Doanh nghiệp trông vào cổ đông hiện hữu để tăng vốn
Năm nay, để có vốn thực hiện các kế hoạch kinh doanh, không ít doanh nghiệp công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông có nội dung huy động vốn cổ phần.
Thống kê sơ bộ các doanh nghiệp có kế hoạch huy động vốn trong năm 2020 cho thấy, các nguồn vốn huy động chủ yếu được thông báo là từ cổ đông hiện hữu, bên cạnh phát hành cổ phiếu ưu đãi cho nhân viên (ESOP).
Hiếm có doanh nghiệp huy động vốn từ phát hành riêng lẻ, chào bán lô lớn cho cổ đông tổ chức, hay cổ đông chiến lược như giai đoạn 2017 – 2018 mà nhiều doanh nghiệp niêm yết từng triển khai.
ơn cử, Công ty cổ phần Thuỷ điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh (VSH) có kế hoạch phát hành 70 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, nếu như không vay được vốn ngân hàng. áng chú ý, Công ty có thể lựa chọn phát hành cổ phiếu phổ thông hoặc cổ phiếu ưu đãi cổ tức 10%/năm. Công ty cổ phần ịa ốc First Real (FIR) có kế hoạch phát hành 10,4 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, bên cạnh phát hành ESOP cho nhân viên.
Công ty cổ phần ầu tư và Thương mại TNG (TNG) có kế hoạch phát hành 7,39 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngân hàng thương mại cổ phần ông Nam Á (SeABank) có kế hoạt phát hành 141 triệu cổ phiếu, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu….
Dự kiến, nhiều kế hoạch tăng vốn tương tự sẽ được công bố trong mùa đại hội đồng cổ đông năm nay.
Nhìn chung, các doanh nghiệp trên sàn năm nay có triển vọng kinh doanh khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch, vận tải.
Khối ngân hàng có khả năng nợ xấu sẽ tăng do phải giãn nợ cho khách hàng, trong khi số lượng khách hàng không có khả năng trả nợ được dự báo gia tăng.
Các doanh nghiệp gặp áp lực về dòng tiền hoạt động kinh doanh nên đẩy mạnh huy động vốn từ cổ đông, vì vốn từ các nguồn khác có vẻ không dễ huy động, đơn cử vốn ngoại.
Giai đoạn 2017 – 2018, một loạt doanh nghiệp thực hiện bán vốn cho cổ đông nước ngoài như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE), Novaland (NVL), Tổng công ty IDICO – CTCP (ICD), Tổng công ty iện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (POW).
Tất nhiên, nhiều doanh nghiệp tăng vốn từ cổ đông hiện hữu như Tập đoàn Hoà Phát (HPG), ông Hải Bến Tre (DHC), FECON (FCN), Long Hậu (LHG)…
Bối cảnh của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu tăng vốn thành công trước đây là thị trường chứng khoán có diễn biến khả quan, dòng vốn ngoại liên tục đổ vào thị trường, nhiều doanh nghiệp đang trong đà tăng trưởng, triển vọng kinh doanh khả quan, một số doanh nghiệp bùng nổ lợi nhuận trùng với thời điểm tăng vốn và doanh nghiệp tăng vốn nhằm phục vụ quá trình mở rộng hoạt động kinh doanh.
Bối cảnh này tạo cảm giác yên tâm cho cả nhà đầu tư tổ chức và cá nhân khi quyết định giải ngân vốn vào doanh nghiệp.
Tuy nhiên, thời điểm hiện tại, dưới tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo tăng trưởng lợi nhuận suy giảm, nền kinh tế toàn cầu đối mặt với suy thoái kinh tế, giao thương quốc tế bị gián đoạn bởi các biện pháp phòng dịch.
Video đang HOT
Trong khi đó, các doanh nghiệp trên thế giới có xu hướng gia tăng lượng tiền mặt để dự phòng cho những trường hợp xấu nhất.
Một số doanh nghiệp lớn đã quyết định hoãn mua cổ phiếu quỹ như Europe’s Ryanair, Australia’s Qantas, còn Royal Dutch Shell, HSBC, Barc hủy bỏ kế hoạch mua cổ phiếu quỹ cũng như trả cổ tức.
