Doanh nghiệp phát hành trái phiếu lãi khủng: Cảnh báo là chưa đủ
Cơ quan chức năng đã cảnh báo về hiện tượng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu với lãi suất rất cao. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, cần nghiên cứu về diễn biến thị trường trong thời gian gần đây để có các điều chỉnh về pháp lý kịp thời và giám sát chặt chẽ nhằm tránh rủi ro cho thị trường.
Tháng 10/2019, có 17.071 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, trong đó 9.349 tỷ đồng thuộc về các công ty bất động sản. Ảnh: Tường Lâm
Báo cáo thị trường trái phiếu mới nhất của Công ty Chứng khoán SSI cho biết, tính riêng tháng 10/2019 có 17.071 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được phát hành, nhưng chủ thể phát hành nhiều không phải là các ngân hàng thương mại mà thuộc về các công ty bất động sản (BĐS) với 9.349 tỷ đồng trái phiếu được phát hành.
Trong đó, riêng Công ty TNHH Vinametric – chủ sở hữu của Khách sạn Saigon Prince Hotel phát hành tổng cộng 3.705 tỷ đồng, kỳ hạn 2 năm, lãi suất thả nổi, kỳ trả lãi 6 tháng. Đứng thứ 2 là Công ty CP Bất động sản Sài Gòn Vina (Land Saigon) phát hành 1.850 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất cố định 11%/năm. “Đáng lưu ý, tại báo cáo tài chính quý III/2019, Land Saigon ghi nhận lỗ 14,2 tỷ đồng, hệ số nợ/tổng tài sản lên tới 69%, dòng tiền hoạt động kinh doanh âm nên việc phát hành thêm lượng lớn trái phiếu là khá rủi ro”, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nêu quan điểm.
Về lãi suất, lãi suất phát hành TPDN của các nhóm đều tăng lên, trong đó nhóm BĐS có mức lãi suất bình quân tháng 10 là 10,5%, cao hơn nhiều so với mức 9,6% của tháng 9. “Cá biệt có lô phát hành hơn 1.400 tỷ đồng trái phiếu 5 năm của Công ty CP Đầu tư Thương mại Hồng Hoàng có mức lãi suất đáng kinh ngạc, lên tới 20%/năm do ACBS thu xếp phát hành”, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhấn mạnh.
Bình luận về chuyện lãi – lỗ trong hoạt động của của các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HOREA) nói: “Trước đây việc phát hành khắt khe hơn, theo đó, các doanh nghiệp phải có lãi ở năm liền kề mới đủ điều kiện phát hành. Từ khi Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp có hiệu lực, điều kiện này không còn. Đây là quy định đúng theo thị trường và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp. Bởi vì, có thể doanh nghiệp lỗ 100 triệu đồng cũng bị coi là lỗ và không được phát hành TPDN là oan. Hoặc có trường hợp tình trạng lỗ là thuộc kế hoạch kinh doanh trung và dài hạn nên việc phát hành TPDN để tạo vòng quay vốn là bình thưởng”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, ông Châu cho rằng, thị trường TPDN đang có một số vấn đề đáng quan ngại. Về lãi suất, trước khi có sự xuất hiện ồ ạt của các doanh nghiệp BĐS, lãi suất TPDN chỉ khoảng dưới 8%. Sau khi các doanh nghiệp BĐS tham gia, lãi suất trên thị trường vọt lên 14% và 20%.
“So sánh với lãi suất và điều kiện vay vốn từ ngân hàng, lãi suất trái phiếu DN BĐS ở mức 14 – 20% không hẳn là quá khủng nếu doanh nghiệp cần vốn khẩn cấp trong thời hạn ngắn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp huy động vốn trung và dài hạn mà lãi suất đẩy lên đến 20% là cần xem xét”, ông Châu nhấn mạnh.
Về nhà đầu tư, vị Chủ tịch HOREA phân tích, tỷ lệ các nhà đầu tư cá nhân tham gia đã tăng lên khoảng 7% trong khi trước đó đây là sân chơi chủ yếu của các nhà đầu tư tổ chức. “Không hẳn là các nhà đầu tư cá nhân là không có nghề nhưng quan sát trên thị trường cho thấy, nhiều người đang đầu tư theo đám đông. Đó thực sự là rủi ro”, ông Châu lưu ý.
Từ những bất cập đó, ông Lê Hoàng Châu khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính về việc phải có nghiên cứu để đánh giá một cách thực chất về hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp trong thời gian qua.
Theo đó, cần xem lại hành lang pháp lý để vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thêm kênh huy động vốn hiệu quả lại vừa đặt ra các tiêu chí, chẳng hạn: hệ số tín nhiệm, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên số vốn huy động để tránh tình trạng vốn mỏng, hay rủi ro về tính khả thi của dự án cần huy động vốn.
“Trước mắt, khi chưa bổ sung các điều kiện phát hành cần thiết, các cơ quan chức năng không chỉ cảnh báo nhà đầu tư mà nên chú trọng giám sát hoạt động phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp và cả hoạt động bảo lãnh phát hành trái phiếu của các tổ chức để có thể ngăn chặn các rủi ro cho cả thị trường”, ông Châu khuyến nghị.
Xuân Nga
Theo Baodauthau.vn
BIDV dồn lực trích lập dự phòng, đón nhận nguồn vốn quan trọng từ KEB Hana
BIDV đã sử dụng hơn 70% thu nhập hoạt động trước dự phòng nợ xấu để trích lập dự phòng nợ xấu, đón nhận thêm nguồn vốn dài hạn quan trọng từ Ngân hàng KEB Hana (Hàn Quốc) thông qua thương vụ M&A lịch sử.
