Doanh thu CNTT Hà Nội năm 2013 đạt 70.000 tỷ đồng
Ước tính doanh thu toàn ngành CNTT của Hà Nội năm 2013 ước đạt 3,3 tỷ USD, tương đương 70.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2012.
Số liệu vừa được công bố tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014 của Sở TT&TT Hà Nội diễn ra chiều nay, 10/1/2014.
Theo thống kê của Sở TT&TT Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 5.000 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến CNTT, trong đó, khoảng 1.200 doanh nghiệp trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ, khoảng 800 doanh nghiệp nội dung số và dịch vụ, khoảng 3.300 doanh nghiệp phần cứng, phân phối, bán lẻ.
Ước tính doanh thu toàn ngành CNTT năm 2013 đạt 3,3 tỷ USD, tương đương 70.000 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 20% so với năm 2012. Cũng trong năm 2013, Hà Nội được xếp thứ 23 trong Top 100 thành phố hấp dẫn về gia công phần mềm trên thế giới.
Các doanh nghiệp CNTT ở Hà Nội còn tạo việc làm trong môi trường công nghệ cao cho hàng chục ngàn lao động với thu nhập ổn định. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết lãnh đạo Thành phố đánh giá rất cao vai trò quan trọng của CNTT. Năm 2013, cả Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố đều ban hành Nghị quyết về phát triển CNTT ở Thủ đô; và Thành phố đã đầu tư gần 150 tỷ đồng cho hoạt động phát triển ứng dụng CNTT.
Video đang HOT
Tính đến hết năm 2013, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã được triển khai tại 100% sở , ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã, và 60% xã, phường, thị trấn; 92% công chức và 46% viên chức được cấp hòm thư điện tử; 48% cuộc họp giao ban giữa UBND TP với các đơn vị và giữa các sở, ban, ngành với các UBND quận, huyện được thực hiện qua mạng; 96% sở ban ngành, 100% UBND quận, huyện, thị xã, 55% UBND xã, phường, thị trấn cài đặt và sử dụng phần mềm 1 cửa điện tử.
Thành phố đã đầu tư xây dựng 19 hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu như Giấy phép đăng ký kinh doanh cấp huyện, Quản lý hộ tịch, Quản lý thanh toán vốn đầu tư, Quản lý khu đô thị mới và nhà ở, Bảo hiểm xã hội,…; Đào tạo CNTT cho 80% cán bộ chủ chốt cấp thành phố, 40% cán bộ chủ chốt cấp phòng.
Ghi nhận những kết quả đạt được của Hà Nội, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đề nghị trong năm 2014, ngành TT&TT HN cần phát huy tiềm năng để xứng đáng lợi thế của Thủ đô, dẫn dắt định hướng chung cho các địa phương khác, đóng góp nhiều hơn nữa cho lĩnh vực TT&TT cả nước.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son chỉ rõ một số nhiệm vụ Sở TT&TT cần tập trung triển khai trong năm nay. Điển hình là tăng cường năng lực quản lý Nhà nước từ cấp thành phố đến các cấp cơ sở ở các lĩnh vực báo chí, xuất bản, bưu chính, viễn thông, CNTT; phối hợp quản lý nội dung thông tin trên mạng Internet, trong đó có những loại hình truyền thông mới như báo điện tử, mạng xã hội; triển khai hiệu quả các nội dung phát triển hạ tầng của Thủ đô theo tinh thần Nghị quyết số 13 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt chú trọng các nội dung số hóa truyền hình mặt đất, chia sẻ dùng chung hạ tầng viễn thông thụ động, ngầm hóa ở các khu phố cổ và đô thị mới; thu hẹp khoảng cách về mức độ sẵn sàng điện tử giữa các quận nội thành cũ với các quận, huyện xa trung tâm thành phố;….
” Hà Nội phải trở thành kiểu mẫu của cả nước về phát triển ứng dụng CNTT, cùng với TP.HCM là 2 trọng điểm về ứng dụng CNTT của cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.
Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn Hà Nội đã có 1,3 triệu thuê bao điện thoại cố định và 12 triệu thuê bao di động (cả trả trước và trả sau); gần 5.000 trạm thu phát sóng BTS của các mạng điện thoại di động; khoảng hơn 1,2 triệu thuê bao Internet và 600.000 thuê bao truyền hình cáp.
Năm 2013, Sở TT&TT đã tổ chức 72 cuộc thanh tra, trong đó 8 cuộc thanh tra thuê bao di động trả trước, xử phạt 50 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền 436,05 triệu đồng; chỉ đạo kiểm tra 31 đại lý Internet, trong đó phát hiện 16 đại lý vi phạm quy định, xử phạt hành chính tổng số tiền 49,7 triệu đồng.
Mặt khác, Sở TT&TT đã phê duyệt kế hoạch phát triển trên 1.000 trạm BTS phát triển mới của mạng MobiFone và Viettel; rà soát, xử lý số liệu và đề nghị các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 3.677 số điện thoại quảng cáo rao vặt vi phạm và kiên quyết không mở lại hoạt động đối với những số điện thoại vi phạm; ban hành 4 công văn đề nghị các doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ đối với 31 đầu số và 208 số điện thoại tin nhắn rác, nhắn tin lừa đảo.
Theo ICTnews
"Đại gia" Internet VDC sẽ đẩy mạnh kinh doanh ứng dụng CNTT
Doanh thu Internet, viễn thông có xu hướng giảm sút trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, Công ty VDC sẽ tìm hướng phát triển mới ở mảng tích hợp ứng dụng, dịch vụ CNTT trên nền Internet.
