Doanh nghiệp niêm yết, nhà đầu tư cổ phiếu ‘khóc ròng’ vì lệnh cấm Margin
Gần 100 mã cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM đã bị áp dụng lệnh cấm giao dịch ký quỹ. Điều này khiến doanh nhiệp lẫn nhà đầu tư cổ phiếu thiệt hại nặng. Trong số các nguyên nhân, lệnh cấm Margin xuất phát từ sai phạm nghĩa vụ thuế đang có rất nhiều bất cập khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.
Lệnh cấm Margin đang khiến nhiều doanh nghiệp niêm yết và nhà đầu tư chứng khoán ảnh hưởng lớn
Cười ra nước mắt
Cho đến thời điểm này, có 91 mã cổ phiếu được liệt vào danh sách cấm giao dịch ký quỹ, 15 trong số đó xuất phát từ lý do vi phạm thuế. Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng việc Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM căn cứ vào quyết định của thuế vụ để áp lệnh cấm Margin là máy móc và chưa thấu tình đạt lý vì cơ chế thuế đang có nhiều bất cập.
Điều này dẫn đến tâm lý của các nhà đầu tư ảnh hưởng lớn dẫn đến giá cổ phiếu sụt giảm. Đơn cử như cổ phiếu PDR của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) từng giảm giá sàn 26.350 đồng/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 10/8, sau khi Công ty bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế.Lường trước lệnh cấm Margin, nhà đầu tư cổ phiếu bán ồ ạt hơn 2,2 triệu đơn vị với giá sàn.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu PDR đã tăng trong 2 phiên sau đó, lần lượt 1,7% và 3,4%, lên 27.700 đồng/CP, khi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM tạm thời đưa PDR ra khỏi danh sách cấm Margin. Lý do là Cục Thuế TP.HCM có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán, trong đó nêu rõ PDR là doanh nghiệp chấp hành tốt luật thuế. Lỗi vi phạm là do không cố ý, do nhận thức sai về quy định thuế, một lỗi thường gặp của các doanh nghiệp. Như vậy, những nhà đầu tư bán cổ phiếu PDR với giá sàn trong phiên 10/8 bị thiệt lớn, tổng cộng hàng chục tỷ đồng.
Không may mắn như Phát Đạt, giá trị vốn hóa của Công ty cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH) rớt hàng chục tỷ đồng khi cổ phiếu quay đầu giảm giá hơn 20%, chủ yếu vì cổ phiếu không còn được margin khi Công ty bị phạt 1,5 tỷ đồng tiền thuế. Theo đại diện doanh nghiệp, Thủ Đức House không vi phạm pháp luật thuế mà do chậm tất toán về mặt hồ sơ thủ tục. Hiện tại, doanh nghiệp này đã hoàn thành nghĩa vụ thuế nhưng lệnh cấm Margin vẫn còn thời hiệu. Điều này khiến cổ phiếu của doanh nghiệp trồi sụt dù kết quả kinh doanh quý 3/2017 vượt kế hoạch năm.
“Đau khổ” nhất, có thể kể đến Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, chỉ sai một tờ hóa đơn dẫn đến bị xử phạt và áp lệnh cấm Margin. Việc này khiến cổ phiếu Rồng Việt (HOSE: VDS) ảnh hưởng lớn thời gian qua.
Video đang HOT
Đại diện các doanh nghiệp cho rằng lệnh cấm Margin xuất phát từ xử phạt thuế đang có nhiều bất cập
“Vơ đũa cả nắm”
Phản ứng của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết cho rằng, quy chế hiện tại quy định chứng khoán đủ điều kiện giao dịch ký quỹ không thuộc trường hợp là “Công ty niêm yết nhận được kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật thuế”. Quy định này chỉ dừng lại ở mức độ rất chung chung, không có một phạm vi, mức độ cụ thể, do đó mà khi nhiều doanh nghiệp bị rơi vào trường hợp này đã khiến nhà đầu tư vô cùng bị động.
Theo ông Nguyễn Ngọc Trường Chinh – Phó Chủ tịch Công ty Chứng khoán Sen Vàng (GLS), hiện nay doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự kê khai, tự nộp và chịu hậu kiểm của cơ quan thuế. Vì vậy, những sai phạm rất dễ xảy ra, vì nhiều lý do khác nhau, như cách hiểu khác nhau về các quy định về thuế, những sai sót có thể phát sinh về ghi hóa đơn, hợp đồng… thậm chí cùng một vấn đề nhưng quan điểm của doanh nghiệp và cơ quan thuế khác nhau sẽ dẫn đến kết quả khác nhau và từ đó gây ra sai sót.