Theo báo cáo mới đây của Bộ phận Phân tích CTCP Chứng khoán SSI, điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của BIDV trong quý III vừa qua là tái cấu trúc vốn, khi ngân hàng đặt mục tiêu giảm dần tiền gửi và trái phiếu dài hạn để giảm chi phí vốn, trước khi sắp được tăng vốn từ thương vụ M&A với Ngân hàng Keb Hana.
Cụ thể, BIDV đã mua tất cả tái phiếu vốn cấp 2 kỳ hạn 10 năm phát hành năm 2014 với tổng trị giá 7.300 tỷ đồng. Theo điều khoản phát hành trái phiếu, lãi suất trái phiếu sẽ được điều chỉnh tăng đáng kể nếu BIDV không mua lại sau 5 năm đầu tiên kể từ khi phát hành. Để thay thế các trái phiếu đó, ngân hàng phát hành 3.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 1.100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm, tất cả đều là trái phiếu cấp 2 có lãi suất thấp hơn.
Ngân hàng cũng điều chỉnh lãi suất tiền gửi để thu hút nguồn vốn ngắn hạn và giảm nguồn vốn dài hạn. Tính tới tháng 9/2019, tổng tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi (CD), và trái phiếu có kỳ hạn hơn 1 năm giảm 5.000 tỷ đồng, trong khi tổng huy động với kỳ hạn 3-12 tháng tăng mạnh nhất (tăng 18,1% so với đầu năm).
Cùng với cấu trúc vốn được thay đổi, BIDV cũng điều chỉnh cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn tăng từ mức 61,8% cuối năm 2018 lên 62,9% vào cuối tháng 9 vừa qua. Với nguồn vốn dự trữ hạn chế, BIDV tăng đầu tư vào trái phiếu do ngân hàng khác phát hành, thường được áp dụng hệ số rủi ro bằng 0 (do đa số được đảm bảo bằng trái phiếu Chính phủ), đồng thời có ợi suất cao hơn so với cho vay ngắn hạn liên ngân hàng. Chiến lược này cho phép ngân hàng mở rộng tài sản sinh lãi với chi phí vốn đầu tư thấp.
Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) phản ánh chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi lại giảm mạnh, xuống mức thấp nhất trong 13 quý vừa qua. Lũy kế 9 tháng đầu năm, hệ số NIM trong giảm còn 2,46% từ mức 2,69% cùng kỳ. Theo SSI Research, chi phí huy động trong khi lợi suất tài sản sinh lời không cải thiện nhiều là nguyên nhân khiến hệ số NIM giảm mạnh. Ngoài ra, giai đoạn nửa đầu năm 2019 để tài trợ cho hoạt động cho vay do thiếu nguồn vốn dài hạn, ngân hàng đã phải tăng tăng huy động tiền gửi dài hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Nhìn lại kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm, dù hệ số NIM giảm, tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng vẫn tăng nhờ thu nhập ngoài lãi tăng trưởng nhanh. BIDV cũng cải thiện hiệu quả hoạt động (tỷ lệ chi phí hoạt động /thu nhập (CIR) giảm còn 30,3%. Tuy nhiên, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng quý III tăng 32,6% so với cùng kỳ mới là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận trước thuế quý III chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ. Trong 9 tháng đầu năm, chi phí dự phòng tăng 14,9%, lợi nhuận trước thuế đạt 7.030 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ.
Theo tính toán của SSI Research, BIDV đã sử dụng hơn 70% thu nhập hoạt động trước dự phòng nợ xấu để trích lập dự phòng nợ xấu. Đồng thời, ngoài dự phòng nợ xấu từ các khoản vay, SSI Research ước tính ngân hàng đã xóa hơn 3.300 tỷ đồng trái phiếu VAMC, tương đương hơn 51% dư nợ trái phiếu VAMC ròng đầu năm 2018.
"Ngân hàng lên kế hoạch xử lý tất cả trái phiếu VAMC trong năm 2019, do đó, khoảng 3.100 tỷ đồng dư nợ trái phiếu VAMC ròng còn lại sẽ tiếp tục được xử lý trong quý IV/2019", báo cáo của SSI Research dự tính.
Việc quyết liệt trích lập dự phòng cũng giúp chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu (NPL) tăng lên 2,09% từ mức 1,9% cuối năm 2018, tỷ lệ nợ xấu bao gồm dư nợ trái phiếu VAMC ước tính giảm xuống còn 2,46% từ mức 2,75% trong năm 2017 và 2,56% trong năm 2018.
Dư nợ trái phiếu VAMC tại một số ngân hàng đến cuối tháng 6/2019
Đầu tháng 11/2019 vừa qua, BIDV đã hoàn tất xong đợt phát hành riêng lẻ tăng vốn. Thương vụ giữa ngân hàng và KEB Hana đưa Keb Hana trở thành cổ đông chiến lược của BIDV, với 15% cổ phần. Đồng thời, BIDV nhận thêm nguồn vốn dài hạn quan trọng và nâng vốn điều lệ lên cao nhất trong hệ thống.
Thanh Thủy
Theo baodautu.vn
Kinh Bắc (KBC) tiếp tục huy động 200 tỷ đồng qua trái phiếu Số tiền thu được Kinh Bắc dự chi tăng quy mô vốn hoạt động của Công ty và/hoặc đầu tư vào các chương trình, dự án. Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc - CTCP (KBC) vừa thông qua phương án phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Chi tiết, trái phiếu phát hành đợt này có mệnh giá...