Doanh nghiệp Nga mở rộng hiện diện tại Trung Đông
Bahrain là “cửa ngõ” để các công ty Nga gia tăng sự hiện diện ở thị trường Trung Đông và Bắc Phi.
Quốc vương Bahrain Hamad bin Isa Al Khalifa (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: TASS
Tờ Izvestia (Nga) ngày 23/5 lưu ý rằng các công ty Nga đang đổ xô ra nước ngoài, bao gồm cả Bahrain, nơi đang nổi lên như một điểm đến quan trọng ở Trung Đông, với chuyến thăm của Quốc vương Bahrain tới Moskva nhấn mạnh xu hướng này.
Georgy Kapanadze, thành viên của Hội đồng Doanh nghiệp Nga, cho biết các công ty Nga đang mở văn phòng tại Bahrain trong bối cảnh có các điều kiện thuận lợi ở quốc gia Trung Đông này, nơi được ưu đại thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, Bahrain còn là một phần của Trung Đông và Bắc Phi (MENA) – hiệp hội của khoảng hai chục quốc gia khác nhau. Ông Kapanadze tin rằng Bahrain là “cửa ngõ” để các công ty Nga gia tăng sự hiện diện ở thị trường của khu vực MENA.
Về phần mình, Askhab Indarbayev từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Nga (CSR) nhấn mạnh, khối lượng thương mại Nga – Bahrain hiện không cao nhưng hai nước đang nỗ lực tạo điều kiện và cơ chế để thúc đẩy quan hệ kinh tế. Theo ông Indarbayev, triển vọng hợp tác có vẻ đặc biệt hứa hẹn trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và dược phẩm, cũng như trong lĩnh vực thực phẩm, vật liệu xây dựng, thiết bị y tế và các sản phẩm thép.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, lĩnh vực ngân hàng nước ngoài rất phát triển ở Bahrain, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản thanh toán xuất nhập khẩu cho Nga trong tình huống nhiều ngân hàng từ các nước đối tác cảnh giác với các lệnh trừng phạt thứ cấp của phương Tây, Natalya Milchkova, nhà phân tích chính tại Freedom Finance Global, cho biết.
Trong khi đó, Ibragim Ibragimov, nhà nghiên cứu tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Nga nói: “Bahrain có thể là đối tác của chúng tôi trong các ngành năng lượng, nông nghiệp, kỹ thuật số, tài chính và vũ trụ. Nước này quan tâm đến việc tham gia các dự án trong nhóm BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Brazil). Bahrain cũng có thể tham gia các hành lang giao thông như hành lang Bắc-Nam”.
Quốc vương Bahrain, Hamad Bin Isa Al Khalifa, đã đến Nga hôm 22/5 trong chuyến thăm chính thức kéo dài hai ngày. Trong chuyến thăm chính thức của mình, ông Khalifa sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố.
“Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về tình hình hiện tại và triển vọng hợp tác Nga – Bahrain về thương mại, kinh tế, năng lượng và văn hóa, cũng như các vấn đề quốc tế hiện nay, bao gồm cả những diễn biến ở Trung Đông khi Bahrain đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Liên đoàn Arab”. tuyên bố nêu rõ.
Nhân sự kiện này, hai bên sẽ ký một số văn bản sau cuộc gặp. Quốc vương Bahrain đến thăm Nga lần gần đây nhất vào năm 2016. Ông cũng có cuộc điện đàm với Tổng thống Putin vào tháng 3 năm nay, chúc mừng nhà lãnh đạo Nga tái đắc cử và tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Năm 2022, Quốc vương Bahrain tuyên bố sẵn sàng làm trung gian cho các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine liên quan đến cuộc xung đột giữa hai bên.
Sau khi đến Moskva, Quốc vương Bahrain Hamad Bin Isa Al Khalifa sẽ tới Bắc Kinh tham dự Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Arab. Ông Khalifa dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề sự kiện. Chuyên gia Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga Kirill Semenov chỉ ra rằng chuyến thăm của nhà lãnh đạo Bahrain tới Nga và Trung Quốc nêu bật chính sách đối ngoại đa chiều của nước này.
Chuyên gia trên nhấn mạnh: “Nga và Trung Quốc có quan điểm chung, đặc biệt là trong việc tạo ra cấu trúc an ninh khu vực mới mà không có Mỹ. Bắc Kinh và Moskva cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đối thoại của các quốc gia vùng Vịnh với Iran”.
Điện Kremlin phản ứng về việc Mỹ cấm nhập khẩu urani của Nga
Ngày 14/5, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố việc Mỹ cấm nhập khẩu urani từ Nga sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực hạt nhân của Nga.
Công nhân khai thác urani ở Nga. Ảnh: TASS
Phát biểu tại cuộc họp báo, ông Peskov cho rằng Mỹ không dễ dàng cạnh tranh với ngành năng lượng hạt nhân của Nga, một trong những ngành tiên tiến nhất trên thế giới, đồng thời coi động thái trên của Mỹ là "sự cạnh tranh không lành mạnh". Ông Peskov nhấn mạnh quyết định của Mỹ cấm nhập khẩu urani của Nga sẽ không tác động nghiêm trọng đến ngành năng lượng hạt nhân của đất nước và Nga sẽ tiếp tục phát triển lĩnh vực này.
Trước đó, cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật cấm nhập khẩu urani làm giàu cấp độ thấp, chưa qua chiếu xạ, từ Nga. Chính quyền Washington nêu rõ đạo luật nhằm giảm và dần chấm dứt phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân dân sự của Nga.
Nội dung đạo luật nêu rõ sau 90 ngày kể từ khi được ban hành, các sản phẩm urani làm giàu thấp chưa qua chiếu xạ sản xuất ở Nga hoặc do các công ty Nga sản xuất không được phép nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Urani làm giàu là nhiên liệu chính cho các nhà máy điện hạt nhân. Các nhà máy điện của Mỹ phải đóng cửa các lò phản ứng hạt nhân vì không thể nhập urani của Nga sẽ được miễn áp dụng luật này đến ngày 1/1/2028.
'Google của Nga' đổi chủ Công ty Yandex NV, có trụ sở ở Hà Lan, đã đạt được thỏa thuận trị giá 475 tỷ ruble (5,21 tỷ USD) để bán lại Yandex - công ty được mệnh danh là "Google của Nga" - cho một nhóm nhà đầu tư Nga. Thương vụ này đánh dấu sự rút vốn có quy mô lớn nhất khỏi thị trường Nga của...