Doanh nghiệp ứng phó với đại dịch COVID-19 – Bài 1: Chuyển đổi để thích nghi
Dịch COVID-19 như một “cơn bão” bất ngờ ập đến, ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống, kinh tế – xa hôi. Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói chung, TP Hồ Chí Minh nói riêng đang bị tác động rất lớn, nhất là đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Để tồn tại, duy trì hoạt động sản xuất đồng thời đáp ứng nhu cầu hàng hóa, sản phẩm phục vụ cho phòng chống dịch, nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã và đang nhanh chóng chuyển đổi mô hình, tổ chức lại sản xuất, kinh doanh nhằm thích ứng với thực tế.
Mong manh “ sức khỏe” doanh nghiệp
Nhiều nhà hàng, tiệm ăn trên đường Lê Quý Đôn (quận 3) chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN
Theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, với kết quả tổng hợp ban đầu cho thấy, có đến 73% số doanh nghiệp cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nặng do tác động của dịch bệnh; trong đó, có 22% doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc tạm đóng cửa, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ 50 – 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch.
Chịu tác động mạnh nhất là nhóm doanh nghiệp ngành vận tải, logistics, dịch vụ, du lịch, nhà hàng, trung tâm thương mại, vui chơi giải trí. Sau đó là nhóm dệt may, giày da… do thiếu nguyên liệu đầu vào và hủy các đơn hàng dệt may mới từ các nước như châu Âu, Hoa Ky…
Theo ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh, trong quý I/2020, do còn tích lũy từ năm 2019 chuyển qua nên tuy có thu hẹp dần quy mô nhưng các doanh nghiệp vẫn còn cầm cự và duy trì sản xuất. Nhưng theo dự báo sang quý II, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn rất nhiều do các nguồn lực nội tại và dự trữ đã cạn kiệt, thị trường cả đầu vào lẫn đầu ra đều khó khăn, tiền vốn cạn.
“Dự báo số doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất hoặc phá sản sẽ tăng cao khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn thì do tính hội nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu nay bị bế quan tỏa cảng sẽ gặp nhiều khó khăn, số doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất sẽ tăng nhanh”, ông Chu Tiến Dũng phân tích.
Video đang HOT
Ngành dệt may là một trong những ngành sử dụng lao động nhiều, nên đối với diễn biến thị trường nhiều doanh nghiệp cũng lúng túng; trong đó có vấn đề lao động.
Thị trường bất động sản cả nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, nhiều cổ phiếu bất động sản bị giảm sàn, nằm sàn, tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị bán hàng đều bị hủy bỏ. Thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng (condotel) và thị trường bất động sản cho thuê bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là tình trạng các mặt bằng cho thuê tại khối đế các tòa nhà cao tầng và nhiều mặt bằng nhà phố cho thuê bị nhiều khách thuê trả lại…
Theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Cấp cao, Trưởng Bộ phận Định giá – nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển Công ty CBRE Việt Nam, tại TP Hồ Chí Minh, bán lẻ là một trong những mảng bị ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch COVID-19. Trong quý I/2020, doanh thu bán lẻ của ngành hàng dịch vụ lưu trú ăn uống và lữ hành lần lượt giảm 9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Linh hoạt trong sản xuất, kinh doanh
Trước những tác động bất ngờ của dịch COVID-19, một số doanh nghiệp tìm thấy cơ hội nhỏ ngắn hạn là chuyển sang sản xuất các nhu yếu phẩm thiết yếu và các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay, đồ bảo hộ… Qua đó, doanh nghiệp đã nhanh chóng chuyển đổi sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu người dân, có khả năng xuất khẩu.
Công ty TNHH Dệt may Trung Quy là đơn vị chuyên sản xuất vải thun cung cấp cho các doanh nghiệp tại Hoa Ky. Từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Trung Quốc và Hoa Ky, số đơn hàng của doanh nghiệp đã giảm tới 30%, trong khi những tháng tiếp theo chưa có đơn hàng nào.
Trước tình hình đó, doanh nghiệp đã chủ động chuyển đổi từ sản xuất vải thun qua vải kháng khuẩn phục vụ nhu cầu may khẩu trang vải phòng dịch. Thời gian đầu, doanh nghiệp sản xuất từ 3 -5 tấn vải/ngày, đến nay đã tăng công suất lên 15 tấn vải/ngày.
Ông Trần Văn Quy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Dệt may Trung Quy cho biết, công ty sử dụng nguyên liệu là chất kháng khuẩn nhập từ Hoa Ky, qua quá trình xử lý chất liệu vải có thể đảm bảo kháng khuẩn ở cả 2 mặt khẩu trang. Với nguồn nguyên liệu ổn định từ các nhà máy sản xuất sợi của Hàn Quốc, Trung Quốc đặt tại Việt Nam nên doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất vải kháng khuẩn số lượng lớn. Doanh nghiệp cũng liên kết với một đơn vị chuyên cắt may để sản xuất ra khẩu trang vải kháng khuẩn thành phẩm.
Trường hợp như công ty Trung Quy không phải hiếm, theo Hội Dệt may Thêu đan TP Hồ Chí Minh, có tới hơn 50% doanh nghiệp dệt may trong Hội chuyển sang sản xuất khẩu trang và đồ dùng y tế như giải pháp tình thế để tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ông Nguyễn Anh Đức, Phó Tổng Giám đốc thường trực Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) cho biết, sau khi kịp thời đưa ra thị trường hơn 5 triệu khẩu trang y tế thương hiệu Co.op Select – là nguồn dự trữ của Saigon Co.op và các đối tác, đến nay, Saigon Co.op vẫn đều đặn đưa ra thị trường khẩu trang để giúp người dân trang bị cá nhân chống dịch bệnh; trong đó có ưu tiên phân phối khẩu trang y tế cho các cơ quan đơn vị chuyên môn tiếp xúc với người dân, khách hàng…
Tương tự, nhóm phát triển sản phẩm MM Mega Market Việt Nam kết hợp với Công ty cổ phần May Thắng Lợi cho ra đời bộ sản phẩm với cấu tạo gồm khẩu trang và miếng lót có thể thay thế từ vải không dệt tẩm dung dịch nano thảo mộc; đồng thời có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần. Hiện tại, nhà cung cấp có thể đáp ứng lượng đặt hàng 70.000 bộ/tháng, đảm bảo đủ lượng cung ra thị trường.
