Doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc “giải cứu” nông sản Hồ Bắc sau phong tỏa
Các doanh nghiệp thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc như Alibaba, JD.com và Pinduoduo đều đưa ra sáng kiến giúp phục hồi doanh số nông sản từ tâm dịch Hồ Bắc sau nhiều tháng phong tỏa.
Một nông dân livestream giới thiệu táo.
Trong tuyên bố hồi tuần trước, Hou Yi – Phó Chủ tịch Alibaba, Giám đốc chuỗi siêu thị Freshippo, khẳng định Hồ Bắc đã có hi sinh và đóng góp to lớn trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Công ty sẽ giúp khôi phục ngành nông nghiệp của Hồ Bắc.
Alibaba vừa giới thiệu kênh đặc biệt trên chợ Taobao Marketplace mang tên “Help Famers” (Giúp đỡ nông dân). Gã khổng lồ đặt mục tiêu bán 1,2 triệu tấn nông sản Hồ Bắc trong năm nay thông qua nhiều nền tảng khác nhau của hãng.
Trong khi đó, JD.com và Pinduoduo cũng triển khai chương trình riêng để hỗ trợ Hồ Bắc. Cotton, gạo, lùa mì và chè được xem là các sản phẩm nông nghiệp chính của tỉnh này. Pinduoduo cho biết sẽ hợp tác với các nhà chức trách địa phương để hỗ trợ tiếp thị và trợ giá.
JD.com tung ra sự kiện “Buy Hubei Goods” (mua hàng hóa Hồ Bắc) và thiết lập một trang riêng trên ứng dụng cho gần 90.000 sản phẩm tươi sạch từ Hồ Bắc của khoảng 1.700 thương hiệu khác nhau. JD.com nói sẽ chạy 10 chương trình khác để hỗ trợ ngành nông nghiệp Hồ Bắc.
Video đang HOT
Hàng loạt chương trình thương mại điện tử kể trên đã ủng hộ nỗ lực của Bắc Kinh trong khôi phục hoạt động kinh tế tại Hồ Bắc và toàn quốc sau khi dỡ bỏ các biện pháp khống chế từ tháng 3. Hồ Bắc bị phong tỏa từ tháng 1/2020 do đại dịch Covid-19, ảnh hưởng lớn tới sản xuất.
Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á mới đây, Covid-19 có thể khiến Trung Quốc tổn thất 4,1 nghìn tỷ USD, tương đương gần 5% GDP toàn cầu.
Alibaba nói muốn bán được 1 tỷ NDT tôm hùm đất từ Hồ Bắc. Tỉnh này từ lâu là nguồn cung tôm hùm đất lớn nhất của Trung Quốc. Bộ phận phụ trách hàng hóa tươi sống của JD.com – JD Fresh – cũng đề ra kế hoạch bán 100.000 tấn tôm hùm đất, trị giá 6 tỷ NDT, cho Hồ Bắc cũng như cung cấp dịch vụ kiểm soát chất lượng và tiêu chuẩn để tăng cường sức mạnh cho ngành nông nghiệp.
Cả ba công ty thương mại điện tử đều tận dụng tính năng livestream trực tiếp để hỗ trợ các chương trình của mình. Quan chức địa phương tại hàng chục quận huyện Hồ Bắc sẽ tham gia vào các chiến dịch livestream bán hàng của Pinduoduo. Còn theo JD.com, JD Fresh sẽ ưu tiên sản phẩm từ Hồ Bắc trong các sự kiện quảng bá livestream. Về phần Alibaba, công ty cho phép cán bộ các huyện lên Taobao Live để tiếp thị sản phẩm trên toàn quốc.
Du Lam
Bộ TT&TT: Doanh nghiệp bưu chính cần chú trọng ứng dụng công nghệ số để hạn chế tiếp xúc
Bộ TT&TT vừa yêu cầu các doanh nghiệp bưu chính thực hiện các giải pháp, trong đó chú trọng triển khai ứng dụng các nền tảng, ứng dụng công nghệ số để hạn chế tiếp xúc trong cung ứng dịch vụ trong thời kỳ dịch Covid-19.
