Doanh số mua – bán vàng miếng chênh lệch nhẹ
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, doanh số mua – bán vàng miếng trên địa bàn kể từ đầu năm 2020 đến nay có sự chênh lệch nhẹ.
Các sản phẩm thủ công chế tác từ vàng. Ảnh: THX/TTXVN
Cụ thể, doanh số mua đạt 447.182 lượng vàng, tương đương giá trị là 20.277 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, doanh số bán ra là 441.618 lượng vàng, tương đương giá trị là 20.092 tỷ đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ năm 2019.
Trên thị trường, giá vàng thế giới và giá vàng SJC trong nước biến động và tăng mạnh so với thời điểm đầu năm 2020, do dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
Giá vàng thế giới đã đạt mức cao nhất là 1.759,8 USD/ounce vào ngày 18/5 và đạt mức thấp nhất là 1.487,6 USD/ounce ngày 17/3. Giá vàng miếng SJC theo đó cũng đạt mức cao nhất trong ngày 18/5 là 49,2 triệu đồng/lượng và thấp nhất ngày 02/01 là 42,7 triệu đồng/lượng.
Video đang HOT
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp Hồ Chí Minh, chênh lệch giữa giá vàng SJC trong nước và giá vàng thế giới có thời điểm lên đến 4,4 triệu đồng/lượng. Cụ thể, ngày 8/6, giá vàng thế giới mua vào – bán ra niêm yết ở mức 1.695,3 – 1.696,3 USD/ounce, tăng 11,29% so với giá bán cuối năm 2019.
Còn trong nước, giá vàng SJC mua vào – bán ra tương ứng ở mức 48,33 – 48,7 triệu đồng/lượng, tăng 13,92% so với giá bán cuối năm 2019.
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp Hồ Chí Minh cho biết, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giá vàng trong nước diễn biến tăng theo giá vàng thế giới.
“Thị trường tài chính thế giới biến động mạnh và khó lường; giá dầu giảm sâu và khó đoán định; kinh tế nhiều quốc gia, nhất là các nền kinh tế lớn suy thoái… Tất cả các yếu tố này đã làm cho giá vàng thế giới tăng mạnh và diễn biến phức tạp trong 5 tháng đầu năm. Giá vàng trong nước cũng không nằm ngoài xu hướng đó, nhưng mức độ thấp hơn và không ảnh hưởng nhiều đến cung cầu thị trường, đến thị trường tiền tệ”, ông Minh cho biết.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tỷ giá, giá vàng và thị trường ngoại hối – vàng để có những giải pháp quản lý kịp thời, hiệu quả khi thị trường có biến động; từ đó, đam bao thi trương ngoai hôi – vang ôn đinh, hạn chế tình trạng đầu cơ làm giá.
Trong 5 tháng đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ cho 5 doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; đồng thời, cấp mới 5 giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để tái xuất sản phẩm cho 4 doanh nghiệp. Hiện số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh là 480 doanh nghiệp./.
Giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố thông tin về hoạt động ngân hàng tuần từ 1 - 5/6/2020. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5 - 7,4%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9 - 11%/năm.
Lãi suất cho vay trung và dài hạn ở mức 9 - 11%/năm. Ảnh: Internet
Lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,1 - 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,0 - 4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,9 - 6,6%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Lãi suất huy động USD của tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 0%/năm đối với tiền gửi của cá nhân và tổ chức.
Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0 - 9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng VND đối với một số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,0%/năm.
Lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3,0 - 6,0%/năm; trong đó, lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến ở mức 3,0 - 4,5%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn ở mức 4,2 - 6,0%/năm.
Về hoạt động của thị trường liên ngân hàng, theo báo cáo của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài qua hệ thống báo cáo thống kê, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng trong kỳ bằng VND đạt xấp xỉ 265.538 tỷ đồng, bình quân 53.108 tỷ đồng/ngày, giảm 3.114 tỷ đồng/ngày so với tuần 25 - 29/5/2020; doanh số giao dịch bằng USD quy đổi ra VND trong tuần đạt khoảng 142.005 tỷ đồng, bình quân 28.401 tỷ đồng/ngày, tăng 2.149 tỷ đồng/ngày so với tuần trước đó.
Theo kỳ hạn, các giao dịch VND chủ yếu tập trung vào kỳ hạn qua đêm (70% tổng doanh số giao dịch) và kỳ hạn 1 tuần (17% tổng doanh số giao dịch). Đối với giao dịch USD, các kỳ hạn có doanh số lớn nhất là kỳ hạn qua đêm và 1 tuần với tỷ trọng lần lượt là 81% và 13%.
Về lãi suất, đối với các giao dịch bằng VND, so với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần giảm so với mức lãi suất tuần trước ở các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,35%/năm, 0,54%/năm và 1,51%/năm.
Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần có giảm nhẹ so với mức lãi suất tuần trước ở hầu hết các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,12%/năm, 0,16%/năm và 0,36%/năm.
Doanh số bán xe máy và ô tô Honda Việt Nam tăng lần lượt 193 và 222% Sau khi giảm doanh số đến 72% trong tháng 4 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, bước sang tháng 5/2020, Honda Việt Nam đạt doanh số bán lẻ 180.633 xe máy và 2.714 xe ô tô, tăng lần lượt 193% và 222% so với tháng trước. Đây là thông tin được Công ty Honda Việt Nam công bố chiều 10/6, do các...