Nhiều doanh nghiệp đã kịp thời nắm bắt diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và thích nghi với biến động thị trường. Đặc biệt, những doanh nghiệp nào đã thực hiện chủ trương tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong nhiều năm qua càng có lợi thế phát triển bền vững và vẫn đảm bảo được nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất.
Ông Hồ Quỳnh Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Điện Quang cho biết, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, Điện Quang đã chuẩn bị những phương án dự phòng, tìm kiếm thêm nguồn nguyên liệu thay thế cùng loại từ nhiều thị trường khác nhau trong và ngoài nước. Mặc dù, các nguồn nguyên liệu mới có thể tăng giá từ 5 – 10%, có nơi lên đến 20%, có thể ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm cũng như kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, song công ty chấp nhận để duy trì hoạt động sản xuất, đáp ứng kịp các đơn hàng để cung cấp cho thị trường. Ngoài ra, Điện Quang đã có chủ trương khai thác yếu tố kinh tế tuần hoàn như xây dựng các bộ sản phẩm tuần hoàn và tuần hoàn nguyên vật liệu, thu hồi sản phẩm và tái xử lý vật tư từ các công trình.
Phát huy kênh thương mại điện tử
Khách hàng thanh toán qua QR Code tại siêu thị. Ảnh: H.Y/Báo Tin tức
Trong cuộc “chạy đua” bán hàng tận nhà, ứng phó với tình hình dịch bệnh hiện nay, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ cũng không ngừng nỗ lực giữ vững vị thế và mở rộng kênh mua sắm trực tuyến bằng giải pháp cam kết giá bình ổn và giao nhanh trong ngày; trong đó có ngành hàng thực phẩm, đồ uống.
Theo đó, hơn 800 điểm bán của Saigon Co.op bao gồm Co.opmart, Co.opmart SCA, Co.opXtra, Co.op Food, Finelife, Co.op Smile đã tăng cường đặt hàng và giao hàng qua điện thoại kể từ ngày 16/3 vừa qua. Khách hàng chỉ cần chọn lựa theo danh mục và liên hệ siêu thị (gọi điện trực tiếp hoặc chụp hình gửi qua zalo, viber, tin nhắn…) theo số điện thoại trên phiếu đặt hàng, hàng sẽ được giao tới nhà.
Tương tự, trước diễn biến mới của dịch COVID-19, toàn bộ hệ thống bán lẻ SATRA cũng đang tập trung thực hiện việc giao hàng nhanh chóng trong ngày để khách có thể sử dụng được ngay. Ông Lê Viết Sĩ, Giám đốc Trung tâm Thương mại Satra Củ Chi cho biết, trước đây đã từng có kênh bán hàng qua điện thoại và mạng xã hội nhưng chưa phát triển, khi dịch bệnh xuất hiện, để đảm bảo doanh số trong lúc người tiêu dùng ngại đến nơi công cộng nên tiếp tục đẩy mạnh việc bán hàng trong khu vực siêu thị tự chọn qua điện thoại và mạng xã hội. Chính vì vậy, đơn hàng của siêu thị tăng 3 – 4 lần, doanh số cũng tăng 30% so với ngày thường.
Bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Phụ trách phiên chợ Xanh tử tế cho biết, việc bán hàng online trong thời điểm này là phù hợp và cần thiết, khi người tiêu dùng có xu hướng không đến nơi đông người để tránh dịch bệnh. Sắp tới phiên chợ Xanh tử tế sẽ có những combo sản phẩm theo từng ngày để phục vụ cho người dân.
Chia sẻ về nhu cầu tiêu dùng ngành ẩm thực Việt Nam, bà Nguyễn Vân Chi, Giám đốc Truyền thông GoViet (ứng dụng công nghệ gọi xe, giao hàng) cho hay, hiện nay người dùng dịch vụ đặt đồ ăn trực tuyến có xu hướng sử dụng nhiều ứng dụng để tận dụng hết thế mạnh riêng về sự đa dạng món ăn của từng ứng dụng đặt món. Dịch vụ đặt món trực tuyến được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi và đa dạng món ăn, cũng như hoạt động khuyến mãi.
Tương tự, nghiên cứu của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, cho thấy thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến ở Việt Nam được kỳ vọng đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020 và tốc độ tăng trưởng trung bình 11%/năm.
Ông Phan Bình, Giám đốc Marketing J&T Express Việt Nam cho biết, hiện nay, doanh nghiệp và người dân được khuyến khích đẩy mạnh kinh doanh, mua sắm online, qua thương mại điện tử. Từ đầu tháng 3 đến nay, tại J&T Express đã có hơn 2.000 người đăng kí mở tài khoản mới và vẫn đang tiếp tục tăng lên mỗi ngày. Điều này chứng tỏ nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh tại Việt Nam đang tăng rất nhanh.
Từ xu hướng tiêu dùng cũng như nhu cầu của người dân hiện nay, các chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nào còn khả năng chuyển đổi thì phải mạnh dạn chuyển đổi sang các sản phẩm mà xã hội đang cần, vừa duy trì hoạt động vừa tạo việc làm cho người lao động.
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...