Quy chế này không quy định một mức độ vi phạm cụ thể nên có thể hiểu một doanh nghiệp bị xử phạt từ 100.000 đồng cho đến 100 tỷ đồng hoặc hơn về thuế đều bị cắt margin trên thị trường chứng khoán, điều này là hoàn toàn không công bằng. Một doanh nghiệp niêm yết khi nhận quyết định của thuế thì trong vòng 24h phải công bố thông tin và ngay ngày hôm sau thì bị cắt margin.
“Như vậy sẽ rất không tốt cho thị trường chứng khoán nói chung, nhất là khi cổ phiếu đó là cổ phiếu nóng và với nhà đầu tư thì thiệt hại rất lớn bởi rằng sức mua trên thị trường của nhà đầu tư cá nhân có một phần đáng kể từ vốn margin. Do đó, một cổ phiếu dù tốt cỡ nào mà vướng phải quy định này chắc chắn chịu nhiều ảnh hưởng về giao dịch, đó là chưa kể về thương hiệu. Ngoài ra, đây là câu chuyện chưa có tiền lệ nên sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư, thậm chí trong trường hợp cổ phiếu được cho giao dịch margin trở lại, nhà đầu tư chắc chắn sẽ rất e ngại”- ông Chinh nói.
Theo ông Chinh, nên chăng cần có quy định cụ thể hơn về mức độ vi phạm thuế, chẳng hạn từ 5 tỷ, 10 tỷ trở lên hoặc phần khê khai thuế chiếm bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ thì cắt margin. Nếu vẫn giữ quy định này thì từ nay đến cuối năm chắc chắn sẽ còn nhiều cổ phiếu tốt khác cũng sẽ bị cắt margin do liên quan đến thuế.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đã có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đê xuât xem xét lại quy định cổ phiếu không được giao dịch ký quỹ khi doanh nghiêp bị xử phạt vi phạm pháp luât vê thuê. Kiến nghị này xuất phát từ thực tế nhà đầu tư thiệt chịu hại lớn khi một mã cổ phiếu bị cắt margin ngay sau khi doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm pháp luật về thuế.
Theo Nguyễn Tường
Vietnamfinance
Các cổ phiếu đốt cháy tài khoản nhà đầu tư nhiều nhất năm 2016
Nhiều cổ phiếu có lịch sử tăng vốn khủng trong quá khứ đã nằm trong top giảm mạnh nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2016.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại năm 2016 với những diễn biến được cho là khá tích cực. Kết thúc năm 2016, VN-Index nằm ở mức 664,87 điểm, tăng 14,82% so với thời điểm cuối năm 2015. Trong khi đó, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,2% lên mức 80,12 điểm.
Trong năm 2016, trên thị trường niêm yết đã chứng kiến nhiều cổ phiếu có mức tăng giá phi mã, gấp đôi gấp ba đầu năm như DTL, TLH, SMC, SIC, TV2... Tuy nhiên, trên thị trường vẫn còn khá nhiều cổ phiếu khiến nhà đầu tư "ôm hận" nếu nắm giữ trong cả năm qua.
Theo thống kê của NDH, chỉ tính riêng trên thị trường niêm yết là HOSE và HNX, trong năm 2016 đã có tới 47 cổ phiếu có mức giảm trên 50%, trong đó có 5 cổ phiếu giảm tới trên 80%.
Trên sàn HOSE đáng chú ý nhất phải kể đến cổ phiếu TNT của Công ty Cổ phần Tài nguyên. Cổ phiếu này trong năm 2016 đã để mất tới 91% giá trị từ mức 25.000 đồng/CP xuống chỉ còn 2.250 đồng/CP. Trên thị trường trong năm qua không có nhiều thông tin lý giải cho đà "lao dốc" của TNT. Trước đợt lao dốc vào giữa năm của TNT chỉ có một số thông tin hiếm hoi như một cá nhân đã bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì sử dụng 26 tài khoản để thao túng giá cổ phiếu TNT.
