Doanh nghiệp thu nghìn tỷ, nộp ngân sách chỉ vài đồng
“Hiện có nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) có doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, tuy nhiên họ nộp cho ngân sách quá ít và không đáng kể. Đa số, các DN tự khai báo doanh thu, tự tính toán cân đối số tiền nộp thuế và tự nộp cho Nhà nước. Điều này gây thất thu cho ngân sách và khiến mất công bằng trong quản lý thuế”
Đây là khẳng định của bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam tại Tọa đàm về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới tại Việt Nam vừa được tổ chức sáng nay (26/10) tại Hà Nội.
Bà Cúc chia sẻ: Hiện hoạt động của các DN thương mại điện tử tại Việt Nam rất nhiều, từ cung ứng dịch vụ đi lại, nghỉ dưỡng, làm đẹp, trò chơi online đến cả hàng hóa tiêu dùng. Tuy nhiên, vấn đề là chúng ta chưa thu được lượng thuế tương ứng đối với doanh thu và lợi nhuận của các DN này.
Kinh tế sẻ chia, thương mại điện tử xuyên biên giới đang phát triển và có doanh thu tại Việt Nam. Tuy nhiên, về khía cạnh thu thuế của loại hình này chúng ta chưa xây dựng được cơ chế và chưa thu được thuế tương ứng.
“Hiện, tại Việt Nam có rất nhiều hình thức kinh doanh TMĐT từ các tập đoàn nước ngoài, doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp ngoại có yếu tố sử dụng dịch vụ để khai thác doanh thu. Phần lớn các hình thức này chủ yếu cung ứng dịch vụ trên nền tảng internet, điện thoại để cung ứng hàng hóa, dịch vụ rồi thu tiền qua visa, thẻ tín dụng của các ngân hàng. Việc quản lý này hiện nay rất phức tạp”, bà Cúc cho hay.
Khảo sát của Hội tư vấn thuế cho biết, hiện Việt Nam có khoảng 140 triệu thuê bao, trong đó thuê bao 3G là khoảng 32 triệu thuê bao. Đây là nền tảng tốt cho các hãng TMĐT khai thác thị trường. Trong khi đó, chính sách thuế và quản lý nguồn thu từ hoạt động này chậm thay đổi và chưa thu được triệt để.
Theo bà Cúc, thời gian qua, Hà Nội và TP.HCM đã thanh tra các doanh nghiệp và các loại hình kinh doanh TMĐT qua biên giới, xuyên biên giới và đã thu được số thuế nhất định. Tuy nhiên, về cơ chế chính sách, chúng ta chưa xây dựng hoàn chỉnh, chưa có chính sách chung bắt buộc phải nộp thuế và có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Các hình thức thu thuế vẫn chủ yếu là tổ chức, cá nhân tự khai, tự tính và tự nộp cho Nhà nước. Do đó, không tương xứng với doanh thu, lợi nhuận họ khai thác, gây bất bình đẳng trong chính sách thuế.
Bà Cúc cho hay: Kinh tế sẻ chia và thương mại điện tử xuyên biên giới là khái niệm mới, rất nhiều dự án khởi nghiệp trên thế giới đã thành công và các nước đã thu được thuế. Tại Việt Nam, khởi nghiệp ngành công nghệ thông tin về loại hình TMĐT, kinh tế sẻ chia cũng đã bắt đầu phát triển, điều cần là chúng ta phải quản lý tốt, tạo cơ chế để họ tin tưởng đăng ký kinh doanh và thu được thuế.
Video đang HOT
“Quan điểm của chúng tôi khi đi tư vấn chính sách Thuế cho Bộ, ngành quản lý các loại hình kinh tế mới này là: Không nên bóp chết họ, hãy để họ hoạt động và tạo cơ chế tốt để họ công khai hình thức hoạt động, từ đó thu thuế tốt. Điều đó có lợi cho Nhà nước, có lợi cho người dân tham gia kinh doanh”, bà Cúc tâm sự.
Lấy ví dụ về trường hợp của Uber tại Việt Nam, bà Cúc nhấn mạnh: “Ngay từ khi loại hình kinh tế sẻ chia kiểu Uber đi vào Việt Nam, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có nói với chúng tôi là: Không được bóp chết họ mà phải làm công bằng. Tức là chúng ta chưa quản lý tốt thì hãy xây dựng cơ chế quản lý tốt để tạo điều kiện mở cửa cho người dân kinh doanh và có cách thu ngân sách tốt. Đây mới là mấu chốt của vấn đề”.
