Doanh nghiệp vận hành chuỗi cầm đồ F88 lãi chưa đến 3 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2020
Công ty CP Kinh doanh F88 lãi sau thuế đạt 2,7 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020, kém xa mục tiêu lợi nhuận đạt 377 tỷ trong cả năm nay.
Chuỗi cầm đồ F88 lãi nửa năm chưa tới 3 tỷ đồng
Công ty cổ phần Kinh doanh F88 – đơn vị vận hành chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 vừa công bố thông tin tình hình tài chính tóm tắt 6 tháng đầu năm 2020.
Các kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần Kinh doanh F88 đi xuống so với cùng kỳ.
Trong nửa đầu năm 2020, doanh nghiệp này có tổng tài sản là 816 tỷ đồng, tăng 60% so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu ở mức 359,5 tỷ đồng, tăng trưởng 57%.
Tuy nhiên, Công ty đang vận hành chuỗi cửa hàng cầm đồ F88 này báo lãi sau thuế 2,7 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong nửa đầu năm nay đạt chưa tới 1%.
Kết quả trên còn cách xa mục tiêu lợi nhuận đạt 377 tỷ đồng (năm 2020) và 815 tỷ đồng (2021), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trên 40% từng được Công ty cổ phần Kinh doanh F88 đặt ra trong bản thông tin phát hành trái phiếu giữa năm 2019.
Có thể thấy, những diễn biến khó lường của dịch Covid-19 đang khiến chuỗi cầm đồ F88 sẽ phải đối mặt với không ít thách thức.
Vào tháng 9/2019, quy mô của chuỗi cầm đồ F88 lên đến 200 cửa hàng.
Dòng vốn đầu tư dồn dập đổ về chuỗi cầm đồ F88 giữa đại dịch Covid-19
Video đang HOT
Được biết, chuỗi cầm đồ F88 được vận hành bởi Công ty cổ phần Kinh doanh F88. Chuỗi này bắt đầu phát triển mạnh trên thị trường từ năm 2017, sau khi công ty mẹ – Công ty Cổ phần Đầu tư F88 được rót vốn từ hai quỹ tài chính Mekong Capital và Granite Oak.
Quy mô của chuỗi cầm đồ F88 từ mức vài chục cửa hàng những năm đầu tiên đã nhanh chóng tăng lên 200 tại 29 tỉnh, thành phố lớn với đội ngũ kinh doanh gần 1.000 người ở thời điểm tháng 9/2020.
Về mô hình kinh doanh, F88 chỉ cho vay thế chấp tài sản và không cho vay tín chấp. Các sản phẩm bao gồm: vay thế chấp xe máy, ô tô, đăng kí xe máy, đăng kí xe ô tô, điện thoại, laptop, trang sức…
Mới đây, Công ty cũng mở rộng danh mục sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cho khách hàng, liên kết cùng với Mirae Asset Prévoir.
Đáng chú ý, từ giữa năm 2019 đến giai đoạn đại dịch Covid-19 ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 vẫn đang tiếp tục huy động thêm vốn từ nhà đầu tư.
Ông Phùng Anh Tuấn, người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư F88 và Công ty Cổ phần Kinh doanh F88.
Vào tháng 8/2019, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 huy động được 100 tỷ đồng trái phiếu từ 39 nhà đầu tư. Trong đó có 2 nhà đầu tư tổ chức, 36 nhà đầu tư cá nhân trong nước và 1 nhà đầu tư nước ngoài.
Lô trái phiếu này có kỳ hạn 2 năm. Lãi suất áp dụng cho năm đầu tiên là 12,3%/năm và 13%/năm cho năm thứ 2.
Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu chính là 10,51 triệu Ngày 11/6/2020, chuỗi cầm đồ này đã hoàn tất đợt phát hành trái phiếu lần thứ 3 với tổng giá trị 108 tỷ đồng.
