Doanh nghiệp xoay vốn trả nợ cuối năm
Nhiều doanh nghiệp đang lên kế hoạch phát hành cổ phiếu hay trái phiếu để thanh toán các khoản vay ngân hàng.
Huy động vốn trước giờ G
Ngày 29/12 sẽ là thời điểm đáo hạn khoản trái phiếu 300 tỷ đồng của CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII). Doanh nghiệp này đang triển khai đợt chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị dự kiến 500 tỷ đồng. Trong kế hoạch sử dụng vốn huy động, Công ty sẽ dành 300 tỷ đồng để thanh toán khoản nợ trên. Còn lại, CII góp vốn vào công ty con là chủ đầu tư dự án cao ốc văn phòng trên đường Điện Biên Phủ.
Lô trái phiếu sắp đáo hạn và sắp phát hành đều có kỳ hạn 3 năm. Tuy nhiên, trong khi lô trái phiếu phát hành 3 năm trước chào bán riêng lẻ, thì trái phiếu lần này sẽ phân phối rộng rãi ra công chúng. Lãi suất trái phiếu sắp chào bán áp dụng ở mức 10,3% trong năm đầu tiên và thả nổi với biên độ 4,025%/năm ở các năm tiếp theo, cao hơn lần lượt 0,3 điểm phần trăm và 0,725 điểm phần trăm so với lô trái phiếu phát hành năm 2017. Đây cũng là mức khá hấp dẫn khi so sánh với mặt bằng lãi suất trái phiếu hiện nay.
Ngoài khoản trái phiếu 300 tỷ đồng sắp đáo hạn, dư nợ trái phiếu của công ty mẹ CII đến cuối tháng 9/2020 là hơn 6.600 tỷ đồng. Theo ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc CII, doanh nghiệp này không thiếu tài sản có khả năng sinh lời, từ các bất động sản đang xây dựng đến các dự án hạ tầng trọng điểm như Dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận. Tuy nhiên, theo dự tính, phải đến cuối năm 2020 và các năm sau, dòng tiền mới chảy về, khi dự án hoàn thành hay bắt đầu thu phí. Tình thế thanh khoản hiện tại buộc CII phải tìm đến nguồn vốn nợ trên.
Cách đầy gần 5 năm, Hoàng Anh Gia Lai cũng trải qua một khoảng thời gian dài đối mặt với những khoản trái phiếu doanh nghiệp đến hạn. Hoạt động kinh doanh không thuận lợi khi giá cả hàng hóa diễn biến không thuận lợi. Đã không ít lần, các chủ nợ của Hoàng Anh Gia Lai phải tổ chức cuộc họp tìm hướng tháo gỡ, gia hạn nợ. Nhưng rồi, “cửa sáng” đến với doanh nghiệp này khi chuyển sang trồng cây ăn trái thông qua công ty con chủ lực là HAGL Agrico và sau đó là cái bắt tay hợp tác với Thaco thông qua việc sở hữu 35% vốn cổ phần.
Theo kế hoạch, giữa tháng 1/2021, các cổ đông của HAGL Agrico, trong đó có Hoàng Anh Gia Lai (sở hữu 40,83% vốn), sẽ họp bất thường thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ. Công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai nhiều khả năng không tham gia mua đợt phát hành này và phải chấp nhận giảm tỷ lệ sở hữu. Nhưng đổi lại, HAGL Agrico sẽ có vốn để trả nợ, tạo đà để tiếp tục mở rộng kinh doanh. Bài toán cân đối dòng tiền và trả nợ đã đeo bám hai doanh nghiệp này nhiều năm nay.
Tận dụng nguồn vốn rẻ
Bên cạnh những khoản huy động vốn để giảm bớt gánh nặng nợ vay, thì không ít doanh nghiệp huy động vốn để trả nợ, nhưng lại tiếp tục vay nợ nhiều hơn. Thống kê của Tạp chí Phố Wall hồi tháng 9/2020 cho thấy, nhiều công ty đang phát hành chứng khoán mới để thanh toán khoản nợ ngắn hạn. Bối cảnh đại dịch mở ra khả năng tiếp cận thị trường vốn với giá rẻ. Đồng thời, với nhiều lãnh đạo doanh nghiệp, việc giảm các khoản nợ ngắn hạn với quy định về hạn mức tín dụng sẽ mở rộng dư địa đi vay và tăng cường tính linh hoạt tài chính.
