Doanh thu bộ phận smartphone của Sony tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái
Liệu đây có phải là một màn “comeback” của Sony?
Bộ phận điện thoại của Sony vẫn không thể phục hồi lại phong độ đỉnh cao như vào cuối những năm 2000. Trong những năm gần đây, công ty đã phải vật lộn để giữ được một chỗ đứng và có lợi nhuận trên thị trường, nhưng dường như chiến lược hiện tại và tập trung vào các thiết bị cao cấp hơn có thể đã mang lại hiệu quả.
Theo báo cáo tài chính mới nhất của Sony, mảng di động của hãng đạt doanh thu cao hơn ~25% so với năm 2020. Bộ phận di động của công ty đạt 99,1 tỷ Yên Nhật (~ 871,6 triệu USD) trong quý 2 năm tài chính 2021 so với 79,1 tỷ Yên Nhật (~ 695,7 triệu USD) trong giai đoạn tương ứng vào năm 2020. Công ty cũng xác nhận sự gia tăng doanh thu này là kết quả của việc “tăng doanh số bán hàng”.
Video đang HOT
Thật ấn tượng, sự gia tăng này xảy ra trong bối cảnh thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu, điều này đã dẫn đến việc một số OEM cắt giảm số lượng sản phẩm xuất xưởng.
Đây là một sự tiến bộ cực lớn so với quý trước. Trong quý 1 năm 2021, bộ phận di động đã mất 12,8 tỷ yên Nhật (~ 112,6 triệu USD) so với quý 1 năm 2020. Đáng chú ý, năm 2020 là năm đầu tiên kể từ năm 2017, Sony có lãi và năm 2021 dường như tiếp tục xu hướng đó. Ngành truyền thông di động của công ty đã tăng 7,1 tỷ yên Nhật (~ 469 triệu USD) trong nửa đầu năm tài chính 2021 so với một năm trước đó.
Mặc dù vẫn còn quá sớm để gọi đây là sự phục hồi hoàn toàn, nhưng có vẻ như đã có ánh sáng cuối đường hầm cho bộ phận smartphone của Sony. Liệu với sự định hướng gần đây của Sony trên các thiết bị cao cấp, họ có thể quay trở lại với tư cách là một thương hiệu nổi bật? Đó là một câu hỏi mà có thể phải mất vài quý tài chính nữa mới trả lời được. Hiện tại, chiến lược cắt giảm chi phí đồng thời bán các smartphone cao cấp của Sony đang mang lại hiệu quả kỳ diệu cho lợi nhuận của họ.
Hà Nội có thêm 380.000 người dùng PC-Covid chỉ trong hơn 1 tháng
Tính từ ngày 16/9 đến nay, Hà Nội đã có thêm 380.000 người dùng ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid, tiếp tục giữ vị trí thứ 2 về số người dùng PC-Covid và thứ 6 cả nước về tỷ lệ PC-Covid trên dân số.
Thống kê của Trung tâm Công nghệ phòng, chống Covid-19 quốc gia cũng cho hay, TP Hà Nội hiện thuộc top 10 tỉnh, thành có tỉ lệ smartphone cài đặt PC-Covid cao nhất cả nước.
Cụ thể, top 10 địa phương có tỷ lệ smartphone cài đặt ứng dụng PC-Covid cao nhất cả nước lần lượt là: TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hài Phòng và Thanh Hóa.
Tại Hà Nội, tính đến ngày 25/10, số smartphone có cài đặt PC-Covid trên tổng số smartphone là 3.657.326/6.685.289, đạt tỷ lệ 55%. Số smartphone cài đặt mới ứng dụng PC-Covid trong ngày 25/10 là 6.036.
Năm đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội có tỷ lệ smartphone cài đặt PC-Covid cao nhất đến nay lần lượt là các quận: Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông, Đống Đa, Nam Từ Liêm.
Tính đến nay, ứng dụng phòng chống dịch PC-Covid đã có hơn 27,1 triệu người dùng, trong đó Hà Nội "góp" 3,75 triệu.
Ngoài việc số lượng smartphone có cài đặt ứng dụng PC-Covid tăng liên tục trong thời gian qua, Hà Nội cũng đang triển khai nền tảng khai báo y tế và quản lý thông tin người vào - ra các địa điểm bằng quét mã QR thông qua ứng dụng PC-Covid. Ghi nhận đến hết ngày 25/10, tổng số địa điểm quét mã QR trên địa bàn thành phố Hà Nội là 637.533, tăng 3.939 điểm so với ngày 24/10 và tăng 341.286 địa điểm so với ngày 21/9 (296.247 địa điểm).
Kể từ khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát đến nay, Hà Nội đã trải qua 180 ngày chủ động giữ an toàn cho địa bàn và đang tích cực thiết lập trạng thái bình thường mới. Có được kết quả đó là do Hà Nội đã đánh giá đúng tình hình, phản ứng rất sớm, áp dụng các giải pháp phòng chống dịch phù hợp, kịp thời.
Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội nhận định: Công nghệ đang góp phần là một "lá chắn" không thể thiếu trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Sự tuân thủ của các tầng lớp nhân dân và sự vào cuộc quyết liệt, có hiệu quả của hệ thống chính quyền sẽ giúp Hà Nội bảo đảm và duy trì trạng thái "bình thường mới".
Được phát triển để hỗ trợ đưa Việt Nam sang trạng thái "bình thường mới", ứng dụng PC-Covid tổng hợp các tính năng hiện có của các app chống dịch Covid ra đời trong giai đoạn trước như NCOVI, Bluezone, VHD... và được thiết kế lại sao cho thuận tiện nhất với người dùng. Về cơ bản, PC-Covid có các tính năng chính gồm: Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Phản ánh của người dân; Thông tin tiêm vắc xin, thông tin xét nghiệm...
Theo thống kê, hiện tại ứng dụng PC-Covid đã có hơn 53,4 triệu lượt cài đặt và hơn 27,1 triệu người dùng thường xuyên. Top 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ người dùng PC-Covid trên dân số cao nhất là: Bình Dương, Quảng Ninh, TP.HCM, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Dương và Bình Phước.
PC-Covid cho phép quét mã QR bằng webcam Các địa điểm có thể dùng webcam máy tính để quét mã QR cá nhân thay vì phải sử dụng smartphone hoặc in mã trên giấy. Đây là tính năng mới được bổ sung trên nền tảng quản lý người ra vào bằng mã QR. Thay vì phải có một người cầm smartphone quét mã của khách khi ra vào, địa điểm có...