Đây là đợt phát hành cuối cùng trong gói huy động trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng được doanh nghiệp này công bố hồi đầu năm nay – trước đó đã phát hành 2 đợt với trị giá lần lượt 49 tỷ đồng và 43 tỷ đồng.
Trái phiếu của đợt phát hành này là loại không chuyển đổi, không có tài sản đảm bảo, có kỳ hạn 1 năm với lãi suất thực tế 12,5%/năm. Các trái chủ được nhận trái tức 3 tháng/lần.
Ngoài ra, trên trang chủ của Công ty cổ phần Kinh doanh F88, doanh nghiệp này cho biết vừa thu về lần lượt 73,86 tỷ đồng và 50 tỷ đồng trái phiếu với mã trái phiếu tương ứng là F88-BOND 20.01 và F88-BOND 20.02.
Lãi suất áp dụng cho trái phiếu cố định ở mức 12,5%/năm, trái chủ nhận được trái tức định kỳ 3 tháng/lần.
Như vậy, từ tháng 8/2019 đến nay, Công ty cổ phần Kinh doanh F88 đã thu về tổng cộng 423,86 tỷ đồng qua kênh trái phiếu nhằm gia tăng nguồn vốn.
Dòng tiền sẽ phân hóa và tập trung vào nhóm cổ phiếu có câu chuyện tích cực
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, kỳ vọng dòng tiền sẽ phân hóa và tập trung vào nhóm cổ phiếu có câu chuyện thật sự tích cực.
Ảnh: Quý Hòa.
Trong bối cảnh COVID-19, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu 2020 xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Việt Nam được IMF và WB dự báo tăng trưởng GDP lần lượt là 2,7% và 2,8% cho năm 2020. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, với khả năng dịch COVID-19 tái bùng phát tại Việt Nam (thực tế đã bùng phát tại nhiều nước trên thế giới), sẽ khó khăn hơn để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nêu trên.
Đối với triển vọng năm 2020, theo dự phóng của Mirae Asset, khối doanh nghiệp phi ngân hàng dự báo doanh thu giảm 2,4% so với năm 2019 và lãi sau thuế giảm 13% so với năm trước. Trong khi đó, khối ngân hàng được dự phóng tăng trưởng 4,9% lãi sau thuế trong năm 2020.
Sau giai đoạn khó khăn vì COVID-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ, cùng chiều tăng chứng khoán thế giới với nhiều mã có sự phục hồi ấn tượng từ 30-50% so với vùng đáy năm 2020 được xác lập hồi tháng 3.2020.
Tuy nhiên, đợt tái nhiễm cộng đồng lần thứ 2 của COVID-19 đã kéo VN-Index có những đợt giảm mạnh tiếp tục. Mirae Asset kỳ vọng, dòng tiền sẽ phân hóa và tập trung vào nhóm cổ phiếu có câu chuyện thật sự tích cực, vẫn duy trì được câu chuyện tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận khả quan năm 2020 hoặc có nền tảng cơ bản tốt, kỳ vọng sẽ tiếp tục hồi phục tích cực, thu hút dòng tiền đầu tư nửa cuối năm 2020.
Cổ phiếu cơ bản lên ngôi?
Trong ngành bán lẻ, Mirae Asset đánh giá tích cực đối với tiềm năng của Công ty Cổ phần Thế Giới Số (HOSE: DGW).
Trong 6 tháng năm 2020, doanh thu và lãi ròng Thế Giới Số đạt 4.894 tỉ và 93 tỉ đồng, lần lượt tăng 45% và 55% so với cùng kỳ nhờ sự tăng trưởng ở tất cả các mảng: Máy tính xách tay và máy tính bảng, mảng điện thoại di động với động lực từ tăng trưởng Xiaomi với thị phần trên 10% và 2 mảng thiết bị văn phòng và hàng tiêu dùng.