Tại Việt Nam, Gilimex, một doanh nghiệp chuyên gia công sản phẩm gia dụng cho các hãng lớn của nước ngoài, là trường hợp như vậy. Doanh nghiệp này đã huy động được 180 tỷ đồng nhờ phát hành thành công 12 triệu cổ phiếu hồi giữa năm. Sau khi dành toàn bộ số tiền để thanh toán nợ vay tại Vietcombank, tổng nợ vay ngắn hạn đến cuối quý III/2020 tăng gần 27%.
Video đang HOT
Một số doanh nghiệp khác cũng đang có kế hoạch tương tự, dự kiến huy động vốn chào bán cổ phiếu và dành một phần lớn để trả khoản tín dụng ngân hàng. Như CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (mã HVH) lên kế hoạch sử dụng 109 tỷ đồng trong tổng giá trị đợt phát hành 150 tỷ đồng để trả nợ vay ngân hàng và các tổ chức. Con số mục tiêu này thậm chí còn lớn hơn quy mô nợ phải trả của HVC đến cuối quý III/2020.
Trong kế hoạch chào bán cổ phiếu thêm 229,88 tỷ đồng của Licogi 18, hơn 57% số tiền huy động được để chi trả khoản nợ tại BIDV. Mặc dù vốn chủ sở hữu thường được coi là nguồn vốn đắt đỏ, nhưng như với kế hoạch của Licogi 18, mức trả cổ tức năm 2020 dự kiến chỉ là 5%. Tuy nhiên, lựa chọn này sẽ khiến áp lực tăng trưởng nặng nề hơn trong tương lai để bù đắp sự pha loãng cổ phiếu.
Bầu Đức và HAG có thể rút khỏi HNG?
Kết thúc đại kế hoạch tái cơ cấu HAG - HNG, các nguồn tin trên thị trường nghiêng về khả năng bầu Đức sẽ rút khỏi HNG. Hay nói cách khác, nhóm cổ đông Thaco sẽ sở hữu hoàn toàn HNG.
Hoạt động kinh doanh chính của HNG vẫn chưa đem lại lợi nhuận. Ảnh: Lê Toàn
Giao dịch của bộ đôi cổ phiếu HAG - HNG đang diễn biến tích cực khi đón nhận những tin tức về kế hoạch phát hành tăng vốn của HNG với kỳ vọng nỗ lực tái cấu trúc bước vào giai đoạn cuối, giúp cải thiện bức tranh tài chính cho cả hai doanh nghiệp sau thời gian dài thua lỗ.
HNG tiếp tục tăng vốn khủng
Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã HNG) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua quyết định hủy kế hoạch chốt danh sách vào ngày 15/12/2020 để lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chào bán cổ phiếu riêng lẻ tăng vốn điều lệ. Thay vào đó, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông vào ngày 25/12/2020 để tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường bàn phương án tăng vốn, mà theo một nguồn thạo tin sẽ diễn ra trong nửa đầu tháng 1/2021.
Thông tin chi tiết về kế hoạch tăng vốn của HNG chưa được công bố, tuy vậy, theo một số nguồn tin, trong đợt phát hành này, sẽ có cổ đông mua cổ phần của HNG để hoán đổi khoản nợ hiện nay với giá trị khoảng 7.000 tỷ đồng. Sau đợt phát hành này, sở hữu của HAG tại HNG sẽ giảm xuống còn khoảng 20%. Sau đó, số cổ phần này cũng sẽ được đối tác mua lại với tổng giá trị khoảng 4.600 tỷ đồng.
Nếu HNG phát hành tăng vốn thành công và trở thành công ty liên kết hay khoản đầu tư tài chính của HAG thì sự cải thiện kết quả kinh doanh của HNG cũng sẽ giúp báo cáo tài chính của HAG "đẹp" hơn rất nhiều.
Đối tác mua cổ phần tăng vốn của HNG nhiều khả năng chính là nhóm cổ đông đã tham gia tái cơ cấu Công ty suốt thời gian qua là tỷ phú Nguyễn Bá Dương và Công ty cổ phần Tập đoàn Ô tô Trường Hải (Thaco). Hiện nay, HNG có 2 nhóm cổ đông lớn, một là Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai sở hữu 40,83% cổ phần và nhóm liên quan đến Thaco, với sở hữu 37,17% cổ phần. Nhóm thứ 2 gồm ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Thaco, sở hữu 4,58% cổ phần, Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Trân Oanh sở hữu 4,96% cổ phần; ông Nguyễn Hùng Minh, Phó chủ tịch Thaco, sở hữu 0,99% cổ phần và Thaco trực tiếp nắm giữ 27,63% cổ phần HNG.
