Doanh nghiệp vượt bão Covid-19 cần chuyển đổi số nhanh nhưng phải “trúng”
Doanh nghiệp có hai giai đoạn để thực hiện chuyển đổi sang online để sống sót, trong đó, giai đoạn đầu tiên cần thực sự nhanh, linh hoạt và đúng đắn.
Vài năm trở lại đây, xu hướng tiêu dùng online ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Điều đó thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh và phân phối. Nhưng nó chưa thực sự là sức ép lớn.
Khi dịch Covid-19 xảy ra, việc đi lại và tụ tập đông người bị hạn chế. Hàng loạt doanh nghiệp trong các lĩnh vực từng tăng trưởng mạnh mẽ trước đây như bán lẻ, F&B, du lịch, hàng không… rơi vào tình trạng khó khăn chưa từng thấy.
Đặc biệt, từ ngày1/4/2020, Thủ tướng Chính Phủ ra chỉ thị cách ly toàn xã hội, các doanh nghiệp thực hiện biện pháp làm việc tại nhà. Lúc này việc ứng dụng công nghệ, chuyển sang làm việc online trở thành giải pháp duy nhất.
Chỉ có điều, những doanh nghiệp chưa “thức thời” sẽ không kịp xoay xở, hoạt động bình thường bị dừng đột ngột. Hoặc không, cũng đang loay hoay tìm giải pháp, nhìn đối thủ vượt qua đầu.
Vậy việc chuyển đổi sang online như thế nào để đúng và trúng?
Quy trình làm việc online sẽ khác với truyền thống
Ông Tuấn Nguyễn, Phó Tổng GĐ VCCorp, Giám đốc BizFly – đơn vị cung cấp các giải pháp chuyển đổi số cho rằng, những người đứng đầu doanh nghiệp cần tư duy thay đổi lại quy trình hoạt động của công ty bởi quy trình làm việc trên online sẽ khác khá nhiều so với quy trình truyền thống mà họ từng làm.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần biết những giải pháp cụ thể cũng như vấn đề nhân sự vận hành những giải pháp đó.
Một thực tế không thể phủ nhận, là có những doanh nghiệp không biết cần chuyển đổi sang online như thế nào, hoặc chưa nắm được giải pháp online nào phù hợp. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, việc chuyển đổi, linh hoạt cách thức hoạt động, sản xuất kinh doanh là vô cùng gấp. Nếu doanh nghiệp tự làm, tự mày mò rất tốn thời gian.
Lúc này, lựa chọn một đơn vị chuyên về giải pháp vận hành online sẽ có thể tháo gỡ được.
Video đang HOT
Theo Giám đốc của Bizfly, cần chia rõ ra hai giai đoạn gồm ngắn hạn và dài hạn. Trong thời gian ngắn hạn, yếu tố về tốc độ, chuyển đổi nhanh, ứng dụng ngay cần ưu tiên hàng đầu. Có thể, việc chuyển đổi sẽ không hoàn chỉnh theo như ý muốn nhưng sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc không làm gì cả, chấp nhận để doanh nghiệp sụp đổ.
Ở giai đoạn sau khi dịch Covid-19 kết thúc thì những giải pháp mang tính chất lâu dài để đảm bảo bộ máy, quy trình chặt chẽ và tối ưu hơn.
Quản lý nhân viên theo kết quả công việc
Khi chuyển sang mô hình và chế độ làm việc online nhiều hơn thì việc đưa hoạt động vào khuôn khổ không thể trong ngày 1 ngày 2. Thay vì cố quản lý nhân viên theo mức độ tự giác, ông Tuấn cho rằng, doanh nghiệp hãy chuyển sang quản lý theo kết quả công việc cuối cùng.
Có thể áp dụng phương thức quản lý khác như giao thêm việc. Bình thường khi làm việc tập trung, một nhân sự có chừng 10 việc/ngày, thì khi làm việc từ xa, có thể giao 12-15 việc/ngày. Nếu họ chỉ đạt 80-90% khối lượng đề ra thì điều đó đã đạt mức 10 việc như thông thường.
Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể áp dụng cách yêu cầu báo cáo nhanh về tiến độ công việc vào mỗi sáng sớm, cuối ngày cũng tổng kết lại kết quả triển khai. Khi mỗi ngày đều thực hiện kế hoạch đã vạch ra như vậy thì dần dần hiệu quả công việc sẽ tốt hơn.
Một vài ứng dụng như Discord được một số bên sử dụng để xem người dùng có đang ngồi máy tính hay không. Tuy nhiên, quản lý về công việc vẫn là hiệu quả nhất.
Chuyển đổi số trong “bão” Covid-19
“Doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19 cần chuyển đổi số nhanh nhưng phải đúng và trúng” – Giám đốc Bizfly nhấn mạnh – “Tôi nghĩ rằng, nếu doanh nghiệp chưa chuẩn bị sẵn sàng mà hùa theo số đông có thể sẽ nhanh chết hơn”.
Đang là giai đoạn khó khăn, nhưng nếu nhìn lại, đó cũng là một cơ hội. Một vài vị trí tuyển dụng đặc thù vốn rất ít người, lại yêu cầu như làm fulltime trong giờ hành chính nên càng khó tuyển. Trong giai đoạn làm việc từ xa, thì cơ hội tuyển dụng cao hơn.
Một công ty ở Hà Nội có thể tuyển được người ở Sài Gòn, Cà Mau, Đà Nẵng… thậm chí ở nước ngoài như Mỹ, Singapore, khi có phương thức quản lý online tốt hơn.
Nếu nhìn ở hướng tích cực, thì đây cũng là cơ hội cho người lao động cũng không cần thay đổi nơi cư trú mà vẫn có thể nhận được công việc tốt khi làm việc từ xa trong mùa dịch.
Đặc biệt, đây là cơ hội của những công ty cung cấp giải pháp chuyển đổi số như Bizfly. Ông Tuấn Nguyễn cho biết, ngoài Chatbot, Bizfly đã xây dựng các ứng dụng về khai thác quản lý dữ liệu khách hàng như CRM hay các ứng dụng marketing tự động như email automation…
Theo đó, nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng doanh thu bởi dịch Covid-19 có thể mở CRM để phân tích, khai thác khách hàng trước đây, duy trì mối quan hệ với họ và gia tăng sức mua của khách hàng cũ, giữ doanh thu ổn định.
Đồng thời với các quy trình tự động được thiết lập, sẽ giúp doanh nghiệp cắt giảm được các chi phí về nhân sự đáng kể, đồng thời nâng cao được năng lực cũng như chất lượng phục vụ.
“Việc tìm kiếm giải pháp chuyển đổi online là xu thế và việc tận dụng thời cơ trong nguy cơ dịch Covid-19 sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại cách vận hành bộ máy, cũng như tìm kiếm giải pháp mới để nâng cao năng suất làm của công ty, ít nhất là trong giai đoạn ngắn hạn đầu tiên duy trì hoạt động” – Ông Tuấn khẳng định.
Hoàng Linh
Huy động 50 triệu USD chỉ trong 2 ngày, thoả thuận qua ứng dụng họp online ngay giữa đại dịch Covid-19, CEO 20 tuổi đã làm thế nào?
Zhao chia sẻ: "Thực ra thì chúng tôi không cần 50 triệu USD này để sống sót qua đại dịch".
Notion là một startup công nghệ vận hành nền tảng cho phép người dùng tạo các mạng cơ sở dữ liệu và tài liệu liên kết với nhau, giúp việc theo dõi và quản lý công việc thuận lợi hơn. Với ứng dụng này, người sử dụng có thể tạo một bộ phần mềm trực tuyến kết hợp các loại tài liệu, quản lý tác vụ và tùy chỉnh mà không cần kỹ năng chuyên môn.