Trong khi đó, diễn biến trên thị trường chứng khoán có nhiều phiên biến động thất thường, xuống mạnh, lên mạnh, tạo cảm giác khó lường cho nhà đầu tư. Mặt khác, các tài sản mang tính phòng thủ như vàng, trái phiếu chính phủ thu hút dòng tiền.
iều này cho thấy, mặc dù thị trường cổ phiếu hồi phục, nhưng nhà đầu tư vẫn canh cánh nỗi lo, nhất là khi thị trường trong ngắn hạn đang “tách rời” triển vọng kinh tế toàn cầu.
Với triển vọng kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, triển vọng doanh nghiệp là dấu hỏi lớn và việc các doanh nghiệp quyết định huy động vốn cổ phần, pha loãng cổ phiếu khiến một bộ phận cổ đông bán ra trước ngày chốt quyền.
Tất nhiên, trên thị trường vẫn có những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính và kế hoạch kinh doanh khả thi. Khi thị trường gặp khó khăn, tâm lý nhà đầu tư không ổn định, doanh nghiệp thực hiện chiến lược duy trì cổ tức tiền mặt, mua lại cổ phiếu quỹ, thay vì huy động vốn cổ phần, dù có nhu cầu tăng vốn.
Thực tế, việc tăng vốn thời điểm này gây áp lực cho nhà đầu tư hiện hữu, doanh nghiệp đối mặt với kịch bản không huy động vốn thành công, qua đó ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường.
Các nhà đầu tư cũng không nên lạc quan khi thấy cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường tăng giá, vì chênh lệnh giá trên sàn với giá cổ phiếu phát hành thêm chỉ mang tính thời điểm, không chắc chắn.
Bởi lẽ, thời điểm cổ phiếu về tài khoản để nhà đầu tư hiện thực hóa lợi nhuận thường mất hơn 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, nhà đầu tư sẽ gặp rủi ro nếu thị trường chứng khoán biến động bất lợi, nhất là khi gặp cú sốc bên ngoài.
Cổ phiếu thủy sản nổi sóng
Hàng loạt cổ phiếu ngành thủy sản như VHC, MPC, FMC, CMX, ACL, ANV, IDI... tăng điểm mạnh trong tuần qua nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ hậu dịch Covid-19 hồi phục khi các thị trường xuất khẩu chính, đặc biệt là Trung Quốc đang mở cửa trở lại.
Kỳ vọng phục hồi xuất khẩu nâng giá cổ phiếu thủy sản
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, tính chung 7 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, giá trị xuất khẩu đã giảm 25% so với cùng kỳ, thấp hơn hẳn so với con số giảm 9,7% của toàn ngành, do thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc, Mỹ, EU đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh Covid-19.
ây cũng là những doanh nghiệp nằm trong Top 10 doanh nghiệp thuỷ sản có tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) tốt nhất năm 2019. Trong đó, dẫn đầu là CMX với 55%, ANV 33%, FMC và VHC đều 27%, ACL 24%, ASM 16%...
Nếu tạm phân loại các doanh nghiệp theo nhóm thị trường, có thể thấy MPC, FMC, VHC, HVG và CMX tập trung ở các thị trường khá khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản; các doanh nghiệp còn lại là ANV, ACL, IDI... đang có thị phần tốt ở các thị trường "dễ tính" hơn như Trung Quốc, ông Nam Á, hoặc phân bổ đa dạng thị trường.
Với diễn biến thị trường xuất khẩu bị tác động bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và giờ là dịch Covid-19, một số doanh nghiệp đang định hướng lại thị trường, tránh rủi ro tập trung. Trong đó, xu hướng dịch chuyển sang thị trường lớn như Trung Quốc hay ông Nam Á có thể thấy rõ.
Chẳng hạn, VHC đang mở rộng thị trường Trung Quốc. iều tương tự cũng diễn ra tại HVG, ACL... Trong khi đó, ANV được đánh giá là đơn vị có thị trường rất đa dạng và thị phần lớn ở thị trường Trung Quốc lại đặt ra mục tiêu đưa sản phẩm cá tra vào thị trường Mỹ.