Tính đến 30/9/2020, báo cáo tài chính của HNG cho biết, Công ty có 12.245 tỷ đồng dư nợ vay ngắn và dài hạn, chiếm 50% nguồn vốn và gấp 1,43 lần vốn chủ sở hữu. Trong đó, có 583 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn, 2.185,8 tỷ đồng nợ vay dài hạn với Công ty cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (Thadi) và 1.918,9 tỷ đồng vay dài hạn với Thaco. Tổng dư nợ 3 khoản vay là 4.668 tỷ đồng, chiếm 38,12% nợ vay của HNG.
Ngoài Thaco, HNG cũng đang có dư nợ vay dài hạn 2.119,6 tỷ đồng với HAG, còn lại là các khoản vay ngân hàng, cá nhân và một số doanh nghiệp khác.
Đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi các khoản vay ngân hàng của HNG có xu hướng giảm thì cả hai khoản vay với HAG và nhóm Thaco đều tăng mạnh. Dư nợ vay với HAG đến cuối quý III/2020 đã tăng 3,26 lần so với đầu năm, trong khi khoản vay từ nhóm Nông nghiệp Trường Hải và Thaco đã tăng 2,94 lần.
Như vậy, HAG và nhóm Thaco đã tiếp tục đẩy mạnh cung cấp vốn cho HNG để vừa thực hiện thanh toán các khoản nợ đến hạn, đồng thời có dòng tiền tiếp tục đầu tư trong bối cảnh lợi nhuận kinh doanh thua lỗ và cấu trúc vốn phụ thuộc vào vay nợ khiến khả năng đi vay cũng như chi phí đi vay bị ảnh hưởng.
Kết thúc 9 tháng đầu năm 2020, báo cáo tài chính của HNG cho biết, Công ty đã đạt 1.766 tỷ đồng doanh thu, tăng 37,3% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận gộp theo đó cũng tăng 34%, đạt 337,9 tỷ đồng. Tuy vậy, chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí tài chính ở mức cao, trong khi doanh thu tài chính giảm mạnh đã khiến kết quả không đủ bù đắp chi phí và Công ty báo lỗ 343 tỷ đồng, trong đó phần lỗ của cổ đông Công ty mẹ là 339 tỷ đồng.
Cần lưu ý thêm là HNG đã trải qua 2 năm thua lỗ trong năm 2018 và 2019, như vậy cổ phiếu HNG đang đối diện nguy cơ bị hủy niêm yết bắt buộc do lỗ 3 năm liên tiếp nếu lợi nhuận trên báo cáo tài chính kiểm toán trong năm 2020 tiếp tục âm và doanh nghiệp buộc phải báo lãi đột biến trong quý IV/2020 nếu không muốn nhận án rời sàn.
Dù sao, kết quả lợi nhuận trong quý III/2020 của HNG vẫn được nhìn nhận là khá tích cực khi đã giảm lỗ đến 80% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó có đóng góp đáng kể từ việc chi phí tài chính giảm mạnh từ 557 tỷ đồng về 200,8 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nay, bao gồm chi phí lãi vay giảm từ 456 tỷ đồng về 291,5 tỷ đồng.
Dù vậy, có thể thấy, chi phí lãi vay vẫn đang là gánh nặng đáng kể ăn mòn lợi nhuận của HNG. Trong bối cảnh đó, nếu phương án phát hành tăng vốn thành công (dù là hoán đổi công nợ hay tăng vốn mới và lấy tiền trả nợ) đều sẽ giúp cải thiện đáng kể cơ cấu tài chính, giảm gánh nặng công nợ, giảm chi phí lãi vay và cải thiện lợi nhuận.
Khi đó, HNG có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay dễ hơn với lãi suất ưu đãi hơn hiện nay. Tuy vậy, với tiềm lực tài chính dồi dào của đối tác, HNG hoàn toàn có thể nhận được thêm nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp hơn đi vay ngân hàng.
Nếu kế hoạch phát hành tăng vốn của HNG và mua lại toàn bộ sở hữu của HAG tại HNG của nhóm cổ đông Thaco thành hiện thực thì bầu Đức và HAG sẽ chính thức rút hoàn toàn khỏi HNG.