Trên thực tế, tại Việt Nam đã và đang tồn tại khá nhiều hãng, doanh nghiệp hoạt động cung ứng dịch vụ TMĐT theo hình thức kinh tế sẻ chia. Nhiều hãng hoạt động trên nền tảng công nghệ, kinh tế số hóa như: dịch vụ gọi xe Uber; sàn thương mại điện tử hay dịch vụ ngủ ké, dịch vụ game online… Tuy nhiên, hầu như các dịch vụ này đều không đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề quy định tại Việt Nam như: Uber đăng ký kinh doanh theo dịch vụ cung ứng công nghệ thông tin, nhưng thực chất họ hoạt động là dịch vụ vận tải, hành khách. Airbnb không đăng ký ngành nghề kinh doanh lưu trú – khách sạn trong khi bản thân là cung ứng sản phẩm lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn của các cá nhân, trên nền tảng công nghệ thông tin…
Điều đáng nói sự có mặt của nhóm DN này tại Việt Nam lách thuế bằng hình thức kê khai hoặc đăng ký ngành nghề kinh doanh không đúng với loại hình dịch vụ của họ hoặc những ngành nộp thuế rất thấp.
Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện CIEM, thực chất các DN hoạt động TMĐT đã và đang hoạt động kinh doanh thu lợi từ các nước khác để đem về nơi đặt trụ sở kinh doanh. Họ thu tiền từ quốc gia này đem về quốc gia kia, hình thức kinh tế sẻ chia này đang phát triển và gây đau đầu cho các cơ quan thuế ở nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, kinh tế sẻ chia là hình thức mới, chúng ta cần đặt vấn đề làm thế nào để quản lý tốt hơn”
Theo bà Cúc, chính sách thuế hiện hành của Việt Nam được điều chỉnh đối với tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm cả kinh doanh thương mại, quảng cáo, hoạt động trong lĩnh vực giải trí… Đã là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động tại Việt Nam, có phát sinh doanh thu, lợi nhuận đều phải nộp thuế và nghĩa vụ liên quan đối với Nhà nước, đây là vấn đề công bằng trong môi trường kinh doanh và chính sách thuế.
Tuy nhiên, thực tế thu thuế còn gặp khó khăn, có cách hiểu khác nhau giữa các cơ quan thuế và cơ quan liên quan do đó nảy sinh lỗ hổng trong quản lý thuế. Đơn cử như trên mạng facebook, có hàng nghìn gian quảng cáo, bán hàng, tràn ngập trò chơi điện tử… mà chúng ta không thể áp dụng thu thuế đối với các DN cung ứng, thầu phụ của các đối tác bên ngoài được.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Đầu tư bất động sản quốc tế, nhà đầu tư phải biết những điều này
Theo giới sành tin, Anpha Holdings chuẩn bị tung ra một lúc 3 siêu dự án của Singapore, trong đó có tòa nhà cao nhất Singapore phá kỷ lục sau 20 năm nằm giữ của một tòa nhà cũ, trong tháng 9/2016.
Xu thế "nhập khẩu" bất động sản
Trong tác phẩm để đời "Sunday Emails from a CEO", Tổng giám đốc Tập đoàn bất động sản hàng đầu Châu Á trụ sở tại Singapore có nhắc đến những thương vụ đầu tư tòa cao ốc chọc trời tại Hong Kong ngay giữa khủng hoảng tài chính 1997 như một quyết định "mạo hiểm" bị hàng loạt cổ đông chỉ trích. Vậy mà quyết định có phần "thiếu suy nghĩ" ấy đã đem lại khoản lợi nhuận kếch xù sau khi khủng hoảng kết thúc và đã biến vị CEO này thành người hùng "vĩ đại".
Đó là câu chuyện của "người khổng lồ", vậy những "nhà đầu tư tí hon" Singapore thì sao? Họ không hề "tí hon" mà là nhà đầu tư đa quốc gia "đại tài" khi đầu tư các dự án của Anh, Mỹ, Úc, Malaysia... mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ giúp họ sống sung túc hơn tại xứ sở của mình. Ngoài dòng tiền cho thuê, nhà đầu tư Singapore rất khôn ngoan khi chọn lựa bất động sản ở những nơi có độ an toàn cao về giá trị tài sản để giữ nguồn tiền. Có lẽ, người Singapore "nhập khẩu" nhiều bất động sản quốc tế nhất Đông Nam Á.
Xu thế này trở thành kênh trú ẩn dòng tiền thông minh, an toàn mà vẫn sinh lợi nhuận khi thị trường trong nước bắt đầu dấu hiện chậm tăng trưởng hay bất động sản tại quốc gia khác đang ở đáy khủng hoảng.
Việt Nam hội nhập, cơ hội "chưa bao giờ có"
Nhìn cách người ta kiếm tiền, cất tiền khiến chúng ta ngưỡng mộ. Câu chuyện "huyền thoại đầu tư" ở Singapore không còn là "giấc mơ" của nhà đầu tư Việt. Việt Nam hội nhập sâu rộng, người Việt đi nước ngoài nhiều hơn, họ có thông tin phân tích đầy đủ, và đặc biệt không còn "tự ti" vào năng lực của mình. Việc tìm một kênh đầu tư quốc tế trở thành xu thế tất yếu khi "người khôn không bỏ hết trứng vào một giỏ". Hàng loạt bất động sản quốc tế được giới thiệu đến với nhà đầu tư Việt, thế nhưng quyết định lựa chọn "cái nào", "nơi nào" vẫn là bài toán khó để phân vân "nâng lên, hạ xuống" rồi cuối cùng cơ hội "chưa bao giờ có" ấy vuột mất.