Năm 2020, Mirae Asset dự báo doanh thu và lãi ròng của Thế Giới Số lần lượt đạt 11.345 tỉ đồng và 236 tỉ đồng, tăng 34% và 45% cùng kỳ. Dự báo này được đưa ra dựa trên kỳ vọng mảng điện thoại di động Xiaomi tiếp tục gia tăng thị phần kỳ vọng sức tăng trưởng khoảng 20% doanh thu nhờ phân khúc trung bình thấp, phù hợp thị trường.
Việc thêm vào đối tác mới Unilever sẽ giúp mảng hàng tiêu dùng năm 2020 bứt phá, mặc dù giá trị chung có thể chưa nhiều. Biên lợi nhuận ròng kỳ vọng năm 2020 có thể chỉ tăng lên mức 1,96% so với mức 1,9% năm 2019 và phần doanh thu mới đóng góp từ nhãn hàng Apple sẽ tăng doanh thu trong nửa cuối năm 2020 trở đi.
EPS forward năm 2020 ước đạt 5.488 đồng/cổ phiếu, tương ứng mức P/E forward năm 2020 ở mức 7,1 lần. Đây là mức P/E quanh vùng rất thấp kể từ khi chào sàn của Thế Giới Số. Với kỳ vọng năm 2020 tăng trưởng tích cực cùng với mức P/E hấp dẫn. Mirae Asset đánh giá tích cực cho Thế Giới Số. Điểm đáng lưu ý là xu hướng giá của DGW dịch chuyển trong biên độ rất lớn, tạo rủi ro không nhỏ cho nhà đầu tư ngắn hạn.
Đối với ngành công nghệ thông tin, Mirae Asset đánh giá cao triển vọng dài hạn của Công ty Cổ phần FPT (HOSE: FPT).
Trong 6 tháng 2020, doanh thu thuần và lãi ròng của FPT lần lượt đạt 13.611 tỉ đồng và 2.201 tỉ đồng, tăng lần lượt 9% và 13,5% so với cùng kỳ 2019.
Cả 2 mảng chính của FPT là mảng phần mềm và viễn thông kỳ vọng vẫn duy trì động lực tăng trưởng nhờ vào nhu cầu số hóa và tìm kiếm các giải pháp phần mềm gia tăng. Thêm vào đó, FPT có lợi thế của nguồn lao động chi phí thấp so với các đối thủ từ Ấn Độ và Trung Quốc.
Đồng thời, việc tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số phù hợp với chiến lược toàn cầu hóa trong 5 năm tới của FPT sẽ giúp biên lợi nhuận của FPT mạnh mẽ. Nhu cầu sử dụng internet của hộ gia đình và cá nhân gia tăng trong bối cảnh dịch COVID-19 cùng với đầu tư vào hạ tầng viễn thông giúp FPT mở rộng được vùng phủ sóng, phát triển thuê bao mới.
Mirae Asset dự báo doanh thu và lãi sau thuế của FPT ở mức 31.320 tỉ đồng và 4.654 tỉ đồng, tương ứng tăng trưởng 13% và 19% so với năm 2019. Biên lợi nhuận gộp được kỳ vọng cải thiện lên 38,7% vào năm 2020 từ 38,5% vào năm 2019, nhờ vào Công ty tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số, có tỉ suất lợi nhuận cao hơn so với các dịch vụ công nghệ thông tin truyền thống.
Mirae Asset đánh giá triển vọng FPT tích cực trong dài hạn với EPS 2020 dự phóng đạt 4.749 đồng/cổ phiếu, tương ứng với mức P/E 2020 là 9,4x, xấp xỉ gần bằng mức P/E trung bình 5 năm là 9,9x.
Cơ hội của dòng tiền lỏng TTCK Việt Nam khép lại tháng 4/2020 với một cái kết đẹp khi VN-Index tăng nhẹ, lên mức 770 điểm. Trong tháng, hàng loạt cổ phiếu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, bất động sản khu công nghiệp tăng mạnh. Tương tự, ở nhóm cổ phiếu dự kiến có câu chuyện thoái vốn Nhà nước như nhóm hoá chất Vinachem, nhiều mã...