Doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi suất gấp đôi lãi ngân hàng: Liệu có đáng lo?
Từ nửa cuối năm 2018 đến nay, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản đua nhau phát hành trái phiếu. Không chỉ gây chú ý với lượng phát hành lớn mà còn ghi nhận mặt bằng lãi suất được đẩy lên rất cao.
Điển hình như cuối quý I/2019, Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán PDR) phát hành trái phiếu với mức lãi suất lên đến 14,5%, con số cao gấp đôi lãi suất huy động tại các ngân hàng.
Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, PDR đã phát hành 3 đợt trái phiếu, trong đó đợt phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 1 năm hồi tháng 3 có lãi suất lên tới 14,5%, 2 đợt phát hành trong tháng 5 với lần lượt 100 tỷ trái phiếu kỳ hạn 1 năm lãi suất 12% và 550 tỷ trái phiếu kỳ hạn 5 năm lãi suất 10,5%.
Không chỉ Công ty Phát Đạt, nhiều doanh nghiệp khác cũng chấp nhận trả mức lãi suất 10 – 12%/năm để huy động vốn qua trái phiếu. Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest (mã VPI) trong tháng 5/2019 đã phát hành thành công 8.000 trái phiếu với tổng trị giá 800 tỷ đồng (mệnh giá 100 triệu đồng một trái phiếu), lãi suất áp dụng cho một kỳ tính lãi đầu tiên là 12%/năm… Hay Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH) cũng đã huy động vốn qua 2 đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 2 năm với tổng giá trị 900 tỷ đồng, lãi suất mức 12%/năm.
Doanh nghiệp bất động sản chấp nhận mức lãi suất cao để huy động vốn
Theo thống kê của Bộ Tài chính, tính đến 24/6/2019, dư nợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 10,5% GDP, tăng 19,2% so với cuối 2018.
Video đang HOT
Bảy tháng đầu năm 2019 tổng phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các công ty đại chúng là 31.000 tỷ đồng, tương đương 63,8% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp của năm 2018, trong đó doanh nghiệp ngành tài chính – ngân hàng chiếm 42%, doanh nghiệp bất động sản chiếm 22%.
Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp 7 tháng năm 2019 cao hơn so với năm 2018, nguyên nhân do mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng thương mại đều tăng trong năm 2019.
Trong đó, lãi suất trái phiếu của doanh nghiệp ngành bất động sản trong 7 tháng đầu năm 2019 ở mức trên 10% (phổ biến ở mức 12%).
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, nguyên nhân chủ yếu khiến các doanh nghiệp bất động sản đua phát hành trái phiếu do việc thắt chặt tín dụng với ngành bất động sản, khiến các doanh nghiệp bất động sản phải huy động vốn trên thị trường với mức lãi suất cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái và so với các ngành khác.
“Qua rà soát và thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đã rà soát đánh giá mức huy động lãi suất như vậy chưa có xu hướng biến động đáng ngại. Bộ Tài chính vẫn phải tiếp tục theo dõi, đánh giá phân tích thường xuyên, nếu có bất thường liên quan đến thị trường tài chính, ảnh hưởng sẽ có giải pháp phù hợp” – Thứ trưởng Vũ Thị Mai cho biết.
Theo anninhthudo.vn
Hơn 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành
Theo báo cáo mới đây của CTCK MBS cho biết, trong 5 tháng đầu năm 2019, có trên 60.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó nhóm ngành tài chính như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản chiếm tỷ trọng đến 82%.
Cụ thể, nhóm ngành ngân hàng đã phát hành 17,6 nghìn tỷ đồng, trong đó VPBank phát hành 5.600 tỷ, chiếm đến 32%, trái phiếu VPBank có kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định từ 6,4% - 6,9%.
Nhóm ngành bất động sản, xây dựng, hạ tầng đứng thứ hai về lượng trái phiếu phát hành với 16,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 27%. Đây là nhóm ngành có mức lãi suất coupon cao nhất, phổ biến trên 10%/năm, cao nhất là trái phiếu của Phát Đạt với mức lãi suất coupon lên đến 14,5%/năm. Trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp BĐS, xây dựng thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất, có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm (CII), phổ biến là kỳ hạn 2 năm.
