Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản chủ động thích ứng tình hình mới
Trong 3 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung đã giảm 4,3%.
Thanh long được sơ chế để chế biến thành sản phẩm sấy dẻo ở nhà máy Nafood (huyện Đức Hòa, Long An). (Ảnh: Bùi Giang/TTXVN)
Dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế nói chung, ngành nông nghiệp nói riêng; trong đó phải kể tới mặt hàng nông sản xuất khẩu.
Tuy nhiên, với sự chủ động vào cuộc và có những giải pháp mang tính liên tục của Bộ Công Thương đã giúp kim ngạch xuất khẩu nông sản giữ được ổn định.
Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Trần Quốc Toản – Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) – về những khuyến cáo và định hướng của Bộ Công Thương nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này trước tình hình mới.
- Dịch COVID-19 đã tác động tới xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
Ông Trần Quốc Toản: Nông sản là mặt hàng rất nhạy cảm và chịu tác động trực tiếp từ dịch COVID-19. Trong 3 tháng đầu năm 2020, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản nói chung đã giảm 4,3%.
Tuy nhiên, để thích ứng với tình hình mới, các doanh nghiệp và người nông dân đã kịp thời thay đổi mô hình sản xuất, kinh doanh.
Video đang HOT
Không những thế, ngay từ đầu năm nay, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Do vậy, Bộ Công Thương đã tổ chức các buổi làm việc với nhiều địa phương, các hiệp hội ngành hàng gặp khó khăn trong tiêu thụ nông sản.
Cùng với đó, nhằm hỗ trợ, thúc đẩy tiêu thụ các mặt hàng nông sản, Bộ cũng đã làm việc với các địa phương tại các tỉnh biên giới phía Bắc nên dù kim ngạch xuất khẩu nông sản có giảm, nhưng mức giảm không quá sâu.
- Ông có thể chia sẻ thêm về ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến kim ngạch xuất khẩu rau, quả cũng như khuyến cáo của Bộ Công Thương với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này?
Ông Trần Quốc Toản: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 3 tháng đầu năm 2020, kim ngạch xuất khẩu rau, quả đạt 890 triệu USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý, xuất khẩu rau, quả có mức giảm mạnh so với mặt bằng nông sản nói chung.
Sở dĩ vậy bởi mặt hàng này có thời gian bảo quản ngắn, thông quan nhanh, trong khi đó, thị trường xuất khẩu rau, quả chủ yếu là Trung Quốc, chiếm khoảng 60%. Chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau, quả sang thị trường này giảm trên 22%.
Mặc dù các doanh nghiệp, thương nhân đã có sự điều chỉnh thị trường, nhưng tăng trưởng ở các thị trường khác chỉ khoảng 4-10%, không bù đắp được mức sụt giảm ở thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc tháo gỡ khó khăn tắc nghẽn xuất khẩu do dịch COVID-19 sang thị trường Trung Quốc thời gian qua đã được cả hai bên đẩy mạnh, các cửa khẩu đã dần được mở rộng thêm và thời gian thông quan đã tăng. Do đó, việc xuất khẩu sẽ dần trở lại bình thường trong thời gian tới.
Để thích ứng trong bối cảnh dịch COVID-19 cũng như đảm bảo xuất khẩu bền vững, doanh nghiệp xuất khẩu cần thường xuyên cập nhật các thông tin, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới để có sự điều chỉnh, ứng phó phù hợp. Những thông tin này cũng được Bộ Công Thương thường xuyên cập nhật trên cổng thông tin của Bộ.
- Thưa ông, thời gian tới là vào vụ thu hoạch vải thiều, chôm chôm và xoài. Tuy nhiên, đây là những mặt hàng có thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, thế nhưng thị trường này vẫn chưa thực sự được khơi thông. Vậy, Bộ Công Thương sẽ có giải pháp gì để thúc đẩy xuất khẩu?
Ông Trần Quốc Toản: Bộ Công Thương đánh giá cao việc chính quyền địa phương trong chủ động trong tìm kiếm thị trường, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu.
