Doanh thu của ô tô Trường Hải tăng mạnh
Sau 9 tháng đầu năm, Thaco ghi nhận 39.812 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.306 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 13.4% và 28,5% so với cùng kỳ.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 của Công ty Cổ phần (CTCP) Ô tô Trường Hải cho thấy, doanh nghiệp này đạt gần 12.061 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 25,7% so với cùng kỳ 2017.
Doanh thu tăng mạnh trong khi giá vốn bán hàng tăng ít hơn khiến lợi nhuận gộp đạt hơn 2.420 tỷ đồng.
Hoạt động tài chính trong kỳ cũng mang đến cho Trường Hải khoản thu đáng kể, đạt gần 366 triệu, trong khi cùng kỳ chỉ đạt gần 217 triệu đồng.
Các khoản chi phí như tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp cũng tăng khá mạnh trong khoảng thời gian trên (tổng cộng khoảng 1.281 tỷ đồng, cao hơn gần 25%), đẩy lợi nhuận thuần xuống còn gần 1.400 tỷ đồng.
Thaco mới đây đã chi 2.200 tỷ đồng mua cổ phiếu nông nghiệp của Bầu Đức. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, so với cùng kỳ quý 3 năm 2017, lợi nhuận thuần vẫn tăng trưởng đến 58%.
Video đang HOT
Kết thúc quý, Trường Hải lãi sau thuế 1.263 tỷ đồng, tăng trưởng 71,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung sau 9 tháng đầu năm, Thaco ghi nhận 39.812 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất và 4.306 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng lần lượt 13.4% và 28,5% so với cùng kỳ.
Vẫn theo báo cáo, hiện Thaco đang gánh khoản nợ hơn 42.188 tỷ đồng, trong đó gần 40.000 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, hơn 2.660 tỷ đồng là nợ dài hạn.
Trong đó, đáng chú ý vay nợ thuê tài chính của Thaco bất ngờ tăng mạnh 59% đối với nợ vay ngắn hạn và 113,2% đối với nợ vay dài hạn, lần lượt là 22.323 tỷ đồng và 2.320 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9, tổng vốn của Trường Hải đạt gần 72.408 tỷ đồng, tăng 6.676 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc quý 2 năm nay.
Được biết, trong quý 3, Trường Hải chi 2.216 tỷ đồng để mua gần 221.688 trái phiếu chuyển đổi do CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (mã HNG) phát hành. Đây có thể là nguyên nhân chính khiến nợ vay Thaco tăng mạnh trong thời gian qua.
Trong quý 3, lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh và đầu tư âm lần lượt hơn 5,2 tỷ và hơn 4,8 tỷ đồng.
Hoàng Hưng
Theo vtc.vn
Nhiều nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc báo lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng
Nhiều nhà máy nhiệt điện, đặc biệt khu vực miền Bắc báo cáo số liệu, làm ăn thua lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện nay nhiều nhà máy nhiệt điện tại miền Bắc như Phả Lại, Mông Dương, Thủy Nguyên, Ninh Bình, Thái Bình, Mạo Khê, Uông Bí... đang trong tình trạng khan hiếm than trầm trọng. Nguyên nhân do những tháng cuối năm phía Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) không đáp ứng đủ nguồn cung.
Trong khi đó, đại diện TKV cho biết đã hoàn thành hợp đồng cung cấp than cho EVN trước một tháng. TKV và Tổng công ty Đông Bắc đã cam kết đảm bảo cấp đủ than theo hợp đồng đã ký cho các nhà máy nhiệt điện.
Tuy nhiên, nguyên nhân thiếu nhiên liệu không phải do không có than mà do EVN không chịu ký hợp đồng dài hạn, để TKV chủ động kế hoạch sản xuất, cung cấp cho các nhà máy điện.
Điều đáng nói, những "ông lớn" nhiệt điện như Nhiệt điện Cẩm Phả, Hải Phòng, hay Quảng Ninh... đang chịu cảnh phải thua lỗ lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Theo báo cài quý 3/2018 của Công ty Cổ phần Nhiệt điện Quảng Ninh, đơn vị đã chịu lỗ gộp hơn 10 tỷ đồng từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi cùng kỳ vẫn lãi hơn 491 tỷ đồng.
Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh.
Mặt khác tính đến hết quý 3/2018, Nhiệt điện Quảng Ninh còn ghi nhận 1.852 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và 6.232 tỷ đồng vay nợ thuê tài chính dài hạn. Tổng vay nợ ngắn hạn và dài hạn lên đến 8.084 tỷ đồng, chiếm 58% tổng tài sản. Doanh thu dưới giá vốn, cộng thêm gánh nặng chi phí tài chính, Nhiệt điện Quảng Ninh đã lỗ hơn 311 tỷ đồng trong quý 3/2018.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV cũng nằm trong danh sách những đơn vị nhiệt điện báo lỗ trong quý 3/2018. Tính riêng quý 3 doanh thu thuần đạt 753,7 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ trong khi đó chi phí giá vốn bỏ ra đến gần 723 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận gộp chỉ còn gần 31 tỷ đồng, bằng 1/5 cùng kỳ năm ngoái.
Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng lỗ lên đến 303,4 tỷ đồng, giảm sâu so với số lãi gần 17 tỷ đồng đạt được cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời nâng tổng lỗ chưa phân phối đến cuối quý 3 lên gần 965 tỷ đồng.
Tính đến hết quý 3 vốn chủ sở hữu còn gần 1.005 tỷ đồng, trong đó vốn góp chủ sở hữu gần 1.970 tỷ đồng. Tổng tài sản giảm hơn 300 tỷ đồng, xuống còn 7.129 tỷ đồng.
Nguyên nhân về sự thua lỗ này được công ty đưa ra là do vào mùa mưa nên sản lượng thấp, và cũng đang vào kỳ sửa chữa thiết bị của nhà máy, trong khi công ty vẫn phải chịu các khoản chi phí cố định như khấu hao, lãi vay, chi phí phân bổ tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá...
Trong quý 3/2018, khoản lỗ tỷ giá của Nhiệt điện Hải Phòng lên tới 142 tỷ đồng, tăng 92% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyễn Huệ
Theo vietq.vn
Đế chế sở hữu Louis Vuitton chi 3,2 tỷ USD thâu tóm tập đoàn khách sạn Belmond Tập đoàn hàng hóa xa xỉ của Pháp LVMH - đế chế sở hữu hơn 70 thương hiệu như: Louis Vuitton, Christian Dior, Givenchy, Marc Jacobs... ngày 14/12 thông báo đã đạt được thỏa thuận mua lại tập đoàn khách sạn cao cấp Belmond với giá khoảng 3,2 tỷ USD (tương đương 2,8 tỷ euro). Đế chế sở hữu Louis Vuitton chi hơn...