Doanh nghiệp Việt Nam Hàn Quốc có thể hợp tác nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đã triển khai thử nghiệm 5G và sẽ thương mại hóa 5G vào năm 2020. Bộ TT&TT mong muốn các doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc cùng phối hợp với nhau để nghiên cứu sản xuất thiết bị và phát triển ứng dụng 5G
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tiếp ông Park Noh-wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam.
Tin từ Bộ TT&TT cho hay, ngày 27/2/2020, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi tiếp ông Park Noh-wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, Đại sứ Park Noh-wan nhận định, mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc trong những năm qua đã phát triển hết sức tốt đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực TT&TT thể hiện qua các hoạt động về tư vấn chính sách, đào tạo chuyên gia về An toàn thông tin, thành lập các Trung tâm hợp tác CNTT Việt – Hàn tại Hà Nội và TPHCM, đặc biệt là việc nhiều doanh nghiệp ICT Hàn Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam như Samsung, Lotte…
Liên quan đến mạng di động 5G, Đại sứ Park Noh-wan cho biết, Hàn Quốc đi đầu thế giới về triển khai thương mại mạng di động 5G trong năm 2019 với tổng thuê bao 5G đạt 5 triệu vào thời điểm hiện nay và dự kiến tăng lên 10 triệu thuê bao vào cuối năm 2020. Phía Hàn Quốc mong muốn được nghe những thông tin và chuẩn bị của Việt Nam liên quan đến thương mại hóa 5G. Đại sứ mong muốn Bộ TT&TT Việt Nam tạo điều kiện cho Korea Telecom (KT) hợp tác với các doanh nghiệp di động Việt Nam cùng triển khai 5G.
Đối với sự kiện viễn thông lớn nhất thế giới ITU Digital World sẽ được tổ chức tại Việt Nam vào tháng 9/2020, Đại sứ Hàn Quốc cho biết Đại sứ quán và Bộ KHCN-TTTT Hàn Quốc sẵn sàng phối hợp với Bộ TT&TT Việt Nam mời các doanh nghiệp ICT Hàn Quốc cùng tham gia và tổ chức một số chương trình trong khuôn khổ sự kiện lớn này.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chụp ảnh lưu niệm với Đại sứ Park Noh-wan và các thành viên trong đoàn
Chia sẻ quan điểm của Đại sứ Park Noh-wan, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng hợp tác giữa Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực ICT trong thời gian qua thực sự nổi bật. Chính phủ và Bộ TT&TT Việt Nam hoan nghênh, ủng hộ bước chuyển tích cực của phía Hàn Quốc trong quá trình đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực ICT, dịch chuyển từ lắp ráp, gia công sang nghiên cứu và phát triển, thể hiện qua sự khởi công sắp tới của Trung tâm nghiên cứu và phát triển Samsung tại Việt Nam. Bộ TT&TT cam kết thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc trong những lĩnh vực này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước chỉ bền vững khi đó là quan hệ hai chiều: Hàn Quốc đầu tư, xuất khẩu sang Việt Nam và Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang Hàn Quốc. Bộ trưởng đề xuất cần tổ chức các hội thảo, diễn đàn để doanh nghiệp ICT Việt Nam giới thiệu các sản phẩm của mình tại Hàn Quốc. Hiện nay, một số sản phẩm ICT đã được thương mại hóa của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Nhật Bản nhưng tại Hàn Quốc sự hiện diện này còn khiêm tốn.
Liên quan đến mạng di động 5G, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho biết, Việt Nam đã triển khai thử nghiệm 5G năm 2019 và sẽ thương mại hóa 5G vào năm 2020. Bộ TT&TT mong muốn các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G Việt Nam – Hàn Quốc cùng phối hợp với nhau. Hai hãng KT, SK của Hàn Quốc có thể hợp tác với các doanh nghiệp di động Việt Nam phát triển ứng dụng mới trên nền tảng 5G.
Về việc tham gia sự kiện ITU Digital World, người đứng đầu ngành TT&TT cho biết, Bộ TT&TT đã gửi thư mời Bộ KHCN-TTTT và một số doanh nghiệp ICT Hàn Quốc tham gia và mong muốn Chính phủ Hàn Quốc có một gian triển lãm quốc gia tại sự kiện.
Trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Bộ TT&TT sẵn sàng cấp học bổng cho sinh viên Hàn Quốc sang Việt Nam học ICT tại Học viện Công nghệ BCVT (học bằng tiếng Anh). Học bổng này được cấp cho các quốc gia đối tác gần gũi của Việt Nam.
Theo ITC News
Băng tần - "mỏ vàng" cần nhanh "đánh thức"...
Băng tần 2.6GHz đã được các doanh nghiệp viễn thông kiến nghị cấp phép bổ sung từ năm 2018.
Khi đó, các nhà mạng cho rằng, băng tần 1.800MHz dùng chung với mạng 2G đang quá tải ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và tốc độ mạng Internet di động tại Việt Nam. Bằng chứng là: tốc độ trung bình của mạng 4G tại Việt Nam chỉ xếp thứ 75 trên thế giới.
"Ích nước - lợi nhà"
Nếu đưa được băng tần 2.6GHz vào khai thác, rõ ràng là "ích nước - lợi nhà".
Thứ nhất, các nhà mạng có thêm băng tần để triển khai mở rộng mạng lưới, dịch vụ 4G, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố tập trung nhiều thuê bao 4G với nhu cầu sử dụng dữ liệu (data) ngày càng tăng. Doanh nghiệp mở rộng được dịch vụ và nâng cao được chất lượng dịch vụ thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng thúc đẩy tăng doanh thu, nguồn thu ngân sách từ thuế đối với các nhà mạng cũng tăng theo.
