Doanh nghiệp Mỹ “tháo chạy” khỏi Trung Quốc
Giá nhân công tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, cùng với những tính toán có lợi hơn, nhiều doanh nghiệp Mỹ đã đóng cửa nhà máy tại Trung Quốc để “hồi hương” hoặc chuyển sang các thị trường khác.
Một cơ sở sản xuất của Flambeau tại Mexico
Mất lợi thế nhân công rẻ
Năm 2009, khi Sonja Zozula và Jerry Anderson thành lập công ty sản xuất đèn chiếu sáng LightSaver Technologies, bạn bè đều khuyên họ nên đặt cơ sở sản xuất ở Trung Quốc. Nhưng chỉ sau 2 năm, họ quyết định chuyển cơ sở về Carlsbad, thuộc bang California, cách nhà tại San Clemente khoảng 30km. Cũng giống như Sonja Zozula, công ty gia đình ông Jason Sauey từng tới Trung Quốc để đầu tư và giành giật thị phần tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Nhưng rồi, Jason nhận ra đó là quyết định sai lầm và tìm thị trường khác thay thế. Công ty Flambeau của ông chuyên sản xuất hộp nhựa và các sản phẩm công nghiệp. Từ khi chuyển nhà máy tới miền Trung Mexico, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng. Theo báo cáo của Flambeau, doanh thu tại nhà máy của hãng ở Mexico đã tăng 80% từ năm 2010, và hiện công ty đang tìm kiếm địa điểm xây dựng nhà máy thứ hai gần Thủ đô Mexico City của Mexico.
Gần hai thập kỷ qua, Trung Quốc là guồng máy khổng lồ không ngừng xuất xưởng đủ thứ sản phẩm. Tại đất nước chiếm gần 1/5 dân số thế giới, người lao động sẵn sàng nhận đồng tiền thù lao rẻ mạt cho bất kỳ công việc nào. Nhà chức trách Trung Quốc luôn ủng hộ sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó giải quyết được vấn đề thất nghiệp trong nước và thu hút công nghệ tiên tiến. Chính sách này đã đem lại tốc độ tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế. Thế nhưng, trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có dấu hiệu chậm lại. Cùng với đó, giá nhân công tăng nhanh và gần như cạn kiệt lao động giá rẻ, vốn là ưu thế của khu vực nông thôn trong một thời gian dài, khiến các nhà đầu tư nước ngoài quyết định chuyển cơ sở sản xuất sang các nước khác. Trong năm 2010 và 2011, có những đợt lương nhân công Trung Quốc tăng rất cao sau các cuộc đình công trên quy mô lớn ở một số nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài hoặc sau làn sóng tự tử của công nhân tại các nhà máy của tập đoàn điện tử Đài Loan Foxconn.
Video đang HOT
Ước tính, mức lương chi trả cho công nhân nhà máy Trung Quốc đã tăng gần 6 lần trong 1 thập kỷ qua, từ 0,6 USD một giờ năm 2003 lên khoảng 3,5USD một giờ vào thời điểm năm 2013. Tại các tỉnh ven biển, nơi tập trung nhiều cơ sở liên doanh với nước ngoài, thu nhập của công nhân Trung Quốc còn tăng nhanh hơn nữa. “Lương nhân công tại Trung Quốc đã tăng mạnh trong vài năm qua, điều đó làm thay đổi toàn bộ tính toán của các công ty Mỹ”, ông Christopher Wilson, một chuyên gia kinh tế tại Viện Mexico thuộc Trung tâm quốc tế Woodrow Wilson ở Washington nhận định.
Ngoài giá nhân công tăng mạnh, những lo ngại về tình trạng đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, cũng khiến các doanh nghiệp nước ngoài cân nhắc đến việc dừng đầu tư tại đất nước hơn 1 tỷ dân này.
Chuyển hướng đầu tư
Khi chi phí ở Trung Quốc tăng lên cùng với việc xem xét những thách thức khi sử dụng các nhà máy cách xa gần nửa vòng Trái đất và lệch tới 12 múi giờ, nhiều công ty nhỏ của Mỹ đang lên kế hoạch dời về Mỹ. Theo dự báo của Tập đoàn tư vấn Boston Consulting Group (BCG) của Mỹ, vào khoảng năm 2015, nhiều sản phẩm tiêu dùng sản xuất tại Mỹ sẽ rẻ như sản xuất tại Trung Quốc. BCG cho biết, công ty Sleek Audio đã đưa bộ phận sản xuất thiết bị tai nghe cao cấp từ Trung Quốc về Florida. Trong năm 2014, công ty NCR cũng có kế hoạch sẽ chuyển một cơ sở chế tạo máy rút tiền, từ Trung Quốc sang Columbus, tiểu bang Georgia, Mỹ, và sẽ sử dụng tới 870 nhân công.
