Doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm hỗn hợp sang EU lưu ý cập nhật quy định mới
Liên minh châu ÂU (EU) sẽ thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu từ bên ngoài vào EU và sẽ có hiệu lực từ ngày 21/4/2021.
Quy định mới của EU thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu từ bên ngoài vào EU, có hiệu lực từ 21/4/2021.
Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển và một số nước châu Âu vừa phát đi thông báo mới về việc Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định mới (EU) 2020/2236 về thay đổi cách tiếp cận kiểm soát thực phẩm hỗn hợp nhập khẩu từ bên ngoài vào EU.
Quy định mới này sẽ có hiệu lực từ ngày 21/4/2021, theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm sang EU cần lưu ý để hàng hóa tránh bị “mắc lỗi”.
Video đang HOT
Cụ thể, trước đây, EU quy định thực phẩm hỗn hợp có chứa trên 50% thành phần từ sản phẩm có nguồn gốc động vật thì áp dụng kiểm soát như thực phẩm có nguồn gốc động vật. Các loại thực phẩm hỗn hợp có chứa thành phần thực phẩm có nguồn gốc động vật nhỏ hơn 50% thì áp dụng như các quy định thực phẩm hỗn hợp có nguồn gốc thực vật.
Tất cả các sản phẩm tổng hợp có chứa sản phẩm động vật như sữa, trứng, thịt, thủy sản… phải kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật hoặc giấy tự xác nhận của nhà sản xuất bổ sung, các sản phẩm từ sữa phải có chứng nhận xử lý nhiệt.
Các thành phần có nguồn gốc động vật (trừ gelatin và collagen) được sử dụng để sản xuất một sản phẩm tổng hợp phải có nguồn gốc từ nước thứ ba với một kế hoạch kiểm soát dư lượng đã được phê duyệt cho các thành phần cụ thể. EU đã đưa ra mẫu giấy chứng nhận y tế theo mẫu đối với các sản phẩm tổng hợp nhập khẩu, được thực hiện từ năm 2012. Các yêu cầu chứng nhận hiện tại đối với sản phẩm hỗn hợp sẽ tiếp tục được áp dụng cho đến ngày 21/4/2021.
Theo quy định mới của EU, sau ngày 21/4/2021, yêu cầu nhập cảnh sẽ không còn dựa trên tỷ lệ phần trăm của các thành phần có nguồn gốc từ động vật mà dựa trên sức khỏe động vật hoặc nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên kết với chính các sản phẩm tổng hợp đó.
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tăng 1,5 lần so với đầu năm, lời khuyên cho nông dân đừng bao giờ bán vì sợ
Giá tiêu hôm nay 11/4 trong khoảng 70.500 - 74.000 đồng/kg. Tính chung tuần này giá hồ tiêu giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, đi ngang tại Đông Nam Bộ.
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tăng 1,5 lần so với đầu năm, lời khuyên cho nông dân đừng bao giờ bán vì sợ
Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 72.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.
Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 71.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 74.000 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 73.000 đồng/kg. Như vậy đầu giờ sáng nay giá tiêu giữ ổn định so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tính chung tuần này giá hồ tiêu giảm 500 đồng/kg ở các tỉnh Tây Nguyên, đi ngang tại Đông Nam Bộ.
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ giảm 0,03 rupee/tạ, ở mức 40.250 rupee/tạ. Sau quãng thời gian tăng trưởng liên tục hiện giá tiêu Ấn Độ có xu hướng giảm nhẹ. Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) từ ngày 8/4/2021 đến ngày 14/4/2021 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 313,04 VND/INR. Tuần này giá tiêu Ấn Độ tăng trưởng tốt, từ mức 39.300 rupee/tạ lên 40.250 rupee/tạ.
Vụ thu hoạch hạt tiêu trong nước dự kiến kết thúc vào cuối tháng 4/2021, nhưng đến nay những đánh giá về sản lượng vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Giá hồ tiêu hiện vẫn đang ở mức cao gần gấp hơn 1,5 lần so với đầu năm 2021, có những đợt lên xuống thất thường khiến cả đại lý và nông dân sản xuất rất khó đoán định.
Theo anh Nguyễn An Thạnh (thôn 3, xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk) - Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hồ tiêu bền vững Đoàn Kết, giá tiêu tăng cao, mặc dù nông dân rất mừng, nhưng không nhiều nông dân bán được với giá tiêu này. Vì đợt giá tăng cao là khoảng thời gian đầu vụ, tiêu cũ đã bán hết, trong khi vụ mới thì đang thu lác đác, một phần do tiêu chưa chín, một phần thuê nhân công khó nên tiến độ thu hoạch có chậm hơn. Người trồng tiêu vui mừng vì mong muốn giá tiêu lại tăng cao đã thành hiện thực, dù không phải nông dân nào cũng được hưởng lợi từ đợt tăng giá này.
Trong khi đó, các đại lý cũng đau đầu, vì nhiều lúc việc thu gom ngưng trệ là do người dân có tâm lý giữ hàng lại. Hồ tiêu được giá, nông dân tiếc, chưa vội bán, chỉ một số người bán rải rác để có tiền trả công thuê hái hoặc trang trải sinh hoạt. Tư thương nhỏ lẻ thì tỏa đi khắp nơi thu gom trong dân rồi "ôm hàng" chờ giá lên. Thành ra, các đại lý... "rảnh rang" dù đang vào chính vụ thu gom hàng. Trong khi đó, giới xuất khẩu cũng "đứng ngồi không yên" với giá tiêu hiện tại. Theo họ, hiện giá tiêu Việt Nam đang cao hơn so với giá trị thật, cao hơn so với tiêu thế giới. Do vậy hiện các đơn vị xuất khẩu đang hạn chế ký hợp đồng giao xa để tránh rủi ro.
Cuối mùa thu hoạch là thời điểm nhạy cảm về giá, là cuộc "đấu trí" của người trồng với các doanh nghiệp xuất khẩu, các đại lý gom hàng. Ai cũng muốn mua/bán được giá tốt, ai vững tâm lý và biết chọn thời điểm thì người đó sẽ có được món hời. Nhưng có lời khuyên cho nông dân, đó là "Đừng bao giờ bán vì sợ", đừng lao theo đám đông đổ xô bán khi giá xuống thấp, hồ tiêu không phải mặt hàng nông sản khó bảo quản, nhanh hỏng.
Xuất khẩu gặp khó vì giá cước cao, thiếu container lạnh Container rỗng không còn quá khan hiếm nhưng giá cước vận chuyển vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và trái cây đi Mỹ đang gặp khó khăn vì nhiều hãng tàu từ chối vận chuyển hàng lạnh. Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh minh họa: An...