Tại Hội nghị triển khai Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty Điện toán & Truyền số liệu (VDC) vừa diễn ra sáng nay, 9/1/2014, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc VDC cho biết năm 2013, tổng doanh thu của VDC đạt hơn 2.500 tỷ đồng (101% kế hoạch Tập đoàn VNPT giao), tuy nhiên, doanh thu kinh doanh một số dịch vụ Internet, viễn thông truyền thống của VDC đã và đang có xu hướng sụt giảm.
Chẳng hạn, dịch vụ Internet trực tiếp tăng 3% doanh thu so với 2012, vẫn giữ số 1 về thị phần ở Việt Nam, nhưng chỉ đạt 97% kế hoạch đặt ra, một phần do sự cạnh tranh khốc liệt bởi các dịch vụ thay thế giá rẻ như FTTx và các đối thủ cạnh tranh như Viettel, FPT, CMC TI. Tỷ lệ khách hàng cắt hủy cao (bằng 60% khách hàng mới) khiến VDC phải liên tục giảm giá dịch vụ để giữ khách hàng, ảnh hưởng tới doanh thu.
Hoặc trong nhóm dịch vụ VOIP, với dịch vụ thoại quốc tế chiều về, đơn giá dịch vụ năm 2013 giữ ổn định ở mức 6,1 cents/phút, cao gấp 2 lần năm 2012, nhưng tổng dung lượng thị trường lại có xu hướng sụt giảm bắt đầu từ tháng 6/2013 do khách hàng tiết giảm chi tiêu khi giá cước tăng, nhiều người sử dụng dịch vụ thoại lậu, cộng thêm sự "nở rộ" các dịch vụ OTT tác động mạnh đến sản lượng dịch vụ.
Với dịch vụ điện thoại thẻ 1718, dù VDC đã áp dụng nhiều chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng, lưu lượng cả năm tăng 15% so với năm 2012, nhưng doanh thu dịch vụ vẫn giảm 6% so với năm trước. Tương tự, dịch vụ 1714 (phối hợp triển khai với VinaPhone - VNP và MobiFone -VMS) cũng chỉ đạt 84% kế hoạch doanh thu, giảm 20% so với 2012, lưu lượng giảm 38%, do sự sụt giảm chung của toàn thị trường và sự xuất hiện, tăng trưởng mạnh mẽ của các dịch vụ miễn phí.
"Doanh thu từ dịch vụ thoại sẽ ngày càng giảm, để bù đắp, gia tăng doanh thu, VDC phải tìm kiếm thêm dịch vụ giá trị gia tăng, nội hàm chất xám cao, tích hợp giải pháp CNTT - Internet", ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ.
Thực tế trong năm qua, VDC đã triển khai nhiều dịch vụ CNTT-TT như chữ ký số, hóa đơn điện tử, dịch vụ điện toán đám mây cloud VNN. Trong đó, dịch vụ chữ ký số VNPT-CA đạt 119% doanh thu kế hoạch, tăng 61% so với năm 2012, thuê bao thực tăng lên con số 20.025, thị phần dịch vụ đến cuối năm có giảm nhẹ nhưng hiện vẫn dẫn đầu thị trường với 23,3% thị phần. Hoặc dịch vụ hóa đơn điện tử đã được Trung tâm Thông tin tín dụng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức sử dụng từ tháng 9/2013.
Tập thể và lãnh đạo VDC nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba. Ảnh: X.B
"Định hướng năm 2014, bên cạnh việc tập trung phát triển các dịch vụ tiềm năng như truyền số liệu, giá trị gia tăng,.. VDC sẽ đẩy mạnh các hệ thống giải pháp CNTT tích hợp Internet phục vụ khách hàng doanh nghiệp lớn, cơ quan, ban, ngành của Chính phủ; nghiên cứu và cung cấp thêm nhiều dịch vụ, công nghệ mới ra thị trường; tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và nghiệm thu các bài toán ứng dụng cho Tập đoàn VNPT như HMR, quản lý đầu tư, kế toán...", ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ thêm.
Ở góc độ cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Minh Hồng cho biết Bộ TT&TT sẵn sàng hỗ trợ VDC tiếp xúc, hợp tác các cơ quan Nhà nước để triển khai ứng dụng CNTT-TT. Dự kiến, trong quý 1/2014, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ Nghị định về dịch vụ CNTT với nhiều đề xuất liên quan đến cơ chế, biện pháp để các cơ quan Nhà nước tăng cường sử dụng các dịch vụ CNTT do doanh nghiệp CNTT cung cấp.
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hồng đề nghị trong thời gian tới, VDC cần phát huy lợi thế cán bộ kỹ sư trẻ, dẫn đầu thị trường về lĩnh vực truyền dẫn, giá trị gia tăng trên Internet, dịch vụ CNTT. Bên cạnh việc làm chủ dịch vụ trên nền điện toán đám mây, VDC cần chú trọng nghiên cứu nắm bắt một số xu hướng công nghệ mới như công nghệ xanh...
Theo ICTnews
Lần đầu tiên, DN CNTT nội có sản phẩm trên hệ thống SAP toàn cầu FPT IS và hãng phần mềm SAP vừa công bố đã xây dựng và đóng gói thành công giải pháp quản trị nguồn lực ERP triển khai nhanh cho doanh nghiệp ngành thép của Việt Nam- FPT.SAP iFESS (FPT SAP Express Steel Solution). Lần đầu tiên một doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam hoàn thiện trọn gói một giải pháp ERP...