Doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi tại ngân hàng trong 2 tháng đầu năm
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các tổ chức tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm tới hơn 190.000 tỷ đồng, gấp đôi mức giảm trong cùng kỳ năm 2019.
Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tổng phương tiện thanh toán và Tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng trong 2 tháng đầu năm 2020.
Cụ thể, tổng phương tiện thanh toán (chưa loại các khoản phát hành giấy tờ có giá do các TCTD khác trong nước mua) tăng 0,94%, đạt hơn 10,67 triệu tỷ đồng.
Tổng tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng cuối tháng 2/2020 đạt gần 8,79 triệu tỷ đồng, giảm khoảng 3.000 tỷ so với cuối năm 2019.
Đáng chú ý, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại các TCTD sụt giảm mạnh tới 4,84% xuống còn 3,77 triệu tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư vẫn tăng 3,91% lên hơn 5 triệu tỷ đồng.
Huy động tiền gửi bắt đầu tăng trở lại trong tháng 3 khi theo dữ liệu của Tổng cục thống kê, đến ngày 20/3, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,55% so với cuối năm 2019 còn huy động vốn tăng 0,51%.
Video đang HOT
Việc các doanh nghiệp rút mạnh tiền gửi khỏi hệ thống ngân hàng trong 1-2 tháng đầu năm là chuyện không hiếm thấy do trùng vào dịp lễ Tết Nguyên Đán, doanh nghiệp phải rút tiền ra để trả lương, thưởng cuối năm cho nhân viên.
Trong 2 tháng đầu năm 2019, tiền gửi của các doanh nghiệp tại các TCTD giảm 2,87% tương đương với gần 96.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi của các TCKT tại các TCTD trong 2 tháng đầu năm 2020 giảm 4,84% tương đương với giảm hơn 190.000 tỷ đồng, tức gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi huy động sụt giảm 2 tháng đầu năm thì tín dụng cũng tăng rất chậm, chỉ tăng 0,17% lên hơn 8,2 triệu tỷ đồng.cTrong đó, tín dụng lĩnh vực thương mại sụt giảm mạnh nhất (giảm 0,9%), và lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng giảm nhẹ 0,09%.
Tương tự huy động vốn, tín dụng cũng bắt đầu bật tăng trở lại từ tháng 3. Theo NHNN, tín dụng đến ngày 31/3 đạt hơn 8,3 triệu tỷ, tăng 1,3% so với cuối năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2019 (3,19%).
Theo NHNN, mặc dù các TCTD đã đưa ra nhiều chương trình cho vay lãi suất ưu đãi (giảm 2-2,5%) có quy mô lớn nhưng nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng có xu hướng giảm dẫn đến việc rút vốn của khách hàng còn hạn chế.
Có thể thấy, dịch Covid-19 đang ảnh hưởng mạnh tới việc gửi tiền, nhu cầu vay tiền và trả nợ của các doanh nghiệp. Theo đánh giá sơ bộ của NHNN, đến nay, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là khoảng 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống, tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động ngân hàng.
Ngọc Bích
Gửi tiết kiệm online hút khách
Trong khi lãi suất tiền gửi tại quầy giảm, nhiều ngân hàng thương mại đã chuyển sang tập trung hút khách gửi online.
Khách hàng gửi tiết kiệm online vào VPbank. Ảnh: Sao Mai
Cộng lãi suất, hoàn phí thanh toán
Hình thức gửi tiền online hiện được nhiều ngân hàng khuyến khích khách hàng sử dụng và cũng được nhiều người lựa chọn trong bối cảnh dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Chị Lê Thanh (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tới nay, tôi gần như không ra quầy giao dịch ngân hàng mà chọn giao dịch, thanh toán và cả gửi tiết kiệm qua kênh online. Ngoài việc hạn chế tiếp xúc, phòng tránh lây lan dịch bệnh, gửi tiết kiệm online cũng có mức lãi suất cao hơn, lại có thể tất toán bất cứ khi nào cần, kể cả cuối tuần, ngày lễ, thay vì phải chờ giờ làm việc của ngân hàng.
Hiện có khoảng 96% lượng giao dịch được thực hiện qua các ứng dụng ngân hàng điện tử và hệ thống ngân hàng tự động. Chỉ còn khoảng 4% lượng giao dịch tại VPBank là trực tiếp ở các quầy giao dịch và tỷ lệ này sẽ giảm khi VPBank liên tục cải thiện độ ổn định của hệ thống ngân hàng điện tử, tích hợp thêm nhiều tính năng mới nhằm tạo ra một hệ sinh thái ngân hàng số. Kết thúc quý I/2020, giá trị giao dịch qua các kênh số hóa của VPBank đã tăng 25% và số lượng giao dịch tăng 50% so với cùng kỳ...