Trong bối cảnh hầu hết các thị trường xuất khẩu đang gặp khó vì lệnh phong tỏa, giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thì việc Trung Quốc kiểm soát được dịch bệnh và mở cửa thị trường nhập khẩu trở lại đang là "cứu tinh" cho các doanh nghiệp trong ngành.
ó là lý do mà cổ phiếu ANV thời gian gần đây có những phiên tăng giá khá tích cực và giới đầu tư đang tiếp tục kỳ vọng, ANV sẽ có kết quả kinh doanh quý II cải thiện hơn.
Nhưng theo các chuyên viên phân tích, đây chỉ là hiệu ứng ngắn hạn, bởi nếu chỉ trông chờ ở thị trường Trung Quốc, khả năng biên lợi nhuận của Công ty sẽ không cao và tính cạnh tranh cũng rất lớn.
Quan trọng hơn, khi nào xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mới đạt được như cùng kỳ là điểm mà các nhà đầu tư cần theo dõi.
Trên thực tế, mục tiêu của ANV cũng đang mở rộng và khai thác nhiều hơn ở các thị trường khác.
Một cổ phiếu thủy sản khác cũng tăng tích cực trong những ngày qua là ACL, trong bối cảnh doanh nghiệp này báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2020 sụt giảm nghiêm trọng, chỉ lãi hơn 1 tỷ đồng.
ACL là doanh nghiệp xuất khẩu lớn trong ngành, với sản phẩm chủ lực cá tra phi lê hiện diện ở thị trường đông dân trên thế giới và chiếm thị phần đáng kể ở những thị trường truyền thống của cá tra như Nam Mỹ, Trung ông và châu Á.
ặc biệt, ACL đã trở thành nhà cung cấp chính cho hệ thống siêu thị Walmart (Mỹ). Tuy nhiên, với thị trường Mỹ, từ năm 2014 đã không còn là thị trường lớn của ACL khi bị áp mức thuế chống bán phá giá không có lợi cho sản phẩm của Công ty.
Kế hoạch năm 2020, ACL tập trung mở rộng những thị trường mới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Nam Mỹ, EU...; tiếp tục đặt trọng tâm vào việc đảm bảo sản lượng cung cấp cho khách hàng tiềm năng này, nâng cao uy tín và khả năng cung cấp cho chuỗi siêu thị Walmart tại những thị trường khác bên cạnh Mexico và Trung Quốc như hiện nay.
Theo đánh giá của ACL, việc lựa chọn xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm qua là một sự chuyển hướng. Dù xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh, nhưng dư địa thị trường vẫn còn rất lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu cá tra tiếp tục tăng trưởng trong năm 2020.
iều này cho thấy ACL đang đặt niềm tin rất lớn vào thị trường Trung Quốc, cũng đồng nghĩa với việc nếu sự tăng trưởng của thị trường này không như kỳ vọng, tính khả thi của mục tiêu đã đề ra của ACL sẽ bị thay đổi.
ược biết, diện tích nuôi trồng của ACL là trên 100 ha, sản lượng vào khoảng 35.000 tấn nguyên liệu/năm, góp phần bảo đảm chất lượng nguyên liệu cho nhà máy chế biến từ vùng nuôi và hoàn thiện dần chuỗi khép kín.
ối với "ông lớn" trong ngành là VHC, trong buổi trao đổi cùng chuyên viên phân tích cuối tháng 4 vừa qua, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, doanh thu quý I từ thị trường Trung Quốc giảm đến 68%, trong khi sản lượng xuất khẩu sang Mỹ và EU ghi nhận mức tăng trưởng hai con số.
Tuy nhiên, giá bán trung bình của cá phi lê thấp đã ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ghi nhận của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tại buổi gặp gỡ này, nhu cầu cá tra tại Trung Quốc đã phục hồi 60 - 70% so với mức thông thường trong tháng 4/2020 khi các cửa hàng dịch vụ ăn uống dần mở cửa trở lại.
Mặt khác, theo giả định của VHC rằng dịch Covid-19 tại EU và Mỹ sẽ có diễn biến tương tự như Trung Quốc, nhu cầu cá tra từ ngành dịch vụ ăn uống tại hai thị trường này sẽ hạ nhiệt trong quý II/2020, sau đó phục hồi trong 6 tháng cuối năm.