Đông đảo khách hàng tham dự sự kiện công bố siêu phẩm Star Residences Malaysia tại Việt Nam
Câu chuyện của "Chú Cuội lên Cung Trăng"
Đến giờ trẻ con vẫn ngồi nhìn lên trời, ước được như chú Cuội để lên Cung Trăng. Nhiều người nói đùa "chú Cuội là chuyên gia Bất động sản", người đầu tiên đầu tư ra "nước ngoài". Có lẽ chú đầu tư sớm quá nên bây giờ vẫn một mình một chợ ở nơi xa xôi ấy. Thế nhưng, câu chuyện của chú Cuội có thể lại là bài học thấm thía về kinh doanh bất động sản cho những người chưa "rành nghề". Những yếu tố sau cần phải cân nhắc trước khi đầu tư bất động sản quốc tế
1 .Vị trí, vị trí, và vị trí: rõ ràng chú Cuội chọn nhầm vị trí để đầu tư. Vị trí bắt đầu từ lựa chọn quốc gia muốn đầu tư phải hội đủ yếu tố như đất đai khan hiếm, kinh tế có nhiều động lực phát triển bền vững, chính phủ hiệu quả, chính sách đầu tư và kinh doanh thông thoáng, tầm nhìn của quốc gia rõ ràng, nhiều trụ sở của các Tập đoàn đa quốc gia. Rồi xét đến vị trí của dự án trong quốc gia được chọn phải gần các tiện ích xã hội, hạ tầng như tàu điện ngầm, gần nguồn cầu thuê bất động sản như trường Đại học, văn phòng các tập đoàn đa quốc gia.
Wallich Residence - Đỉnh cao ngoạn mục ngắm toàn cảnh Singapore
2. Mục tiêu đầu tư rõ ràng: Đầu tư để giữ tiền hay để sinh lợi. Thường thì nhà đầu tư mong muốn cả hai, tuy nhiên, nhà đầu tư "sáng suốt" sẽ biết cái nào phải ưu tiên vì hai yếu tố trên có tính bù trừ. Nếu mục tiêu là kiếm kênh "trú ẩn" cho tiền thì phải tìm đến các quốc gia có chính trị ổn định, kinh tế phát triển bền vững. Nếu đặt nặng yếu tố sinh lời cần lưu ý đến yếu tố cho thuê nhiều hơn bán lấy lời vì đa số nhà đầu tư không có thông tin kịp thời để chốt lời ngắn hạn, vì vậy phải nhắm đến dòng tiền dài hạn. Có lẽ chú Cuội chọn phương án đầu tư để giữ tiền vì "trên ấy" không có người thuê nhà của chú.
3. Khả năng thoái vốn khi cần thiết: đây là lý do người Singapore rất thích đầu tư bất động sản của các quốc gia như Anh, Úc, Mỹ, Malaysia vì tại đây chính sách ngoại hối thông thoáng, nhu cầu mua nhà của người dân cũng như nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài khác cũng rất cao.
4. Dù lợi nhuận có cao đến mấy thì vẫn chỉ là danh nghĩa cho đến khi xuất hiện thanh khoản. Tìm hiểu kỹ chính sách thuế chuyển nhượng bất động sản, chính sách chuyển tiền về quốc gia của mình sẽ giúp nhà đầu tư không bị "mắc kẹt" giống chú Cuội không bán được "nhà" trên ấy để về.
Lấy ví dụ về sự thành công gần đây nhất của Tập đoàn Anpha Holdings khi giới thiệu siêu dự án Star Residence của Malaysia tại Việt Nam. Ngoài 3 yếu tố then chốt để "chiến thắng" sự quan tâm của nhà đầu tư Việt Nam, Anpha Holdings rất "thông minh" khi hợp tác chiến lược với Tập đoàn tư vấn và phân phối bất động sản nổi tiếng PropNex International. Rõ ràng chiến lược lựa chọn Chủ đầu tư danh tiếng như UM Land Malaysia, Symphony Life, GuocoLand Limited ... được thể hiện rõ trong cách Anpha Holdings tuyển lựa dự án để giới thiệu đến nhà đầu tư "khó tính" ở trong nước. Những dự án mà Anpha Holdings chọn cũng đều có vị thế độc tôn, giá trị đầu tư hợp lý, khả năng cho thuê rất cao. Theo giới sành tin, Anpha Holdings chuẩn bị tung ra một lúc 3 siêu dự án của Singapore, trong đó có tòa nhà cao nhất Singapore phá kỷ lục sau 20 năm nằm giữ của một tòa nhà cũ, trong tháng 9/2016.
Theo Dantri
Lúng túng trong quản lý thuế đối với ngành thương mại điện tử 'Cơ quan Thuế đang đứng trước thách thức trong quản lý đối tượng hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) như: Quản lý về kê khai, doanh thu, chi phí và xác định bản chất của đối tượng'- Phó trưởng Ban Cải cách và Hiện đại hóa - Tổng cục Thuế Nguyễn Thị Hánh khẳng định. Không những vậy, tại Hội thảo "Bàn...