Đứng thứ 2 về mức giảm giá trên sàn HOSE là cổ phiếu TTF của Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, với mức giảm lên tới 81,4%. Khác với TNT, TTF từ một cổ phiếu "hot" trên thị trường với mức giá có lúc lên trên 40.000 đồng/CP, nhưng giá cổ phiếu này đã liên tục lao dốc và kết thúc năm chỉ còn ở mức 5.390 đồng/CP. Việc cổ phiếu TTF rơi tự do trong năm 2016 bắt nguồn từ thông tin liên quan đến công ty lỗ hơn 1.000 tỷ đồng trong 6 nửa đầu năm 2016, hàng tồn kho của công ty "bốc hơi", cổ đông lớn Tân Liên Phát tạm dừng chuyển đổi khoản vay hay những biến động lớn trong ban lãnh đạo công ty.
10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HOSE
Tiếp đến, cổ phiếu TSC của CTCP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ là một trong 3 cổ phiếu có mức giảm trên 80% lại sàn HOSE. TSC kết thúc năm 2016 ở mức 2.630 đồng/CP, giảm 81,1% so với mức 13.900 đồng/CP hồi cuối năm 2015. TSC cuối quý II/2014 có VĐL 83 tỷ, nhưng đến cuối quý III/2015 là 1.476 tỷ. TSC từ một cổ phiếu nhỏ trở thành cổ phiếu có vốn điều gấp 17 lần sau một năm rưỡi.
Tiếp theo là các cổ phiếu có mức giảm trên 70% như HNG của Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (-78,5%), KSA của Công ty Cổ phần Công nghiệp Khoáng sản Bình Thuận (-72,8%), BCG của Công ty cổ phần Bamboo Capital (-71,8%), ATA của Công ty Cổ phần NTACO (-71,4%) và OGC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (-71,1%).
Trên sàn HNX, dẫn đầu về mức giảm giá trong năm 2016 phần lớn là các cổ phiếu có lịch sử tăng vốn "khủng".
Cổ phiếu SGO của CTCP Dầu thực vật Sài Gòn đã có mức giảm lên tới 85,11% từ 9.400 đồng/CP xuống chỉ còn vỏn vẹn 1.400 đồng/CP. SGO là cổ phiếu mới chỉ niêm yết trên sàn HNX từ 16/12/2015 với khoảng thời gian giao dịch khá tích cực trong vòng 1 vài tháng sau đó, tuy nhiên, giá cổ phiếu này bỗng nhiên lao dốc không phanh. SGO được thành lập với vốn điều lệ (VĐL) 1 tỷ đồng. Đến 29-12-2014, VĐL của SGO được tăng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành 9,9 triệu CP cho 5 cổ đông. Đến 2-2-2015, SGO tiếp tục có đợt tăng VĐL lên 200 tỷ đồng cũng thông qua việc chào bán cho cổ đông hiện hữu. Nghĩa là chỉ trong vòng 5 năm, VĐL của SGO đã tăng lên 200 lần dù DN này chưa niêm yết.
10 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất sàn HNX
Tương tự SGO, hai cổ phiếu HKB của Công ty Cổ phần Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc và KVC của CTCP Sản xuất Xuất nhập khẩu Inox Kim Vĩ có mức giảm lần lượt 80,07% và 78,62%. Cả HKB và KVC cũng đều có quá khứ tăng vốn "khủng".
Năm 2009 HKB được thành lập với vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng với chỉ 5 nhân viên. Tính đến hết quý III/2016 vốn điều lệ của HKB đã tăng lên tới gần 516 tỷ đồng.
Còn đối với KVC, doanh nghiệp này tiền thân là Cơ sở sản xuất thép Kim Vĩ được thành lập từ năm 1989. Trước giai đoạn niêm yết, 3 năm liên tiếp từ 2012-2014, công ty đều thực hiện tăng vốn thông qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Lần thứ nhất là vào tháng 11/2012, công ty tăng vốn thêm 20 tỷ đồng lên 36 tỷ đồng; lần 2 vào tháng 3/2013 tăng thêm 72 tỷ đồng lên 108 tỷ đồng; lần 3 vào tháng 9 năm 2014 tăng thêm 57 tỷ đồng lên 165 tỷ đồng và lần gần đây nhất tăng từ 165 tỷ đồng lên 465 tỷ đồng trong tháng 5/2016.
Theo_NDH
Giá vàng hôm nay 19/9: Giảm sâu hàng chục nghìn đồng/lượng Hôm nay (19/9), giá vàng trong nước tiếp tục giảm sâu hàng chục nghìn đồng/lượng do giá đồng đô la Mỹ hồi phục. Giá vàng thế giới đêm qua bất ngờ giảm mạnh do đồng đô la Mỹ hồi phục. Đồng đô la Mỹ tăng trở lại trước thềm cuộc họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến diễn ra...