Tổng Giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh
Thực tế cho thấy, ở nhiều ngân hàng chênh lệch giữa lãi suất tiết kiệm online và lãi suất tiết kiệm tại quầy ở cùng kỳ hạn tới hơn 1 điểm phần trăm một năm. Như Eximbank, ở kỳ hạn 6 tháng áp dụng biểu lãi suất tại quầy giảm chỉ còn 5,6%/năm trong khi gửi online tới 6,75%/năm. Các khách hàng gửi tiền online qua BIDV Online, BIDV SmartBanking sẽ được cộng thêm 0,2%/năm lãi suất với tất cả các kỳ hạn so với lãi suất niêm yết tại quầy giao dịch. Tại Nam A Bank kỳ hạn 6 tháng tại quầy là 6,8%/năm thì gửi online lãi suất tới 8%/năm; hay kỳ hạn 14 tháng biểu lãi suất tại quầy chỉ 7,4%/năm trong khi gửi online tới 8,35%/năm... Với PVCombank khách hàng gửi tiết kiệm online sẽ được cộng 0,3 điểm % so với gửi tại quầy. Hiện lãi suất gửi tại quầy của ngân hàng này cao nhất là 7,99%/năm kỳ hạn từ 18 - 60 tháng.
Trong khi đó, lãi suất tiền gửi online của ACB cao hơn khoảng 0,25 điểm phần trăm so với giao dịch tại quầy. Với các khoản tiền gửi dưới 50 triệu đồng, lãi suất tiền gửi online của SHB cao hơn khoảng 0,2 điểm phần trăm so với giao dịch trực tiếp tại quầy, trong khi Techcombank cao hơn khoảng 0,6 điểm phần trăm... Ngoài ưu đãi lãi suất, nhiều ngân hàng sẽ hoàn phí hoặc tặng quà cho các giao dịch online.
Kỳ vọng vốn rẻ đi vào sản xuất, tiêu dùng
Theo lãnh đạo một ngân hàng, chi phí nhân sự và tiền thuê mặt bằng thường chiếm một số tiền lớn trong nguồn tài chính của mỗi ngân hàng. Khách hàng gửi tiền tiết kiệm trực tuyến nhiều, ngân hàng sẽ cần số lượng nhân viên ngồi tại văn phòng ít hơn, và số tiền phải chi cho thuê mặt bằng cũng ít hơn nên lãi suất dành tặng cho khách hàng từ 0,1% - 0,3% là số tiền được trích ra từ nguồn tiền đó.
Giám đốc Chiến lược Ngân hàng số OCB Nguyễn Thiện Tâm cho biết, kể từ thời điểm dịch Covid-19 xảy ra ở Việt Nam, các giao dịch điện tử thông qua kênh OMNI của OCB đã tăng trưởng trên 50%.
Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều kênh đầu tư "chao đảo". Giá vàng lên xuống thất thường, thị trường chứng khoán ngập trong sắc đỏ, bất động sản "bất động", sản xuất, kinh doanh đang chậm lại, việc gửi tiết kiệm online tiện lợi cùng với những chính sách phí ưu đãi, "kích thích" mạnh mẽ nhiều nhà đầu tư, người dân chọn kênh gửi ngân hàng để tích lũy an toàn.
Khi ngân hàng dồi dào đồng vốn thanh khoản dư thừa sẽ sẵn sàng cung ứng cho nền kinh tế. Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tính đến ngày 31/3 cho thấy, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế và hệ thống ngân hàng tăng 1,3% so với đầu năm. Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng nhận định đây là tín hiệu tương đối khả quan vì tín dụng gần như không tăng trong 2 tháng đầu năm. Trong năm 2020, NHNN dự kiến tín dụng tăng thêm cho nền kinh tế khoảng 900.000 tỷ đồng đến 1,1 triệu tỷ đồng (tăng khoảng 11% - 14%). "NHNN sẽ điều hành hoạt động ngân hàng để bảo đảm cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, kể cả trong giai đoạn phòng chống dịch cũng như phục hồi sau dịch với mức lãi suất cho vay thấp hơn" - Thống đốc Lê Minh Hưng khẳng định.
Trâm Anh
Thanh khoản đã tự dưỡng, lãi suất liên ngân hàng giảm sâu Ngân hàng Nhà nước đã ngừng bơm ròng, lãi suất giảm sâu trên thị trường liên ngân hàng khi hệ thống đã tự cân đối thanh khoản. Phiên đầu tuần này (13/4) đánh dấu chuỗi bơm ròng vốn từ Ngân hàng Nhà nước tạm kết thúc. Trên thị trường mở (OMO) đã không còn phải bơm ra hỗ trợ như liên tiếp gần...