Thứ hai, tần số 2.6GHz cũng giúp bảo đảm tuyến thông tin liên lạc qua mạng 4G trong hoạt động an ninh, quốc phòng được bảo đảm và tăng cường.
Thứ ba, đấu giá băng tần 2.6GHz bổ sung cho mạng 4G và các băng tần khác trong đó có băng tần để triển khai 5G cũng giúp Nhà nước thu về khoản tiền không nhỏ qua phí thương quyền.
Thứ tư, đấu giá thì "ích nước - lợi nhà", không đấu giá thì tần số vô tuyến điện là một thứ tài sản vô hình "nằm yên bất động", không phát huy được tài nguyên, mà cũng mất các nguồn thu, đặc biệt là thị trường thông tin di động bị kìm hãm vì thiếu băng tần.
Trên thực tế, băng tần 2.6GHz đã được các nhà mạng "tia" từ năm 2016 trước khi giấy phép triển khai 4G được cấp cho họ. Đến năm 2018, nhà mạng bắt đầu "kêu" và kiến nghị đẩy nhanh việc cấp phép băng tần 2.6GHz. Cho tới năm 2019, vấn đề đã thấu tới Chính phủ, và trong Nghị quyết 02 ban hành ngày 1/1/2020, vấn đề giải quyết triệt để các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép bổ băng tần 2.6GHz để triển khai mạng 4G đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Thông tin và truyền thông.
Hiện thực hóa giá trị tài nguyên
Băng tần 2.6GHz được cho rằng giúp nhà mạng giải quyết khó khăn về băng thông triển khai dịch vụ 4G trong thời điểm hiện nay. Khi chưa được "đánh thức", băng tần này chỉ là một tài sản vô hình bất động. Sau khi được "đánh thức" và đưa vào khai thác, băng tần này mới thể hiện được giá trị và hiện thực hóa giá trị đo được bằng tiền.
Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại cuộc họp Giao ban Quản lý Nhà nước về Thông tin và Truyền thông tháng 2/2020, việc đấu giá tần số 2.6GHz có thể mang về cho ngân sách Nhà nước khoảng 6.000 tỉ đồng, nếu đưa vào đấu giá được cả những băng tần khác thì số tiền thu về cho ngân sách có thể đạt 8.000 tỉ đồng hoặc còn có thể lên tới 10.000 tỉ đồng.
Những con số trên là rất lớn, nhưng thực sự là không phải quá lớn đối với giá trị các băng tần mang lại, hoặc ngay cả so với số tiền thu về trong đấu giá từ các quốc gia.
Đơn cử mới đây, Thái Lan triển khai đấu giá tần số cho mạng 5G với thời hạn 10 năm, đã thu về khoảng 3,2 tỉ USD.
Nhiều năm về trước, Anh quốc triển khai đấu giá băng tần cho mạng 4G, cũng thu về được cho quốc khố 3,3 tỉ USD, và còn bị xem là thất thu so với mức tính toán ban đầu là trên 5 tỉ USD.
Tại Việt Nam, thời kì đấu giá băng tần 3G, phí thương quyền thu về được cho là khoảng 150 triệu USD, được thu rải trong nhiều năm.
Tiền thu về từ phí thương quyền hay thuế chỉ là một phần. Điều quan trọng hơn là đưa băng tần - một loại tài sản vô hình không thể hiện được giá trị và giá cả - vào khai thác kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế, từ đó mang lại thêm những nguồn thu, lợi ích khác cho cả người dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.
Ở một góc nhìn rộng hơn, các nghiên cứu cho rằng 5G trong những năm tới với các dịch vụ sáng tạo được đưa vào thị trường sẽ thúc đẩy GDP khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng 0,8%, tương ứng với khoảng 217 tỉ USD.
Các đô thị thông minh cần mạng lưới kết nối "Internet vạn vật" (IoT) trên nền tảng công nghệ 5G. Không có 5G sẽ khó có thể bước vào kỉ nguyên IoT, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI)...
Sau băng tần 2.6GHz nhằm giải quyết nhu cầu phát triển dịch vụ của các nhà mạng, phía trước còn một lộ trình cho việc triển khai 5G tại Việt Nam, rồi cũng sẽ đụng tới việc cấp giấy phép triển khai chính thức dịch vụ 5G, đấu thầu băng tần.v.v... Quá trình này cũng rất cần thúc đẩy giải quyết nhanh về mặt thủ tục để doanh nghiệp sớm triển khai công nghệ 5G vào phục vụ nền kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.
Năm 2020 này sẽ là năm bản lề trong việc triển khai mạnh mẽ mạng 5G trên thế giới và Việt Nam cũng trong cuộc chơi đó không thể chậm trễ. Những giá trị 5G đem lại đã được đề cập đến rất nhiều, tuy nhiên hầu hết là nghiên cứu, dự báo, dự đoán. Song việc "đánh thức" các băng tần để triển khai 4G, 5G thì không hề chỉ là nghiên cứu hay dự báo, mà hoàn toàn có thể hiện thực hóa thành tiền cho nhiều bên.
Theo VN Review
'Chuyển đổi số là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới' Trong bài viết 'Chuyển đổi số - Hướng đi tất yếu của doanh nghiệp', ông Lâm Việt Tùng, Chuyên gia tư vấn CNTT-Viễn thông cho Vodafone Ziggo (Hà Lan) nhấn mạnh, chuyển đổi số là thách thức nhưng là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại trong 10 năm tới. Năm 2020 đã được xác định là năm chuyển...