Các doanh nghiệp chứng khoán cũng huy động 15.800 tỷ thông qua hình thức phát hành trái phiếu 05 tháng đầu năm, với lãi suất coupon từ 8% - 11,3%, kỳ hạn phổ biến từ 1 - 3 năm. Vndirect dẫn đầu với 1.460 tỷ đồng trái phiếu phát hành, kỳ hạn từ 1-3 năm, lãi suất 9,5% - 11,3%/năm, trong đó 660 tỷ đồng là trái phiếu chuyển đổi.
Theo MBS, hiện tại trái phiếu chủ yếu phát hành riêng lẻ cho các nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trên thị trường OTC dưới dạng ghi sổ, số lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành bởi các DNNN và doanh nghiệp tư nhân niêm yết trên sàn HoSE vẫn khá hạn chế, chỉ có một vài doanh nghiệp lớn như HCM, ANC, BID, CII, KBC, NVL, VIC và MSN...
"Theo ngân hàng phát triển châu Á (ADB), trong 4 năm trở lại đây, quy mô thị trường TPDN của Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ 261%, dư nợ toàn thị trường đến hết quý I/2019 là 4,34 tỷ USD, tương đương với 1,8% GDP, tuy nhiên, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với trung bình các nước ASEAN (15,7%), Trung Quốc (29,5%), Hàn Quốc (74,3%), Malaysia (46,3%), Thái Lan (21,2%).
Nhằm thực hiện mục tiêu của Chính phủ về quy mô thị trường trái phiếu sẽ đạt 45% GDP năm 2020 và 65% GDP năm 2030, trong đó, dư nợ của thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 7% GDP năm 2020 và 20% vào năm 2030 đã ban hành Nghị định 163 thay thế Nghị định 90 quy định về việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ trong nước và quốc tế, hiệu lực từ đầu năm nay có nhiều điểm mới, theo hướng nới lỏng điều kiện cho doanh nghiệp.
Theo các chuyên gia tài chính, có 2 điểm mới cơ bản của Nghị định 163 so với trước đó là về phát hành riêng lẻ, quy định không giới hạn quyền của tổ chức phát hành, không bắt buộc doanh nghiệp phát hành phải có lãi năm liền trước.
Trước đây,doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu phải có lãi. Quy định này được cho là không phù hợp thông lệ quốc tế trong bối cảnh điều kiện vay, tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp ngày càng khó, nhất là doanh nghiệp đang niêm yết trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, chứng khoán... cần nhiều vốn lưu động.
Bên cạnh đó, HNX đang triển khai xây dựng chuyên trang về trái phiếu doanh nghiệp để cung cấp các thông tin chi tiết về doanh nghiệp phát hành trái phiếu, giá phát hành, lãi suất coupon, lượng phát hành... tạo điều kiện cho thị trường thứ cấp trái phiếu doanh nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, luật hiện hành chưa yêu cầu trái phiếu doanh nghiệp phát hành tại Việt Nam phải được xếp hạng tín nhiệm do trong nước chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm nào. Tuy nhiên, lộ trình phát triển thị trường trái phiếu năm 2017 đưa ra mục tiêu tất cả chứng khoán nợ phát hành trong nước sẽ được xếp hạng bởi 02 tổ chức xếp hạng tín nhiệm.
Nhóm phân tích của MBS cho rằng, Chính phủ cần nhanh chóng phát triển các quy định về tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu doanh nghiệp để tạo khung pháp lý cho thị trường thứ cấp được phát triển, bảo vệ nhà đầu tư. Đồng thời, TPDN phát hành riêng lẻ cần được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán và đăng ký tại VSD để có thể cung cấp đầy đủ thông tin thiết yếu cho nhà đầu tư.
Theo thuonggiaonline.vn
"Sẽ có dòng tiền khối ngoại tích cực vào thị trường" Dòng tiền ngoại dễ dàng đi vào các thị trường mới nổi hơn, là động lực cho sức cầu trên chứng khoán tăng lên. Ông Huỳnh Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc CTCK Everest. Ông có bình luận gì về việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hạ lãi suất lần đầu kể từ khủng hoảng tài chính 2008? Ông Huỳnh Anh...