Doanh số bất động sản Trung Quốc giảm mạnh
Khủng hoảng của Evergrande đã khiến doanh thu của 100 doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Trung Quốc giảm 36% trong tháng 9 so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin này vừa được Tập đoàn Thông tin Bất động sản Trung Quốc (CRIC) cho biết trong báo cáo mới nhất. Trong đó, hơn 60% doanh nghiệp ghi nhận mức sụt giảm doanh số bán hàng trên 30%.
Thông thường mọi năm, tháng 9 là khoảng thời gian bùng nổ với các doanh nghiệp nhà đất. Tuy nhiên, tháng 9 năm nay, doanh số bán hàng tại 28 thành phố do CRIC theo dõi đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại trung tâm tài chính Thượng Hải, khối lượng nhà đất giao dịch giảm 45%, còn Bắc Kinh, Thâm Quyến, Quảng Châu giảm 30%.
Video đang HOT
100 nhà phát triển hàng đầu cũng chứng kiến chi phí tài chính cao hơn trong tháng 9, tăng 0,61 điểm phần trăm so với tháng trước và 0,16 điểm phần trăm so với năm ngoái lên 5,55%.
Những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm hạ nhiệt thị trường bất động sản và kiềm chế rủi ro tài chính đã khiến nhu cầu nhà đất giảm mạnh trong vài tháng qua. Đồng thời, động thái này cũng khiến các chủ đầu tư nặng nợ như Evergrande thêm khó khăn.
Sau Evergrande, Tập đoàn Fantasia Holdings có quy mô trung bình, chuyên phát triển các căn hộ cao cấp và các dự án cải tạo đô thị cũng lỡ hẹn trả lãi trái phiếu đầu tuần này. Điều này khiến nhà đầu tư thêm tức giận với những doanh nghiệp đi vay có đòn bẩy tài chính cao khác.
Tại phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu nhóm bất động sản Trung Quốc cũng đi xuống trong bối cảnh nhà đầu tư lo ngại về tính thanh khoản của các doanh nghiệp sau khi cổ phiếu của Fantasia bị đình chỉ giao dịch. Trên thị trường đại lục, chỉ số đại diện cho các doanh nghiệp nhà đất giảm 1,4%, còn chỉ số bất động sản Hang Seng trên sàn Hong Kong giảm 1,3%.
Shanghai Securities News dẫn lời Lin Bo, tổng giám đốc công ty tư vấn bất động sản rằng, trong điều kiện thị trường hiện nay, các doanh nghiệp ngành này cần tăng tốc phát triển, đảm bảo nguồn cung, tăng cường tiếp thị và đẩy nhanh doanh số bán hàng để thu hồi tiền mặt trong quý IV. Lin nói thêm: “Trong trung và dài hạn, việc giảm đòn bẩy vẫn là trọng tâm của các doanh nghiệp bất động sản”.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã thực hiện các biện pháp để hạn chế sự ảnh hưởng từ các động thái siết chặt lĩnh vực bất động sản. Cuối tháng trước, ngân hàng trung ương đã yêu cầu các tổ chức tài chính hợp tác với các chính phủ để “duy trì sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường bất động sản” đồng thời bảo vệ các chủ sở hữu nhà. Các nhà quản lý đã yêu cầu các ngân hàng không cắt nguồn vốn cho các nhà phát triển bất động sản cùng một lúc.
Cổ đông lớn Chinese Estates Holdings chuẩn bị rời khỏi tập đoàn Evergrande
Ngày 6/10, Chinese Estates Holdings, cổ đông lớn của tập đoàn phát triển bất động sản Evergrande của Trung Quốc, cho biết tập đoàn Solar Bright Ltd đã đề nghị mua lại cổ phần của Chinese Estates với giá 1,91 tỷ đô la Hong Kong (Trung Quốc), tương đương 245,30 triệu USD.
Tòa nhà của tập đoàn bất động sản Evergrande ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 15/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu thương vụ này thành công, toàn bộ cổ phần của Chinese Estates sẽ do Solar Bright cùng các công ty con là Century Frontier và JLLH có trụ sở tại quần đảo British Virgin, nắm giữ. Theo đó, cổ phiếu của Chinese Estates sẽ bị hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và các cổ đông của công ty sẽ được trả bằng tiền mặt 4 đô la Hong Kong cho mỗi cổ phiếu bị hủy niêm yết.
Hồi tháng trước, Chinese Estates đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi tập đoàn Evergrande và hiện đã bán lượng cổ phiếu trị giá 32 triệu USD của Evergrande.
Evergrande được cho là đang đứng trước nguy cơ phá sản. Ngày 4/10, cổ phiếu của tập đoàn Evergrande đã bị tạm ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán Hong Kong, chỉ vài ngày sau khi tập đoàn bất động sản này lần thứ hai không thực hiện được nghĩa vụ chi trả lãi trái phiếu đúng hạn. Cùng bị ngưng giao dịch còn có cổ phiếu của công ty dịch vụ bất động sản Evergrande (EPSG), một công ty con của Evergrande.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tập đoàn bất động sản Hopson Development đặt trụ sở tại Hong Kong có kế hoạch mua 51% cổ phần của EPSG với định giá khoảng 5,1 tỷ USD. Hopson Development ngày 4/10 cũng thông báo tạm dừng giao dịch cổ phiếu của tập đoàn này trên sàn chứng khoán Hong Kong trong khi "chờ thông báo liên quan đến một thương vụ lớn".
Trước đó, ngày 29/9, Evergrande thông báo bán 1,7 tỷ cổ phiếu trong Ngân hàng Shengjing (tương đương 19,93% cổ phần) với giá 10 tỷ Nhân dân tệ (1,55 tỷ USD) cho Tập đoàn đầu tư tài chính Shenyang Shengjing - một doanh nghiệp nhà nước liên quan tới quản lý vốn và tài sản. Evergrande cho hay thương vụ này phải được sự chấp thuận của ban giám đốc Ngân Shengjing. Đây được xem là động thái bán tháo cổ phần đầu tiên của Evergrande trong bối cảnh tập đoàn này đang nỗ lực đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình.
Từng là nhà phát triển bất động sản hàng đầu tại Trung Quốc, Evergrande đang lún sâu trong núi nợ lên đến 306 tỉ USD, tương đương 2% GDP của Trung Quốc. Tập đoàn này đang nỗ lực huy động vốn để trả cho các đơn vị cho vay, nhà cung cấp và ngăn chặn một cuộc khủng hoảng thanh khoản có thể dẫn tới sự sụp đổ. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings của Mỹ đã hạ xếp hạng tín nhiệm của Evergrande từ mức "CC" xuống "CCC ", tức là chỉ trên mức vỡ nợ trong thang xếp hạng của cơ quan này.
Cổ phiếu tập đoàn bất động sản Evergrande ngừng giao dịch trên sàn chứng khoán Hongkong Cổ phiếu của của tập đoàn Evergrande đã bị ngưng giao dịch trên sàn chứng Hongkong, chỉ vài ngày sau khi nhà phát triển bất động sản Trung Quốc này lần thứ hai không thể thực hiện nghĩa vụ chi trả khoản lãi trái phiếu đúng hạn. Tòa nhà trụ sở của Evergrande tại Thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc. Ảnh: Reuters Cùng...