HAG giảm mạnh nợ
Dù tỷ lệ sở hữu tại HNG đang ở mức dưới 50%, nhưng HAG vẫn đang hạch toán HNG dưới dạng công ty con và được hợp nhất vào báo cáo tài chính. Bối cảnh kinh doanh thua lỗ, nợ vay cao của HNG cũng đang ảnh hưởng đáng kể đến bức tranh tài chính, kinh doanh của HAG thời gian qua.
Do vậy, nếu HNG phát hành tăng vốn thành công và trở thành công ty liên kết hay khoản đầu tư tài chính của HAG thì sự cải thiện kết quả kinh doanh của HNG cũng sẽ giúp báo cáo tài chính của HAG "đẹp" hơn rất nhiều.
Trong trường hợp đối tác và HAG thương thảo thành công để mua lại toàn bộ/phần lớn số vốn còn lại của HAG tại HNG sau phát hành, lợi ích đầu tiên là HAG có thể ghi nhận khoản lãi từ thoái vốn. Tuy vậy, con số này sẽ không lớn, bởi lẽ giá trị đầu tư hạch toán trên báo cáo tài chính Công ty mẹ của HAG đến cuối quý III/2020 là 4.503 tỷ đồng, trong khi giá trị chuyển nhượng thương thảo theo đồn đoán ở mức 4.600 tỷ đồng (với 452,6 triệu cổ phiếu HNG mà HAG đang nắm giữ, giá trị chuyển nhượng ước tính trên mỗi cổ phiếu tương đương mệnh giá).
Lợi ích lớn nhất mà HAG có được sẽ là số tiền thu về ước tính vào khoảng 7.000 tỷ đồng (bao gồm thu hồi khoản vay hơn 2.100 tỷ đồng và chuyển nhượng cổ phần 4.600 tỷ đồng) sẽ giúp HAG giải quyết bài toán dòng tiền trả nợ, làm báo cáo tài chính sạch hơn.
Tính đến 30/9/2020, báo cáo tài chính của HAG đang có 18.539 tỷ đồng nợ vay, bao gồm 5.147 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 13.392 tỷ đồng nợ vay dài hạn, con số này bao gồm cả nợ của HNG do đang được hợp nhất vào báo cáo nhưng sẽ được loại trừ khoản cho vay nội bộ giữa HAG và HNG. Như vậy, ước tính sơ bộ sau khi thoái vốn, thu hồi nợ và không còn hợp nhất với HNG, dư nợ của HAG sẽ giảm được khoảng 10.000 tỷ đồng.
Rõ ràng, trong bối cảnh việc tăng vốn của HNG là cần thiết và sẽ đem đến kỳ vọng tích cực trong việc giải quyết khó khăn về vốn, dòng tiền và kết thúc chuỗi thua lỗ những năm qua cho cả HAG - HNG.
Tuy vậy, chặng đường hồi phục với cả hai doanh nghiệp vẫn được đánh giá còn phải đối mặt nhiều thách thức. Với HAG, đó là việc bán đi những tài sản lớn nhất đang khiến hoạt động kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp thu hẹp đáng kể và hiệu quả của những mảng kinh doanh, những công ty con còn lại cũng bị đặt dấu hỏi khi số lỗ trên báo cáo hợp nhất của HAG trong 9 tháng đầu năm nay lớn hơn khá nhiều so với số lỗ riêng của HNG.
Với riêng HNG, việc thua lỗ cũng không chỉ đơn thuần do phần chi phí tài chính, mà còn do hoạt động kinh doanh chính cũng đang chưa có lợi nhuận khi lợi nhuận gộp không đủ bù đắp các chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
Riêng trong 9 tháng đầu năm nay, trong khi lợi nhuận gộp của HNG thu về 337,9 tỷ đồng thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý lên đến 410 tỷ đồng. Năm 2019, lợi nhuận gộp là 213 tỷ đồng thì tổng 2 khoản chi phí này lên đến 770 tỷ đồng.
Vừa "ế" 800 tỷ đồng trái phiếu, Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP. HCM (CII) tiếp tục lên kế hoạch phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (Mã chứng khoán: CII - sàn HOSE) lại tiếp tục muốn huy động trái phiếu. Theo đó, CII dự kiến phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 42 tháng, trái phiếu được phát ra công chúng. Được biết, đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được...