Tuy nhiên, nhờ nhu cầu gia tăng từ kênh bán lẻ và tỷ trọng mảng này cao hơn tại EU, VHC kỳ vọng doanh thu từ thị trường EU sẽ vẫn ghi nhận tăng trưởng trong quý II/2020.
Ở mảng xuất khẩu tôm, CMX là cổ phiếu đang gây chú ý lớn với nhà đầu tư nhờ thông tin kinh doanh tích cực trong tháng 4 và người thân của Chủ tịch Hội đồng quản trị đăng ký mua gần 3 triệu cổ phiếu.
Cụ thể, theo báo cáo của CMX, trong tháng 4, khối lượng xuất khẩu của Công ty là 285.216 kg và doanh số xuất khẩu là 3,5 triệu USD, tăng trưởng lần lượt 39% và 86% so với cùng kỳ, Thị trường xuất khẩu lớn nhất của CMX là châu Âu (chiếm 70%), tiếp theo là Hàn Quốc, Canada, Nhật Bản. ây là mức doanh số theo tháng cao nhất trong 7 năm qua của Công ty.
Theo các hợp đồng đã ký và lượng hàng đã có trong kho, tháng 5 và tháng 6/2020, doanh số xuất khẩu của CMX cũng sẽ ở mức 7 - 8 triệu USD/tháng, nếu tình hình không có gì thay đổi.
Nên ưu tiên doanh nghiệp đầu ngành
a phần các cổ phiếu thủy sản đều ghi nhận mức tăng giá nhất định trong thời gian qua. Theo ước tính của Yuanta Việt Nam, P/E của ngành thủy sản đang khá cao, khoảng 20 lần, trong khi P/E VN-Index vào khoảng 12 lần.
Yuanta Việt Nam kỳ vọng, việc EU đã hoàn thành thủ tục nội bộ để Hiệp định EVFTA có hiệu lực trong tháng 7, thì xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng tốt hơn sang thị trường châu Âu và Mỹ kể từ qúy III/2020 với điều kiện dịch bệnh không bùng phát mạnh hơn.
Dưới góc nhìn của ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới Hội sở Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, nông nghiệp và thuỷ sản là ngành có rủi ro lớn, ở các nước như Isarel đã áp dụng công nghệ để kiểm soát những rủi ro này.
Còn với Việt Nam, lợi thế nằm ở sự chăm chỉ, khéo léo của người lao động, thổ nhưỡng phù hợp cho cá tôm ngon hơn và những doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản như VHC, MPC hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp quốc tế.
Ông Tuấn cũng lưu ý, mặt bằng các cổ phiếu thủy sản đang tăng nhờ kỳ vọng của giới đầu tư, nhưng cơ hội thực sự chỉ đến với doanh nghiệp thẩm thấu được sau dịch bệnh. Nhu cầu với các sản phẩm nông nghiệp, nhu yếu phẩm có thể duy trì ở mức trong 9 - 12 tháng tới.
Những quốc gia cạnh tranh với Việt Nam bị tổn thương nhiều hơn trong đại dịch, nên sẽ hồi phục chậm hơn. Trong một cuộc đua mà doanh nghiệp Việt Nam đi trước, đó chính là lợi thế.
Nhiều khuyến nghị từ giới chuyên gia phân tích cho rằng, nhà đầu tư muốn bỏ vốn vào cổ phiếu thủy sản thì nên ưu tiên cho các cổ phiếu doanh nghiệp đầu ngành, nắm được thị phần lớn trong xuất khẩu; hoặc những công ty đang đầu tư công nghệ và vùng nuôi để làm chủ nguyên liệu, từ đó kiểm soát, giảm thiểu được chi phí đầu vào; hoặc các công ty vừa đẩy mạnh đầu tư, vừa đa dạng thị trường xuất khẩu.
Bột giặt Lix (LIX) báo lãi lớn sau nhiều ồn ào ược hưởng lợi nhờ tình hình dịch bệnh Covid-19, CTCP Bột giặt Lix (Lixco - LIX) báo lãi kỷ lục trong quý I/2020. Hoạt động trong lĩnh vực đang có triển vọng tăng trưởng tích cực, liệu LIX có khả năng duy trì đà tăng bền vững và giải quyết những ồn ào gây nguy hại tới hình ảnh thương hiệu? Tiềm năng...