Không chỉ “hồi hương”, các nhà sản xuất Mỹ ở mọi quy mô đang thực tiện chính sách hướng về Mexico. Quá trình này được các nhà kinh tế miêu tả như là một sự bùng nổ chưa từng thấy kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ được ký kết vào những năm 1990. Từ các thành phố biên giới như Tijuana tới những vùng đồng bằng trung tâm của Mexico, nhiều nhà máy mới đang đang mọc lên trên các khu đất canh tác nông nghiệp, trong khi nhu cầu lao động tuyển dụng tại Mexico tăng cao. Thương mại giữa Mexico và Mỹ đã tăng gần 30% từ năm 2010, lên tới 507 tỷ USD mỗi năm và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mexico năm ngoái đạt mức kỷ lục 35 tỷ USD.
Các nhà kinh tế cho rằng, nền kinh tế Mỹ hưởng lợi nhiều hơn từ sự dịch chuyển sản xuất về Mexico so với ở Trung Quốc, bởi vì những nước láng giềng có xu hướng chia sẻ với nhau nhiều hơn trong quá trình sản xuất. Được biết, khoảng 40% hàng hóa nhập khẩu ở Mexico có nguồn gốc từ Mỹ, so với chỉ 4% ở Trung Quốc.
Theo ANTD
Trung Quốc làm tổn hại môi trường kinh doanh tại châu Á
Mỹ muốn mở rộng quan hệ thương mại với châu Á, khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới, nhưng các hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông làm leo thang căng thẳng, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh, một quan chức cấp của Mỹ cảnh báo.
Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker.
Phát biểu trước các doanh nghiệp Mỹ và Philippines trong chuyến thăm Manila ngày 4/6, Bộ trưởng thương mại Mỹ Penny Pritzker cho hay Mỹ đã đầu tư quá nhiều nguồn lực chiến lược, kinh tế và ngoại giao vào các khu vực khác trên thế giới. Giờ đây, Mỹ cam kết thực hiện chính sách "điều chỉnh sự mất cân bằng và tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại châu Á".
Chuyến thăm của bà Pritzker tới Việt Nam, Philippines và Myanmar chủ điều tập trung vào các chủ đề kinh tế trong chính sách của Tổng thống Mỹ Barack Obama nhằm tái cân bằng chiến lược tại châu Á.
Theo bà Pritzker, châu Á và Thái Bình Dương dự kiến sẽ trở thành nơi tập trung 54% tầng lớp trung lưu của thế giới và sẽ nhập khẩu gần 10.000 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ vào năm 2022, gấp đôi mức hiện nay. Đến năm 2020, 10 quốc gia thành viên của khối ASEAN cần hơn 1.000 tỷ USD vốn đầu tư tầng để đáp ứng các nhu cầu của dân số đang gia tăng.
Bộ trưởng thương mại Mỹ cho biết với báo giới rằng các công ty Mỹ rất lạc quan về khu vực. Tuy nhiên, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép một giàn khoan, kèm theo các tàu hộ tống, trong vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông mới và có các hành động gây hấn với Philippines là "khiêu khích và làm gia tăng căng thẳng".
"Chúng tôi rất lo ngại về điều đó. Các hành động như vậy gây ra sự mất ổn định, vốn không tốt cho môi trường kinh doanh".
Trung Quốc, Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan có các tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở Biển Đông, một trong những tuyến đường vận tải biển bận rộn nhất của thế giới. Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này.
Bộ trưởng Pritzker cho hay Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, thương mại, tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ các biện pháp ngoại giao và pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp, trong đó có quyết định của Philippines nhằm đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra tòa án quốc tế tại La Hay, Hà Lan.
Theo Dantri
Tổng thống Mỹ thúc đẩy phê chuẩn Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có ích cho việc giảm thiểu căng thẳng ở Biển Đông nếu được các nhà lập pháp Mỹ phê chuẩn. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Theo VOA, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển sẽ có...