Bộ TT&TT yêu cầu, các doanh nghiệp bưu chính nhanh chóng nắm bắt cơ hội, từng bước chuyển sang phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính số, dịch vụ gắn với thương mại điện tử.
Bộ TT&TT ngày 31/3 đã có chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính về việc cung ứng dịch vụ trong thời kỳ dịch Covid-19.
Công văn của Bộ TT&TT nêu rõ, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường trên phạm vi rộng; quán triệt các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch bệnh COVID-19, cũng như thể hiện vai trò là thành phần, là hạ tầng thiết yếu trong đời sống kinh tế xã hội của đất nước, Bộ TT&TT yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính thực hiện khẩn trương, đồng bộ một số nội dung.
Trong đó, có yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính, đặc biệt là doanh nghiệp được Nhà nước chỉ định duy trì, quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích, phải nhanh chóng thích ứng trước tình huống khó khăn và có trách nhiệm xã hội trong duy trì cung ứng các dịch vụ bưu chính phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và của các cơ quan Đảng, Nhà nước đảm bảo liên tục, không gián đoạn, nhanh chóng, chính xác, an toàn trong mọi tình huống.
Thực hiện các giải pháp, trong đó chú trọng triển khai ứng dụng các nền tảng, ứng dụng công nghệ số nhằm hạn chế tiếp xúc trong cung ứng dịch vụ; nhanh chóng nắm bắt cơ hội, từng bước chuyển sang phương thức cung ứng dịch vụ bưu chính số, dịch vụ gắn với thương mại điện tử.
Đồng thời, bố trí đủ nhân lực để hạn chế việc chấp nhận bưu gửi tại điểm phục vụ; đẩy mạnh việc chấp nhận và phát trả bưu gửi tại địa chỉ khách hàng; kịp thời lưu thoát bưu gửi, không để xảy ra tình trạng dồn ứ, mất mát bưu gửi dẫn đến phát sinh khiếu nại của khách hàng.
Cũng theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, các điểm phục vụ bưu chính, các cơ sở khai thác bưu gửi và các bộ phận liên quan của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phải nghiêm túc triển khai các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trong đó, chú trọng tuân thủ các yêu cầu về việc đeo khẩu trang trong suốt thời gian lao động, đo thân nhiệt theo hướng dẫn, giữ khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp hoặc số lượng người tập trung tại một địa điểm, chuẩn bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn tại nơi thuận tiện cho nhân viên, khách hàng sử dụng....
Cùng với đó, các doanh nghiệp cần khẩn trương rà soát, yêu cầu thực hiện khai báo y tế đối với tất cả nhân viên bưu chính, đặc biệt là đội ngũ giao dịch viên, lái xe, bưu tá thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và di chuyển trên đường.
Trong trường hợp các nhân viên có biểu hiện nhiễm bệnh, có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định COVID-19 (F1) và tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) phải khai báo trung thực, đầy đủ để được xét nghiệm, thực hiện cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp khai báo không trung thực hoặc không đầy đủ xem xét xử lý theo quy định.
Các doanh nghiệp bưu chính cũng được đề nghị xem xét áp dụng cơ chế thu nhập tối thiểu hoặc cơ chế phù hợp khác nhằm bảo đảm quyền lợi đối với các trường hợp nhân viên bị nhiễm bệnh hoặc trong thời gian cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Phối hợp và tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng trong phòng, chống dịch Covid-19.
Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến cuối năm ngoái, tổng số doanh nghiệp bưu chính đã được cấp phép hoạt động là 435 doanh nghiệp. Tổng số lao động bưu chính trong năm 2019 là gần 98.000 người. Tổng thị phần của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost) và Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel (ViettelPost) trong năm 2019 là gần 45%.
M.T
Ngành công nghiệp chip Trung Quốc đã sống sót trong thời khủng hoảng virus corona như thế nào Giữa lúc cả thành phố Vũ Hán và Hồ Bắc bị phong tỏa do bùng phát virus corona, riêng nhà máy Yangtze Memory - đại diện cho tiếng nói của ngành công nghiệp chip Trung Quốc - vẫn nhận được những ưu ái đặc biệt để hoạt động. ừ ngày 23 tháng Một, hầu hết các chuyến tàu hỏa đều không dừng lại...