Khi đại dịch Covid-19 buộc thế giới phải làm việc tại nhà, Notion đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội và hành động. Dưới sự chỉ đạo của CEO trẻ tuổi Ivan Zhao, Notion khẩn trương bổ sung một loạt các tính năng mới cho người dùng đang phải làm việc từ xa như khả năng xem các ghi chú được nhập trong thời gian thực. Kết quả là việc sử dụng ứng dụng của Notion đã tăng gấp ba ở Trung Quốc và tăng gấp đôi ở Ý, Hàn Quốc.
Với Notion, quản lý tác vụ sẽ đơn giản và dễ theo dõi hơn rất nhiều.
Zhao cùng Akshay Kothari, COO của công ty cũng vừa đưa ra quyết định gây sốc trong giới khởi nghiệp khi thực hiện một vòng gọi vốn mới, ngay giữa đại dịch! Chỉ trong hai ngày, Notion đã được rót 50 triệu USD, qua đó nâng mức định giá lên 2 tỷ USD. Thỏa thuận giữa hai bên được thực hiện qua các cuộc họp trực tuyến bằng ứng dụng Zoom, bao gồm mục tiêu và kế hoạch kinh doanh sắp tới của Notion.
Zhao chia sẻ: "Thực ra thì chúng tôi không cần 50 triệu USD này để sống sót qua đại dịch. Nếu mất một nửa công việc kinh doanh hiện tại thì chúng tôi vẫn ổn nhờ lợi nhuận đã thu được. Việc huy động vốn ở thời điểm hiện tại mang tính nhận thức nhiều hơn. Rất nhiều công ty đang sa thải hàng loạt vì không cầm cự được. Khách hàng của chúng tôi tất nhiên muốn một công ty ổn định và tồn tại lâu dài. Khoản đầu tư trên giúp họ có thể yên tâm về Notion vì nguồn lực tài chính có thể giúp chúng tôi tồn tại trong thời gian dài".
Khi thành lập năm 2016, Notion nhận khoản đầu tư đầu tiên trị giá 2 triệu USD. Đến giữa năm 2019, họ mới huy động vốn lần tiếp theo và nhận 10 triệu USD, nâng mức định giá lên 800 triệu USD. Đó là một bước nhảy vọt về định giá của Notion.
Thời gian đầu ra mắt, Notion từng gặp vấn đề với sản phẩm và phải sa thải phần lớn nhân viên. Đó là một bài học thấm thía với Zhao.
Từ đó, anh hình thành triết lý: Duy trì quy mô vừa phải và nhanh nhạy để phản ứng với sự thay đổi hơn là cố gắng dự đoán tương lai. Ví dụ, nhóm của Notion chỉ mất khoảng một tuần để tung ra hàng loạt các tính năng làm việc từ xa vào tháng trước. Theo Zhao, sự nhanh nhẹn này chính là bí quyết giúp Notion huy động được 50 triệu USD trong bối cảnh hiện tại.
Trọng tâm trước mắt của Zhao là tuyển dụng, đặc biệt là đội ngũ bán hàng. Notion hiện có 30 nhân viên và con số đó dự kiến sẽ tăng thêm trong thời gian tới để đáp ứng sự mở rộng của công ty. Zhao cho biết họ sẵn sàng chiêu mộ nhân viên từ các startup khác ở Thung lũng Silicon, những người buộc phải nghỉ việc do đại dịch Covid-19 để hỗ trợ họ vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt.
Tính đến ngày 3/4, thế giới đã ghi nhận hơn 1 triệu người mắc bệnh và gần 53.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ đang dẫn đầu về số trường hợp dương tính với 244.190 người. Các biện pháp nghiêm ngặt của chính phủ nước này đã buộc khoảng 262 triệu người (tương đương 80% dân số) phải làm việc tại nhà.
Duni
Đây là lúc nhiều công ty ước: Giá như đã chuyển đổi online sớm hơn Chuyển đổi online không chỉ là một lợi thế, mà còn là một yêu cầu bắt buộc để các công ty có thể duy trì hoạt động bất chấp "nghịch cảnh" Covid-19. Là một người từng làm việc lâu năm trong lĩnh vực kỹ nghệ phần mềm (software engineering), từ nhiều năm trước tôi đã nhận ra một sự thật không mấy dễ...