được giãn, hoãn nợ và giảm lãi suất thì doanh nghiệp không chứng minh được, đây là đặc thù của ngành.
Theo bà Chi, ngành cùng với thành phố đảm bảo cung ứng đủ, các doanh nghiệp cam kết không tăng giá. Tại TP. HCM, ngoài ổn định 13 triệu dân của thành phố các doanh nghiệp trong Hội lương thực thực phẩm TP.HCM có 50 – 70% mặt hàng tham gia vào thị trường thực phẩm của trên toàn thị trường nội địa cũng cam kết giữ giá cả trong mùa dịch.
Nhưng bà Chi cho hay, câu chuyện nan giải đó là khi dịch bệnh xảy ra, doanh nghiệp trong ngành lấy hết nguyên liệu dự trữ ra, bây giờ nguồn nguyên liệu dự trữ kế tiếp gặp khó khăn vì một số nguyên phụ liệu tăng giá, chi phí nhập kho vào cũng tăng lên.
Video đang HOT
“Như vậy, hơn lúc nào hết, các doanh nghiệp lương thực, thực phẩm cần sự hỗ trợ của ngân hàng, tái cơ cấu lại sản xuất, muốn được nằm trong ngành được hỗ trợ, như các ngành khác “, bà Chi nói và cho rằng, các ngân hàng cần phân loại doanh nghiệp trong cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất cho vay.
Đồng thời, với các gói vay ưu đãi giải ngân mới tập trung ưu tiên các ngành trọng yếu như du lịch, lương thực, thực phẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn để cũng cố, ổn định vượt qua giai đoạn khó khăn.
Ông Thái Bá Cần – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng cho biết, dịch bệnh ảnh hưởng không ít đến Tập đoàn. Thiệt hại ở đây do dừng học tập, nỗ lực của doanh nghiệp giảm học phí cho các em sinh viên có điều kiện học tập tốt hơn.
Ông Cần đánh giá Thông tư 01 ra đời rất sớm, NHNN đã có cái nhìn rất xa để giúp doanh nghiệp,tạo điều kiện chuyển nhóm cho các khoản vay đã giúp doanh nghiệp rất nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Cần, việc cơ cấu lại nợ, giãn nợ, giảm lãi suất thủ tục phải đơn giản, nhanh gọn để doanh nghiẹp tiếp cận được vốn.
Đại diện Công ty TNHH Việt Phú Thịnh – ông Nguyễn Văn Phong cũng cho hay, là doanh nghiệp sản xuất cao su nguyên liệu mang tính đặc thù thời vụ, từ tháng 5/2020 là ngưng, trong khi đó giá dầu giảm, kéo theo giá cao su giảm.
Các đối tác nhập khẩu cao su ngưng hợp đồng vì lý do bất khả kháng. Trước khó khăn của doanh Công ty Việt Phú Thịnh, Eximbank đồng ý cho mua USD trả nợ, hoãn 1 số L/C chưa về cũng được Eximbank gia hạn thời gian, chi phí chuyển tiền Eximbank cũng cho giảm.
Tuy nhiên, theo ông Phong, do đặc thù là doanh nghiệp xuất khẩu, một số phương thức thanh toán như L/C, ngân hàng bên kia bị phong tỏa chậm, do ảnh hưởng dịch Covid-19. Vì thế, các ngân hàng Việt Nam nên giãn thời gian trả nợ, đồng thời không đánh tụt hạng xếp hạng của doanh nghiệp để tránh gặp khó trong việc tấp cận vốn mới.
Giám đốc Hợp tác xã vận tải và du lịch Thanh Sơn- Phạm Thi Thanh cho biết, hoạt động kinh doanh du lịch giảm 50%, thậm chí nhiều hơn do ảnh hưởng từ việc hạn chế di chuyên trong thành phố, nhưng chi phí vẫn phải thanh toán đầy đủ.
OCB đã ân hạn gốc 4-6 tháng, đã giải tỏa áp lực tài chính cho doanh nghiệp. OCB hỗ trợ nhanh chóng phát hành thư, đảm bảo điều kiện dự thầu để trúng thầu 2 gói. Tuy nhiên, du lịch Thanh Sơn kiến nghị, ngân hàng tiếp tục xem xét giảm lãi suất cho vay.
Ông Trần Việt Anh – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM
Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM ông Nguyễn Việt Anh nhìn nhận, sự chia sẻ giữa ngân hàng và doanh nghiệp đã có thay đổi so với trước. Các tín hiệu giãn nợ, giảm lãi suất đối với các doanh nghiệp có quá khứ tốt là tín hiệu tích cực. Là người đại diện cho Hiệp hội doanh nghiệp thành phố, ông Anh kêu gọi tất cả các doanh nghiệp có sự cảm thông với ngân hàng. Vì ngân hàng cũng là một doanh nghiệp.
Báo cáo tại hội nghị kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tại TP.HCM nói trên, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết, ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tập trung vào các ngành như: Công nghiệp chế biến-chế tạo, dận tải, dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, giáo dục và đào tạo…, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Kết quả sau hơn 02 tháng triển khai quyết liệt, đến 25/5/2020, tất cả các tổ chức tín dụng, kể cả công ty tài chính, ngân hàng nước ngoài đều vào cuộc mạnh mẽ, đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 223 nghìn khách hàng, với dư nợ hơn 151 nghìn tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 320 nghìn khách hàng ,với dư nợ gần 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt trên 767 nghìn tỷ đồng cho hơn 196 nghìn khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước dịch.
Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện gia hạn nợ cho hơn 150 nghìn khách hàng, với dư nợ trên 3.800 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75 nghìn khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 680 nghìn khách hàng với dư nợ hơn 25 nghìn tỷ đồng.
Riêng trên địa bàn TP.HCM, các TCTD đã thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 158.726 khách hàng, với dư nợ 48.325 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho 17.448 khách hàng với dư nợ 45.096 tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 166.082 tỷ đồng cho 43.487 khách hàng.
Phân bón Bình Điền tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 tỷ lệ 7%
Ngày 26/6 tới, Công ty CP Phân bón Bình Điền sẽ chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 2/2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 7%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 700 đồng. Thời gian thanh toán dự kiến từ ngày 8/7/2020.
Trước đó, cuối tháng 12/2019, Công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức đợt 1/2019 bằng tiền với tỷ lệ 5%. Như vây, tổng mức chia cổ tức năm 2019 qua 2 đợt là 12%, tương ứng tổng số tiền chi trả hơn 68,6 tỷ đồng.
Kết thúc quý I/2020, Công ty ghi nhận doanh thu gần 900 tỷ đồng, giảm 12,28%; lợi nhuận trước thuế đạt 8,03 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng từ 1,79 tỷ đồng trong quý I/2019 lên 3,48 tỷ đồng trong quý I/2020, nên lợi nhuận sau thuế trong kỳ của Công ty đạt 4,55 tỷ đồng, giảm 15,11% so với quý I/2019.
FPT Retail (FRT) với bài toán dòng tiền khi nào quay trở về trước thềm ĐHCĐ 2020 CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Mã chứng khoán FRT - sàn HOSE) sẽ tổ chức đại hội cổ đông 2020 vào chiều ngày 28/04/2020. Doanh nghiệp đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu 15.320 tỷ đồng, lợi nhuận là 220 tỷ đồng, lần lượt giảm 8% và 21% so với thực hiện năm 2019. Đồng thời, FRT lên...