Chẳng hạn như tại Bắc Giang hay Hải Dương đã tổ chức các cuộc họp với các cơ quan chức năng có liên quan, mời các địa phương phía biên giới cùng trao đổi, nhằm tìm ra các biện pháp, giải pháp tạo thuận lợi nhất cho xuất khẩu vải thiều trước vụ thu hoạch.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ, mở cửa thị trường, tạo điều kiện cho xuất khẩu nông sản qua biên giới. Đặc biệt, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường Trung Quốc và các thị trường khác trên trang thông tin của Bộ.
Riêng với quả vải thiều, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã triển khai rất nhiều giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, do tình hình dịch COVID-19, phía Nhật Bản không thể cử chuyên gia sang để đánh giá, thẩm định nên Bộ Công Thương cũng đã có các công hàm gửi các cơ quan chức năng của Nhật Bản, đề nghị có giải pháp linh hoạt để đưa quả vải thiều của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này trong năm nay.
Hơn nữa, về phát triển thị trường nói chung, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tìm hiểu thêm các thị trường, giới thiệu thông tin các sản phẩm của Việt Nam.
Đáng lưu ý, bên cạnh việc giới thiệu quả vải thiều tươi, các Thương vụ Việt Nam tại các thị trường còn giới thiệu thêm các sản phẩm mà Việt Nam chế biến sâu. Đây là định hướng để có thể thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian tới.
Ngoài ra, tại thị trường trong nước, Bộ Công Thương sẽ triển khai các biện pháp như tổ chức hội nghị kết nối cung-cầu giữa các địa phương hay kết nối các địa phương với kênh phân phối lớn, hệ thống siêu thị.
Đặc biệt, Bộ Công Thương đã tổ chức kết nối với các hệ thống siêu thị nước ngoài ở Việt Nam như Aeon Mart, Lotte Mart để đưa sản phẩm nông sản Việt vào hệ thống siêu thị này tại thị trường nước ngoài. Điều này sẽ giúp sản phẩm nông sản Việt sẽ dần có vị thế và chỗ đứng tại thị trường thế giới.
- Xin trân trọng cảm ơn ông./.
Bộ Công Thương gia hạn thời gian xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019
Bộ Công Thương vừa có thông báo gửi tới các Bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan về việc gia hạn thời gian xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019.
Ngày 13 tháng 3 năm 2020, Bộ Công Thương đã có văn bản số 1776/BCT-XNK về việc xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019, thực hiện theo Quyết định số 911/QĐ-BCT ngày 12 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chế xét chọn doanh nghiệp xuất khẩu uy tín.
Theo quy định tại văn bản số 1776/BCT-XNK dẫn trên, các cơ quan, tổ chức xét chọn phải gửi kết quả về Bộ Công Thương muộn nhất là ngày 30 tháng 4 năm 2020, sau thời hạn này kết quả xét chọn gửi về Bộ Công Thương được coi là không hợp lệ.
Tuy nhiên, theo kiến nghị của một số cơ quan, tổ chức xét chọn, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 trong thời gian qua, việc xác minh và hoàn thiện hồ sơ của doanh nghiệp bị kéo dài, dẫn tới không đáp ứng về thời gian xét chọn theo quy định.
Vì vậy, để việc xét chọn đảm bảo chất lượng, đúng quy định và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia đầy đủ chương trình "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2019", Bộ Công Thương thông báo các Bộ, ngành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan gửi kết quả xét chọn về Bộ Công Thương (thông qua Cục Xuất nhập khẩu) chậm nhất là ngày 30 tháng 5 năm 2020.
Vinamilk mua lại 17,5 triệu cổ phiếu từ 21/5 Công ty sữa dự chi khoảng 1.900 tỷ đồng để mua lại 17,5 triệu cổ phiếu. Giá cổ phiếu VNM đã tăng gần 30% trong vòng 2 tháng qua. Vinamilk (HoSE: VNM) thông báo mua lại 17,5 triệu cổ phiếu, tương đương 1% vốn điều lệ từ 21/5 đến 20/6. Số lượng cổ phiếu quỹ trước khi thực hiện giao dịch là 310.099...