Doanh số bán dầu của Nga sang Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi đạt mức cao mới
Lệnh cấm vận hoàn toàn của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2, khiến các lô hàng dầu diesel của Moskva hướng đến châu Phi, châu Á, Trung Đông, thay vì đến châu Âu.
Một chiếc xe tải chở xăng đậu gần các bồn chứa dầu tại cơ sở sản xuất Volodarskaya LPDS, Moskva, Nga ngày 8/6/2022. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters ngày 27/3 dẫn nguồn từ các thương nhân và dữ liệu của Refinitiv cho biết, Nga sẽ đạt mức cao kỷ lục mới về xuất khẩu dầu diesel sang Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Phi vào tháng 3, khi các thương nhân tìm kiếm thị trường thay thế sau lệnh cấm của EU đối với các sản phẩm dầu từ Nga.
Lệnh cấm vận hoàn toàn của EU đối với các sản phẩm dầu mỏ của Nga có hiệu lực vào ngày 5/2, khiến các lô hàng dầu diesel của Nga hướng đến châu Phi, châu Á, Trung Đông, thay vì đến châu Âu.
Theo dữ liệu của Refinitiv, các chuyến hàng dầu diesel từ các cảng Baltic và Biển Đen của Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt quá 1,2 triệu tấn trong tháng 3 (tính đến ngày 27/3), vượt mức 0,8 triệu tấn được ghi nhận trong tháng trước đó.
Video đang HOT
Các cảng Baltic của Nga đã trung chuyển ít nhất 300.000 tấn dầu diesel đến Brazil trong tháng này, nhiều hơn mức 205.000 tấn của cả tháng 2, các số liệu cho thấy.
Và Nga cũng đã tăng nguồn cung dầu diesel cho các nước châu Phi, các nguồn tin thị trường cho biết thêm. Một thương nhân nêu rõ: “Châu Phi rõ ràng sẽ mua một lượng đáng kể (dầu diesel của Nga)”.
Theo dữ liệu của Refinitiv vào tháng 3, khoảng 200.000 tấn dầu diesel từ các cảng do Nga kiểm soát đã được vận chuyển đến Libya, khoảng 165.000 tấn đến Algeria và 100.000 tấn đến Tunisia. Những khách hàng nhận khác bao gồm Nigeria, Ghana, Senegal và Maroc.
Dữ liệu cho thấy khoảng 200.000 tấn dầu diesel từ các cảng của Nga sẽ đến Fujairah ở Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) trong tháng này.
Tháng trước, Nga đã gửi ít nhất 450.000 tấn dầu diesel đến Saudi Arabia, bao gồm một số được vận chuyển gián tiếp qua các tàu gần cảng Kalamata ở Hy Lạp – mặc dù không có chuyến hàng nào như vậy được ghi nhận trên tuyến đường này cho đến tháng 3.
Dữ liệu của Refinitiv cũng cho thấy, khoảng 0,7 triệu tấn dầu diesel được nạp vào tháng 3 tại các cảng Biển Đen và Biển Baltic của Nga không xác định được điểm đến cụ thể.
Ukraine thừa nhận quân Nga trỗi dậy, Tổng thống Zelensky nói 'không còn sự sống' ở Soledar
Theo Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, quân Nga đã tổ chức tấn công ác liệt hơn vào thị trấn trọng điểm Soledar.
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chủ trì cuộc họp của Bộ Tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao để bàn về chiến sự nơi tiền tuyến.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine
Ngày 9/1, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar viết trên Telegram rằng: "Sau nỗ lực bất thành nhằm chiếm Soledar ở khu vực Donetsk, kẻ thù đã tập hợp lại, thay đổi chiến thuật và tiến hành một cuộc tấn công mới, ác liệt hơn".
Kênh truyền hình A News của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn lời của bà Maliar cho biết thêm, tham gia vào các cuộc tấn công chủ yếu là các thành viên của nhóm lính đánh thuê Nga Wagner.
Theo A News, nhiều quan chức Ukraine khác cũng xác nhận thị trấn Soledar trọng yếu ở miền Đông Ukraine đang phải hứng chịu các cuộc tấn công mạnh mẽ và liên tục từ các lực lượng Nga.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chủ trì cuộc họp của Bộ Tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao để bàn về chiến sự nơi tiền tuyến.
Trang web của Văn phòng Tổng thống Ukraine đăng bài phát biểu của ông Zelensky cho biết nội dung chính của cuộc họp được dành cho tình hình ở Donetsk và Luhansk - những khu vực đang nóng nhất hiện nay.
Trong bài phát biểu của mình, ông Zelensky cũng thừa nhận đã có các cuộc tấn công mới và thậm chí còn khó khăn hơn từ phía Nga nhằm vào Soledar.
Theo ông Zelensky, mọi thứ ở Soledar bị phá hủy hoàn toàn, gần như không còn sự sống. Khắp nơi là "vết sẹo" gây ra bởi các cuộc tấn công.
Hiện phía Nga chưa đưa ra bình luận về phát biểu của ông Zelensky và bà Maliar.
Gia hạn cơ chế viện trợ cho Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ Ngày 9/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua Nghị quyết 2672 nhằm gia hạn cơ chế viện trợ cho Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ. Phát hàng cứu trợ cho người dân Syria ở Abu Duhur, tỉnh Idlib. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại LHQ, trong phiên họp, đại sứ các nước thành viên HĐBA...